Nội Quy Tiếp Công Dân

THÔNG BÁO

NỘI QUY TIẾP CÔNG DÂN


           

          I. LỊCH TIẾP CÔNG DÂN:

          Việc tiếp công dân được thực hiện tại phòng tiếp công dân của Ban QLDA5 vào 01 ngày trong tháng (ngày 25hàng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày Lễ, Tết thì ngày tiếp công dân vào ngày làm việc đầu tiên liền kề tiếp theo); các trường hợp đột xuất khác theo quy định của pháp luật.

Thời gian tiếp như sau :

$1-         Buổi sáng: Từ 7h30 đến 11h30

$1-         Buổi chiều: Từ 13h00 đến 17h00

          II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN :         

          1. Quyền của công dân :

          a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

          b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;

          c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;

          d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

          e) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;

          f) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

          2. Nghĩa vụ của công dân :

          a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);

          b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;

          c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;

          d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;

          e) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

          f) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

         

III. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI TIẾP CÔNG DÂN :

          1. Trách nhiệm của người tiếp công dân :

          a) Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề.

          b) Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, ghi địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc;

          c) Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày;

          d) Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền;

          e) Xử lý, giải quyết, thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân;

          g) Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

         

2. Người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp công dân trong các trường hợp sau đây :

          a) Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của bản thân;

          b) Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan và người tiếp dân hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy tiếp công dân;

          c) Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách pháp luật, được cơ quan kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;

          d) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

          IV. CÁC HÀNH VI NGHIÊM CẤM:

1. Đối với công dân :

a) Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự;

b) Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan;

c) Đe dọa, xúc phạm cơ quan và người tiếp công dân;

d) Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân;

e) Vi phạm các quy định khác trong nội quy tiếp công dân.

2. Đối với người tiếp dân:

a) Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

b) Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp;

c) Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

Hồ sơ mời thầu

Nhập nội dung TBMT
Thông tin chung
Số TBMT 20201010239-00 Ngày đăng tải 06/10/2020 16:00
Hình thức thông báo Đăng lần đầu
Loại thông báo Thông báo thực
Lĩnh vực Tư vấn
Bên mời thầu Ban Quản lý dự án 5
Chủ đầu tư
Địa chỉ của Chủ đầu tư:_ Bộ Giao thông Vận tải. + Địa chỉ: Số 80 – Trần Hưng Đạo – Hoàn
Kiếm - Hà Nội. b) Địa chỉ của Bên mời thầu: Ban Quản lý dự án 5 - Số 10B Nguyễn Chí
Thanh - Thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 02363.822021; Fax: 02363.894916
Tên gói thầu Gói thầu số 13: Kiểm toán, quyết toán dự án hoàn thành
Phân loại Dự án đầu tư
Tên dự án
Nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
và đường ven biển tỉnh Quảng Nam (thuộc đoạn tuyến Quốc lộ 40B)
Chi tiết nguồn vốn Trái phiếu chính phủ
Loại hợp đồng Trọn gói
Hình thức lựa chọn
nhà thầu
Đấu thầu rộng rãi Trong nước
Phương thức Một giai đoạn hai túi hồ sơ
Thời gian thực hiện
hợp đồng
45 Ngày
Cách thức tham dự thầu
Hình thức dự thầu Đấu thầu qua mạng
Thời gian nhận
HSDT từ ngày
06/10/2020 16:00
Phát hành E-HSMT Miễn phí
Thời hạn hiệu lực của
E-HSDT
120 Ngày
Địa điểm nhận EHSDT
web site: http://muasamcong.mpi.gov.vn
Địa điểm thực hiện
gói thầu
Tỉnh Quảng Nam
Mở thầu
Thời điểm đóng/ mở
thầu
27/10/2020 14:30
Địa điểm mở thầu website: http://muasamcong.mpi.gov.vn
Dự toán gói thầu 514.543.000 VND
Số tiền bằng chữ Năm trăm mười bốn triệu năm trăm bốn mươi ba nghìn đồng chẵn
Page 1of 4
10/7/2020 http://muasamcong.mpi.gov.vn:8081/webentry/printBidInfoTuVan?bid_no=202010102...
BẢNG DỮ LIỆU ĐẤU THẦU
E-CDNT 1.1 Tên bên mời thầu là: Ban Quản lý dự án 5
E-CDNT 1.2
Tên gói thầu: Gói thầu số 13: Kiểm toán, quyết toán dự án hoàn thành
Tên dự án là: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Đà Nẵng
– Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam (thuộc đoạn tuyến Quốc lộ 40B)
Thời gian thực hiện hợp đồng là: 45 Ngày
E-CDNT 3 Nguồn vốn (hoặc phương thức thu xếp vốn): Trái phiếu chính phủ
E-CDNT 6.2
Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu:
Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu: -
Nhà thầu tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% với Chủ đầu tư, Bên mời
thầu: Bộ Giao thông vận tải và Ban Quản lý dự án 5; - Nhà thầu tham dự thầu không có cổ
phần hoặc vốn góp với các nhà thầu tư vấn; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20%
của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên. Cụ thể như sau: + Bộ Giao thông vận tải, Ban
Quản lý dự án 5; + Nhà thầu tham dự thầu không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực
tiếp quản lý với Bộ Giao thông vận tải và Ban Quản lý dự án 5.
E-CDNT 11.1
Nhà thầu phải nộp cùng với E-HSDT các tài liệu sau đây: Nhà thầu phải nộp cùng với EHSDT các tài liệu sau đây: Chi tiết tại Phụ lục 1 đính kèm: 1. - Nhà thầu phải có một trong
các loại văn bản pháp lý sau (bản gốc hoặc bản chụp có chứng thực): Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); 2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ kiểm toán do Bộ Tài Chính cấp. 3. Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp
được công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, các văn bản, tài liệu liên quan đến các hợp
đồng đó (xác nhận của Chủ đầu tư hoặc Ban QLDA về hợp đồng đã thực hiện theo các nội
dung liên quan trong Mẫu số 3, Chương IV, trường hợp không có xác nhận của Chủ đầu tư
thì phải cung cấp Quyết định phê duyệt Dự án, TKKT, TKBVTC trong đó phải thể hiện rõ
cấp công trình, giá trị thực hiện hợp đồng đã thực hiện hoàn thành…) và các tài liệu có liên
quan khác 4. Tài liệu chứng minh của các nhân sự tham gia thực hiện gói thầu: - Bản sao có
công chứng của các văn bằng, chứng chỉ sau: bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ hành nghề
kiểm toán còn hiệu lực, các văn bằng, chứng chỉ khác theo quy định. - Bảng kê khai lý lịch
từng cá nhân tham gia thực hiện gói thầu. - Mỗi cá nhân chỉ được đảm nhiệm 01 vị trí trong
quá trình thực hiện gói thầu này. - Đối với các nhân sự phải kèm theo tài liệu chứng minh đã
làm các công việc tương tự như: Xác nhận của Chủ đầu tư hoặc các tài liệu khác chứng minh
đã làm các công việc tương tự.
E-CDNT 13.2
Phân tích chi phí thù lao cho chuyên gia: Nhà thầu phải phân tích chi phí thù lao cho
chuyên gia theo Mẫu số 11B Chương IV.
E-CDNT 13.3 Chi phí thực hiện gói thầu: Không áp dụng.
Page 2of 4
10/7/2020 http://muasamcong.mpi.gov.vn:8081/webentry/printBidInfoTuVan?bid_no=202010102...
E-CDNT 15.2
Các tài liệu để chứng minh năng lực và kinh nghiệm nhà thầu bao gồm: 1. Để chứng
minh tình hình tài chính lành mạnh, nhà thầu phải nộp bản chụp (được công chứng hoặc
chứng thực) của một trong các tài liệu sau: - Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các
năm 2017, 2018, 2019; - Biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Nhà thầu trong 3 năm gần
nhất 2017, 2018, 2019; - Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế GTGT và thuế thu nhập doanh
nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai trong trong 3 năm tài
chính gần nhất 2017, 2018, 2019; - Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận
nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trong 3 năm tài chính gần nhất 2017, 2018
và 2019; 2. Số lượng thành viên trong liên danh: + Tối đa không quá 02 thành viên; + Thành
viên đứng đầu liên phải thực hiện > 50% giá trị gói thầu, thành viên còn lại thực hiện ≥ 30%
giá trị gói thầu. Gói thầu không áp dụng thầu phụ. - Liên danh các nhà thầu tham gia nộp hồ
sơ dự thầu phải có Hợp đồng liên danh hoặc thỏa thuận liên danh được ký kết giữa những
người đứng đầu hợp pháp của từng thành viên liên danh, trong đó phải nêu rõ: + Tên gọi của
liên danh. + Quy định thành viên đứng đầu liên danh. + Tỷ lệ về giá trị và nội dung công việc
từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện trong gói thầu. + Trách nhiệm và quyền hạn của
lãnh đạo liên danh và từng thành viên liên danh. + Thời gian có hiệu lực của hợp đồng liên
danh. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng liên danh nhà thầu không được tùy tiện thay đổi
tỷ lệ và nội dung công việc đã ghi trong hợp đồng liên danh khi chưa có sự chấp thuận của
bên mời thầu. Trường hợp cần thiết cần thay đổi tỷ lệ và nội dung công việc đã ghi trong hợp
đồng liên danh, nhà thầu liên danh phải có văn bản giải trình gửi đến bên mời thầu để bên
mời thầu xem xét và quyết định. - Trường hợp người đứng đầu hợp pháp của nhà thầu đứng
đầu liên danh, vì lý do nào đó không ký trong đơn dự thầu của liên danh thì người đứng đầu
hợp pháp của nhà thầu liên danh làm văn bản ủy quyền cho một người trong ban lãnh đạo
của nhà thầu đứng đầu liên danh ký tên trong đơn dự thầu của liên danh. - Năng lực về số
lượng chuyên gia, thiết bị máy móc của liên danh bằng tổng năng lực của các thành viên
tham gia liên danh, phù hợp với tính chất, khối lượng công việc phân chia trong thỏa thuận
liên danh
E-CDNT 16.1 Thời hạn hiệu lực của E-HSDT ≥ 120 ngày.
E-CDNT 20.1
Phương pháp đánh giá: (Bên mời thầu phải lựa chọn tiêu chí đánh giá E-HSDT cho phù
hợp với quy định tại Chương III. Trường hợp lựa chọn tiêu chí đánh giá khác với tiêu chí
đánh giá tại Chương III thì không có cơ sở để đánh giá E-HSDT).
a) Đánh giá về kỹ thuật: Chấm điểm
b) Đánh giá về giá: Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá
E-CDNT 22.2 Xếp hạng nhà thầu: nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.
E-CDNT 26.2
Thời gian nhà thầu đến thương thảo hợp đồng muộn nhất là 7 ngày kể từ ngày nhà thầu
nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng.
E-CDNT 27.4
Giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu: bao gồm tất cả chi phí cho các yếu tố
rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng; trường hợp gói
thầu tư vấn đơn giản, thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì
chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá được tính bằng 0 (đồng).
E-CDNT 29.1
Thời hạn đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống là 7 ngày làm việc, kể từ ngày
Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
E-CDNT 30.2
Nhà thầu phải gửi văn bản chấp thuận hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn tối đa 5 ngày
kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu.
E-CDNT 31
- Địa chỉ của Chủ đầu tư: Địa chỉ của Chủ đầu tư:_ Bộ Giao thông Vận tải. + Địa chỉ: Số
80 – Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm - Hà Nội. b) Địa chỉ của Bên mời thầu: Ban Quản lý dự
án 5 - Số 10B Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 02363.822021; Fax:
02363.894916
- Địa chỉ của Người có thẩm quyền: Địa chỉ của Chủ đầu tư:_ Bộ Giao thông Vận tải. +
Địa chỉ: Số 80 – Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm - Hà Nội. b) Địa chỉ của Bên mời thầu: Ban
Quản lý dự án 5 - Số 10B Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Đà Nẵng. Điện thoại:
02363.822021; Fax: 02363.894916
- Địa chỉ của bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn: Phòng Kinh tế kế hoạch,
Ban Quản lý dự án 5: Số 10B - Đường Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Đà Nẵng. Điện thoại:
0236.3822021; Fax: 0236.3894916
E-CDNT 32 Địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát: Không có
Page 3of 4
10/7/2020 http://muasamcong.mpi.gov.vn:8081/webentry/printBidInfoTuVan?bid_no=202010102...
ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG
Điều Khoản Nội dung
1
3
Chủ đầu tư là: Địa chỉ của Chủ đầu tư:_ Bộ Giao thông Vận tải. + Địa chỉ: Số 80 –
Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm - Hà Nội. b) Địa chỉ của Bên mời thầu: Ban Quản lý dự án
5 - Số 10B Nguyễn Chí Thanh - Thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 02363.822021; Fax:
02363.894916
4 Nhà thầu:
6 Ngày hợp đồng có hiệu lực:
3 1 Việc sử dụng tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng: theo quy định
5 Loại hợp đồng: trọn gói
6 1
-Phương thức thanh toán: Chuyển khoản 100%
-Đồng tiền thanh toán: VNĐ.
-Thời hạn thanh toán: 7
8 Thời gian thực hiện hợp đồng: 45 ngày
9 1
Thời gian bên nhận yêu cầu trả lời yêu cầu điều chỉnh hợp đồng của chủ đầu tư hoặc
nhà thầu: 14 Ngày
2 Điều chỉnh hợp đồng: Không áp dụng
10 2 Thời gian nhà thầu thực hiện việc thay thế nhân sự: không quá 03 ngày.
12 1 Danh sách nhà thầu phụ: không có
2
Tổng giá trị công việc mà nhà thầu phụ thực hiện không vượt quá: 10% giá hợp
đồng.
4 Yêu cầu khác về nhà thầu phụ:
13 1
Mức khấu trừ: 1 %/ Ngày .
Mức khấu trừ tối đa: 12 %.
2 Mức đền bù: 100%
14 1 Chấm dứt hợp đồng do sai phạm của nhà thầu: theo quy định trong HSMT
15 Chấm dứt hợp đồng do lỗi của chủ đầu tư: theo quy định trong HSMT
17 2
Giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng xây dựng, các
bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết. Trường hợp không đạt được thoả thuận
giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, Trọng tài
hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật
18 1
Địa chỉ để hai bên thông báo cho nhau những thông tin theo quy định:
-Địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án 5, số 10B, đường Nguyễn Chí
Thanh – thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: (0236) 3822021 Fax: (0236) 3894916
-Địa chỉ liên lạc của nhà thầu: --Nhập thông tin--
Page 4of 4
10/7/2020 http://muasamcong.mpi.gov.vn:8081/webentry/printBidInfoTuVan?bid_no=202010102...

Tháo "nút thắt" GPMB, đẩy tiến độ cầu vượt cửa ngõ Nha Trang

Thị sát dự án nút giao QL1 với QL1C (đèo Rù Rì,TP.Nha Trang, Khánh Hòa),

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp địa

phương tháo gỡ dứt điểm vướng mắc GPMB, đẩy tiến độ dự án.

 
bo-truong-kiem-tra-ban-qlda5

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thị sát dự án cầu vượt Đèo Rù Rì, cửa ngõ vào TP.Nha Trang. Ảnh Xuân Huy

Chiều 8/10, Bộ trưởng trực tiếp thị sát công tác triển khai dự án. Tại công trường, các mũi thi công đang tập trung, hoàn thiện lao lắp 6/6 nhịp cầu, hoàn thành tường chắn bê tông cốt thép… Dự án bước vào cao điểm thi công hoàn thiện các hạng mục bản mặt cầu, bê tông gờ chắn, bờ bo, tường chắn có cốt phía Bắc, Nam và đường gom, đường đầu cầu…

Cầu vượt đèo Rù Rì có tổng chiều dài công trình 970m; phần cầu dài 283,8m, 6 nhịp, 5 trụ, 2 mố, mỗi nhịp gồm 5 dầm Super T, dầm dài 38,3m, cọc khoan nhồi D=1,2m. Mặt cắt ngang cầu vượt rộng 11,1m, có 2 làn xe cơ giới 2x3,75m=7,5m; 1 làn xe thô sơ 2,0m; phần mở rộng đường cong 0,6m, gờ lan can 2x0,5m=1,0m. 

Báo cáo Bộ trưởng, ông Võ Trường Giang, Giám đốc Ban QLDA 5 (đại diện chủ đầu tư dự án) cho hay: nút giao đèo Rù Rì đạt gần 55% tiến độ, cơ bản xử lý xong các đường găng kỹ thuật, vào cao điểm thi công hoàn thiện.

Tuy nhiên, theo Ban QLDA khó khăn lớn nhất là vướng mắc mặt bằng, cản tiến độ triển khai. Ban đang phối hợp với địa phương để tháo gỡ dứt điểm.

Trước đó, tháng 5/2018, UBND tỉnh Khánh Hòa phải ban hành văn bản khẩn yêu cầu các địa phương Diên Khánh (dự án cầu vượt Ngã Ba Thành) và TP.Nha Trang (dự án cầu vượt đèo Rù Rì) sớm hoàn thành GPMB bàn giao cho đơn vị thi công. Tuy nhiên, đến nay, mới có huyện Diên Khánh GPMB xong, TP Nha Trang vẫn còn nhiều vướng mắc.

bo-truong-kiem-tra-ban-qlda5-2

Ông Võ Trường Giang báo cáo Bộ trưởng tiến độ triển khai dự án cầu vượt Đèo Rù Rì. Ảnh Xuân Huy

Theo thống kê, đến ngày 9/10, tại dự án cầu vượt đèo Rù Rì vẫn còn 10 hộ chưa bàn giao mặt bằng thuộc tuyến đường gom hướng Nha Trang đi Hà Nội, trong đó có 7 hộ vướng nhà ở (3 hộ tái định cư).

Đại diện đơn vị thi công cho hay: không giải phóng sớm được mặt bằng ảnh hưởng lớn đến các giải pháp thi công đồng bộ. Trong khi đó, dự án nằm ở đoạn đường đèo cong, hẹp, vừa khai thác vừa thi công, công tác đảm bảo ATGT rất phức tạp.

deo-ru-ri

Dự án triển khai tại nút giao QL1 và QL1C, cửa ngõ vào Nha Trang. Vướng mắc GPMB đang cản trở tiến độ thi công. Ảnh BKH

Thị sát công trường, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ghi nhận nỗ lực triển khai dự án của các đơn vị chức năng. Bộ trưởng chỉ đạo kiểm soát chặt tiến độ và chất lượng dự án, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để sớm đưa vào khai thác.

Bộ trưởng chỉ đạo Ban QLDA phối hợp địa phương giải quyết dứt điểm mặt bằng, tuyệt đối đảm bảo ATGT, an toàn trong xây lắp, khai thác trên đường hiện hữu. 

Người đứng đầu Bộ GTVT cho biết sẽ đề nghị địa phương vào cuộc quyết liệt, hiệu quả. “GPMB là tiêu chí để Bộ đánh giá sự hỗ trợ của địa phương trong công tác phân bổ, bố trí nguồn vốn đầu tư công trình giao thông...“, Bộ trưởng nói.

Khai thác 2 cầu vượt QL1 Khánh Hòa cuối năm 2018

Dự kiến cuối năm 2018, Ban QLDA 5 sẽ đưa vào khai thác 2 dự án cầu vượt đèo Rù Rì và cầu vượt Ngã Ba Thành trên địa bàn Khánh Hòa với tổng mức đầu tư  hơn 280 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng hơn 193 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng hơn 48 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn TPCP.

Xuân Huy

Hội nghị Giao ban đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018

Chiều 26/6, tại trụ sở cơ quan Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), Bí thư Đảng ủy - Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện đã chủ trì Hội nghị Giao ban trực tuyến đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Thứ Trường Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

 "Lĩnh vực đường bộ là một trong những lĩnh vực có thể nói là nóng nhất, tác động trực tiếp đến người dân và luôn được người dân giám sát, kiểm tra, đánh giá" – Đó là phát biểu chỉ đạo mở đầu Hội nghị của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Đình Thọ.

Bí thư Đảng ủy - Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện chủ trì Hội nghị.

Trình bày báo cáo  tại Hội nghị về tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN  Nguyễn Mạnh Thắng cho biết một số kết quả nổi bật đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2018 như:  Công tác xây dựng văn bản QPPL có nhiều chuyển biến với các nội dung mới để quản lý tốt các lĩnh vực, trong đó có Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành và bảo trì CT đường bộ đã bỏ thủ tục thỏa thuận quy trình bảo trì và kế hoạch bảo trì để tăng sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư;

Báo cáo tổng kết tình hình phát triển GTNT 10 năm (2008-2017) theo Nghị quyết 26-NQ/TW về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo chỉ đạo của Ban Kinh tế Trung ương và Ban cán sự Đảng Bộ GTVT. Trong đó làm rõ được kết quả công tác xây dựng phát triển GTNT 10 năm qua, phương hướng phát triển thời gian tới.

Năm 2018 là năm đầu tiên triển khai đấu thầu qua mạng đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn nhà nước với mục tiêu tỷ lệ đấu qua mạng trên 30% các gói thầu, cao hơn chỉ tiêu Bộ GTVT yêu cầu.

Trình Bộ GTVT đề án xác định nhu cầu vốn quản lý bảo trì đường bộ giai đoạn 2019 – 2030;

Công tác quản lý dự án BOT: Chủ động phối hợp với các địa phương, nhà đầu tư rà soát, xử lý bất cập tại các dự án BOT trong đó có việc giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ. Kiểm tra các chỉ tiêu tài chính, thời gian hoàn vốn, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

Tăng cường ứng dụng KHCN, vật liệu mới trong công tác quản lý bảo trì, cập nhật phần mềm dữ liệu đường bộ phục vụ xây dựng kế hoạch bảo trì.

Dự án LRAMP: Tập trung và quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành nhằm đảm bảo thực hiện giải ngân hết nguồn vốn năm 2017 – 2018 đã được bố trí (năm 2017 là 543 tỷ đồng, năm 2018 là 1.757 tỷ đồng) và dự kiến cuối năm 2018 hoàn thành 977 cầu.

Tại điểm cầu cơ quan Tổng cục ĐBVN, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN  Nguyễn Mạnh Thắng  trình bày Báo cáo giao ban

Nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, Phó Tổng Cục trưởng cho biết, dự kiến sẽ tiếp tục giải trình Bộ GTVT và hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật khác theo chương trình được giao.

Theo dõi, tổng hợp giải ngân kế hoạch vốn XDCB được giao; đôn đốc các đơn vị giải ngân đúng tiến độ; trình Bộ GTVT Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ năm 2019 và đề án xác định nhu cầu vốn quản lý bảo trì đường bộ;

Triển khai, tập huấn Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì; Triển khai thường xuyên liên tục công tác quản lý, BDTX hệ thống cầu, đường, hầm; tổ chức quản lý vận hành khai thác an toàn đường bộ và đường thủy đối với các bến phà, cầu phao. Tiếp tục triển khai đưa các sản phẩm KHCN, VL mới vào công tác quản lý bảo trì theo chỉ đạo của Bộ GTVT; Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương để ngăn chặn ngay từ đầu tình trạng lấn chiếm trái phép HLATĐB.

Thường trực đường dây nóng 24/24 giờ, nắm bắt và xử lý kịp thời các bất cập trong tổ chức giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ; Chỉ đạo các đơn vị theo dõi sát tình hình diễn biến ATGT, tăng cường thị sát hiện trường, đặc biệt tại các vị trí có nguy cơ tai nạn cao; Ưu tiên xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên quốc lộ;

Thường trực Ban Phòng chống lụt bão, kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các đơn vị chủ động lập phương án dự phòng, sẵn sàng xử lý các sự cố phát sinh do mưa lũ;

Lực lượng TTGT của các Sở GTVT, Công chức Thanh tra GTVT của các Cục QLĐB chủ động kiểm tra hành vi vi phạm về tải trọng phương tiện và kích thước thành thùng xe, tập trung kiểm tra tại các đầu nguồn hàng;

Tiếp tục phối hợp với Bộ GTVT để tiếp hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/NĐ-CP theo chỉ đạo của Chính phủ; xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 63/2014/TT-BGTVT, Thông tư 60/2015/TT-BGTVT và Thông tư 92/2015/TT-BGTVT theo tiến độ trình Chính phủ;

Tiếp tục phối hợp với Trung tâm CNTT Bộ triển khai tập huấn để áp dụng tại các địa phương đối với các thủ tục hành chính trong hoạt động vận tải quốc tế tham gia cơ chế một cửa quốc gia;

Phối hợp và tham gia các hoạt động vận tải đa phương, song phương theo chỉ đạo của Bộ GTVT.

Hoàn thiện sửa đổi Câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ phù hợp với các quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, tham gia giao thông đường bộ và báo hiệu đường bộ theo quy định hiện hành; Hoàn thiện giáo trình đào tạo lái xe ô tô và phần mềm quản lý giáo viên dạy lái xe;

Tổ chức xây dựng kế hoạch và bảo vệ kế hoạch NSNN năm 2019; Thực hiện giao dự toán ngân sách nhà nước và chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện dự toán được giao. Tổ chức xét duyệt quyết toán các nguồn vốn. Rà soát, tổng hợp báo cáo Bộ GTVT điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tuyến đường từ địa phương lên trung ương; thực hiện công khai số liệu tài chính.

Triển khai công tác kiểm tra, xác nhận chỉ tiêu tài chính các dự án BOT theo thẩm quyền. Tiếp tục xử lý các bất cập tại các Trạm BOT (dự án BOT) do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổng hợp, báo cáo doanh thu các dự án; kiểm tra chất lượng các tuyến BOT để kịp thời sửa chữa, khắc phục hư hỏng.

Tiếp tục thực hiện: Dự án VRAMP, Dự án LRAMP, Các Dự án nguồn vốn bảo trì đường bộ. Hoàn thành quyết toán, 186 cầu treo dân sinh để cập nhật vào báo cáo giám sát đầu tư, báo cáo Bộ cho phép điều chỉnh dự án đầu tư.

Tổng hợp báo cáo Bộ GTVT giải trình ý kiến các Bộ ngành về điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

Phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai xây dựng Thông tư quy định về triển khai hệ thống thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ tự động không dừng; Tiếp tục triển khai thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng trên toàn quốc; triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài sản đường bộ thuộc dự án VRAMP và LRAMP.

Tiếp tục giải trình, hoàn thiện Hồ sơ Quyết định thay thế Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg. Xây dựng Đề án tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị thuộc Tổng cục theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18, 19-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XII;

Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các trường thực hiện Luật giáo dục nghề nghiệp, thành lập Hội đồng trường, xây dựng, ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động; công tác đào tạo theo chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm 2018 đã được Bộ GTVT phê duyệt.

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

theo quy định.

Cũng trong chương trình Hội nghị Giao ban kỳ này, Vụ trưởng Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ Lê Hồng Điệp đã trình bày tham luận về công tác quản lý bảo trì đường bộ 6 tháng đầu năm 2018.

Vụ trưởng Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ Lê Hồng Điệp trình bày tham luận tại Hội nghị  về công tác quản lý bảo trì đường bộ.

Tham luận tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ Lê Hồng Điệp cho biết, về công tác quản lý, bảo trì đường bộ: Nhìn chung 6 tháng đầu năm các đơn -vị đã có các cố gắng hoàn thành việc quản lý, bảo dưỡng và vận hành khai thác 24.598 km đường QL, trên 6200 cầu, 10 bến phà và các công trình hầm (bao gồm cả đường BOT) an toàn, thông suốt. Tuy nhiên cũng có các đoạn tuyến, có đơn vị quản lý BDTX còn chưa đạt chất lượng. Sở GTVT chưa chấn chỉnh xử lý đơn vị vi phạm. Những trường hợp trên Tổng cục ĐBVN đã phát hiện và yêu cầu các Sở GTVT phải chấn chỉnh thực hiện lại chất lượng duy tu Bảo dưỡng, đồng thời giao Cục QLĐB tại khu vực kiểm tra, phúc tra kết quả thực hiện.

Để quản lý tốt chất lượng BDTX, đề nghị các Cục QLĐB, Sở GTVT tăng cường kiểm tra, giám sát nhà thầu duy tu bảo dưỡng; xử lý nghiêm các vi phạm. Tuy vậy trên mặt bằng chung thì chất lượng, sự nền nếp thực hiện tại các Cục QLĐB cao hơn các Sở GTVT. Đây là điều đề nghị các Sở GTVT cần xem lại công tác quản lý của mình. Nhân việc này cũng xin đề nghị các Cục QLĐB tăng cường kiểm tra chéo các Sở GTVT trong quản lý, bảo trì và duy tu bảo dưỡng QL.

Về công tác SCĐK, đầu năm nay các đơn vị đã và đang triển khai các dự án chuyển tiếp, các dự án xử lý khẩn cấp. Nhiều công trình đã hoàn thành phát huy hiệu quả đảm bảo ATGT. Đối với các công trình giao kế hoạch chi đợt II, ngày 28/5/2018, các đơn vị đang khẩn trương thực hiện công tác đấu thầu.

Một trong các nội dung mới là năm nay toàn bộ Tổng cục và các đơn vị phải đạt chỉ tiêu Bộ GTVT quy định đấu thầu qua mạng ≥ 30 % tổng số gói thầu quy mô nhỏ (tức là gói thầu XL, SC ≤ 20 tỷ, gói thầu mua sắm HH và phi tư vấn ≤ 10 tỷ); Chào hàng cạnh tranh ≥ 40 % tổng số gói áp dụng chào hàng qua mạng.

Ban đầu các đơn vị cũng có lúng túng băn khoăn. Tuy nhiên Tổng cục ĐBVN đã triển khai các hội nghị phổ biến các quy định của Nhà nước và quán triệt chỉ đạo của Bộ GTVT. Đến nay các đơn vị đã tích cực cử cán bộ tập huấn về đấu thầu qua mạng và trang bị cơ sở hạ tầng thông tin để thực hiện. Do đó, vừa qua Tổng cục đã chỉ đạo đối với các gói thầu quy mô nhỏ thuộc danh mục chi đợt II sẽ đấu thầu qua mạng trên 50% về số gói, trên 40% về giá trị, nhằm bù đắp cho các gói quy mô nhỏ cần SC cấp bách đảm bảo ATGT.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Cục trưởng Tổng Cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện trân trọng cảm ơn và xin tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Đình Thọ để đưa vào kế hoạch hành động 6 tháng cuối năm. Tổng Cục trưởng chỉ ra những yêu cầu cụ thể đối với từng mặt công tác; đồng thời động viên sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động khắc phục khó khăn, triển khai mạnh mẽ các giải pháp nhằm thúc đẩy hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch của cả năm 2018.

Tổng Cục trưởng cũng đặc biệt yêu cầu nêu cao trách nhiệm quản lý nhà nước của Tổng cục ĐBVN trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ; chú trọng công tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với thực tiễn trong đó Luật đường bộ là cốt lõi; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý đường bộ; quyết liệt hành động vì lợi ích của người dân.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 4 điểm cầu trên toàn quốc tại Trụ sở cơ quan Tổng cục ĐBVN và Trụ sở các Cục QLĐB II, III, IV.

Nguồn: Tổng cục ĐBVN

Additional information