HỘI NGHỊ SƠ KẾT CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017; KIỂM ĐIỂM, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐHDA VÀ TVGS; TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2017 CỦA BAN QLDA5
Chiều ngày 17/7/2017 Ban QLDA5 tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm; kiểm điểm, đánh giá công tác ĐHDA, TVGS và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017. Giám đốc Võ Trường Giang chủ trì Hội nghị, tham dự Hội nghị có 51/51 CCVC công tác tại Ban QLDA5.
Ảnh toàn cảnh Hội nghị
Tại hội nghị, CCVC đã nghe dự thảo báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và định hướng công tác 6 tháng cuối năm 2017. Báo cáo nêu rõ những kết quả công việc đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trên tất cả các mặt công tác, đồng thời chỉ ra những mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động chủ yếu của Ban trong 6 tháng cuối năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, Ban đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đã bàn giao đưa vào sử dụng các dự án đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Công tác tổ chức cán bộ đang từng bước được kiện toàn, trong đó công tác xây dựng đội ngũ viên chức tiếp tục được chú trọng; Công tác thu chi tài chính theo đúng hạng mục đã được Tổng cục ĐBVN phê duyệt, tuân thủ đúng quy định hiện hành của Nhà nước đồng thời đảm bảo chi trả lương và chế độ, chính sách đầy đủ, kịp thời đối với CCVC. Công tác giải ngân và quyết toán dự án hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng đã chỉ rõ những hạn chế của Ban trong 6 tháng đầu năm, những thách thức mới đặt ra cho công tác quản lý, ĐHDA trong thời gian tới.
Hội nghị cũng được nghe các ý kiến đóng góp của CCVC trong Ban. Các ý kiến đều tán thành cao với nội dung dự thảo báo cáo được trình bày tại hội nghị, tập trung làm rõ những khó khăn, vướng mắc trên các mặt công tác, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban.
Cũng tại Hội nghị này Ban kiểm điểm, đánh giá công tác ĐHDA và TVGS. Trưởng các phòng nghiệp vụ báo cáo tình hình thực hiện các dự án được phân giao phụ trách; nội dung báo cáo nêu rõ những việc đã thực hiện được, những việc còn tồn tại, hạn chế. Hội nghị thảo luận sôi nổi và xác định rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục, rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
Đ/c Giám đốc Võ Trường Giang kết luận tại hội nghị.
Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Giám đốc Võ Trường Giang nghiêm khắc phê bình những viên chức có những vi phạm trong công tác ĐHDA và TVGS, bên cạnh đó đồng chí ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Ban đã đạt được trong 6 tháng đầu năm. Đồng thời đồng chí đưa ra định hướng nhiệm vụ cụ thể trong 6 tháng cuối năm, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau : “Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các đồng chí Phó Giám đốc phải thường xuyên kiểm tra hiện trường các dự án được giao, tập trung chỉ đạo quyết toán các gói thầu thuộc dự án do mình phụ trách. Mỗi viên chức phải gắn trách nhiệm vào nhiệm vụ được giao. Đặc biệt chú trọng đến công tác TVTK, TVGS chất lượng công trình, đảm bảo ATGT, ATLĐ và vệ sinh môi trường; Tập trung đôn đốc công tác GPMB, chủ động phối hợp với các địa phương trong công tác GPMB các dự án; Kỹ sư ĐHDA, TVGS phải thường trực hiện trường, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, chất lượng, tiến độ dự án và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công; Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức; Phối hợp tốt hơn nữa giữa các phòng nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn quy định và đạt hiệu quả cao ”.
Đồng chí cũng bày tỏ mong muốn Ban sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
--- Ban QLDA5 ----
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành GTVT
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa chủ trì cuộc họp
Phát biểu tại buổi làm việc, Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin Phạm Duy Ninh cho biết, nội dung Đề cương được xây dựng trên cơ sở quán triệt quan điểm, định hướng, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về Ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Tuân thủ kiến trúc Chính phủ điện tử.
Đầu tư ứng dụng CNTT thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, có ưu tiên trọng tâm, trọng điểm; đồng thời phải đảm bảo tính kế thừa, tận dụng những kết quả đã đạt được. Các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính và Cung cấp DVCTT; Xây dựng nền tảng tích hợp (xây dựng cơ chế, chính sách; Nâng cao năng lực Hạ tầng CNTT; xây dựng các CSDL nền tảng dùng chung, các ứng dụng khai thác phục vụ quản lý điều hành); Đảm bảo ATTT.
Tiếp đó, ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Giải pháp giao thông của Viettel cho biết, hiện nay, kiến trúc ứng dụng CNTT của Bộ chưa được hoàn thiện, tuy đã có định hướng CSDL dùng chung, nhưng chưa được xây dựng; nguồn nhân lực CNTT chưa đồng đều; chưa xác định lộ trình triển khai và cơ chế huy động nguồn vốn phù hợp; bên cạnh đó chưa có kết nối liên thông các lĩnh vực giữa Bộ GTVT với các ngành, địa phương khác và công tác đảm bảo an ninh an toàn cho các hệ thống chưa được coi trọng đúng mức.
Trên cơ sở hiện trạng trên, Đề án sẽ xây dựng hệ thống hạ tầng CNTT hiện đại, phù hợp đặc thù của Việt Nam, đảm bảo tính kế thừa, tận dụng những kết quả đã có, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, song cần có những đột phá để đạt được các mục tiêu cụ thể với tốc độ nhanh hơn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của ngành GTVT, làm nền tảng hiện thực hóa Chiến lược ngành GTVT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời ứng dụng mạnh mẽ và có hiệu quả CNTT trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ và các cơ quan thuộc Bộ nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động và thực hiện tốt quá trình cải cách hành chính.
Về nhiệm vụ và nội dung thực hiện, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, Đề án tập trung vào các nhóm nhiệm vụ: xây dựng khung kiến trúc CNTT và khung Chính phủ điện tử ngành GTVT làm cơ sở quy hoạch các hệ thống ứng dụng; xây dựng các hệ thống CSDL nền tảng dùng chung, từ đó hình thành nên CSDL quốc gia về giao thông; hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý đầu tư ứng dụng CNTT của Bộ; bên cạnh đó, nâng cao năng lực hạ tầng kỹ thuật CNTT của Bộ và các giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, an ninh thông tin trong các hoạt động của ngành; phát triển các ứng dụng với mục tiêu phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực chuyên ngành của Bộ.
Về giải pháp, Đề án tập trung vào các nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đặc thù của Bộ nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT; kỹ thuật; huy động vốn đầu tư; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT và học tập kinh nghiệm quốc tế. Đối với nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đặc thù của Bộ sẽ ưu tiên triển khai các ứng dụng CNTT nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực khai thác hạ tầng; đưa hạng mục đầu tư ứng dụng CNTT là một trong các hạng mục bắt buộc trong việc đầu tư KCHTGT; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các hoạt động NCKH; khuyến khích khu vực tư nhân; cùng với đó xây dựng cơ chế phối hợp; tổ chức tuyên truyền đến các cấp lãnh đạo đơn vị của ngành GTVT...
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đánh giá cao quá trình xây dựng đề cương Đề án của Nhóm nghiên cứu, đồng thời đề nghị Trung tâm Công nghệ thông tin tiếp tục đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT của các đơn vị trong Bộ, ngành; Vụ Khoa học công nghệ thống nhất về tiêu chuẩn, hệ điều hành.
Thứ trưởng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng Trung tâm Điều hành dữ liệu nghiên cứu những ứng dụng nào ở các đơn vị cần kết nối với Bộ; bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ úng dụng CNTT ở các đơn vị thuộc Bộ và tập trung vào nguồn lực.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đánh giá thời gian qua, Bộ GTVT là một trong những Bộ, ngành được đánh giá cao trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong ngành.
"Đặc biệt, Bộ Thông tin truyền thông vừa công bố Bộ GTVT đứng đầu so với các bộ, ngành trên cả nước trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào triển khai thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành GTVT là rất cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế", Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa khẳng định.
Nhấn mạnh đến việc xây dựng đề cương Đề án Ứng dung công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành GTVT còn chậm so với yêu cầu của Chính phủ, Bộ trưởng giao Tổ công tác do Vụ Khoa học công nghệ và Trung tâm Công nghệ Thông tin dự thảo báo cáo Chính phủ về công tác tổ chức triển khai xây dựng đề cương Đề án một cách chi tiết, khoa học.
Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị tiếp tục đóng góp ý kiến vào đề cương Đề án để Vụ KHCN, Trung tâm Công nghệ thông tin tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ để Bộ báo cáo Chính phủ chậm nhất ngày 15/4/2017.
Bộ trưởng giao Vụ KHCN, Trung tâm Công nghệ thông tin phối hợp Nhóm công tác tham mưu tổ chức cuộc họp giữa Lãnh đạo Bộ GTVT và Lãnh đạo Tập đoàn Viettel trước ngày 30/4/2017 để thống nhất các nội dung, công viêc và tổ chức triển khai Đề án.
"Việc xây dựng đề cương Đề án phải được xây dựng trên các cơ sở khoa học, trước đó phải rà soát từng chức năng nhiệm vụ của các đơn vị về hạ tầng cũng như ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể xem thừa ở đâu, thiếu chỗ nào. Đặc biệt, Đề án này xây dựng không phải cho có, cho đẹp hình ảnh mà phải làm thực tế, từ đó mới triển khai Đề án được chính xác, đúng yêu cầu của thực tế", Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa yêu cầu.
Nguồn: Bộ GTVT
Hội nghị Giao ban trực tuyến về kết quả thực hiện nhiệm vụ 2 tháng đầu năm và kế hoạch công tác tháng 3/2017 của Tổng cục ĐBVN
“Tăng cường kiểm tra chất lượng và tiến độ các gói thầu” là yêu cầu của Tổng cục trưởng đối với công tác bảo trì trong Hội nghị Giao ban về kết quả thực hiện nhiệm vụ 2 tháng đầu năm và kế hoạch công tác tháng 3/2017 của Tổng cục ĐBVN sáng nay (28/2).
Theo bà Trần Kim Hoa, Chánh văn phòng Tổng cục ĐBVN cho biết: trong 2 tháng đầu năm Tổng cục ĐBVN đã xây dựng văn bản QPPL, đã trình Bộ dự thảo Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Tiếp tục phối hợp với Quỹ BTĐB TW bảo vệ kế hoạch chi Quỹ BTĐB TW chính thức năm 2017; phối hợp với đoàn kiểm tra của Bộ GTVT về việc rà soát bổ sung khối lượng vào DA rãnh thoát nước trên các tuyến QL và phê duyệt Dự án sửa chữa. Đôn đốc các nhà đầu tư cập nhật, điều chỉnh hợp đồng BOT; trình Bộ GTVT phụ lục điều chỉnh hợp đồng từ phí sử dụng đường bộ sang giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
Công tác quản lý, bảo trì KCHT GTĐB đã ban hành nhiều Công điện, văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác quản lý, bảo trì; bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB và sửa chữa hệ thống ATGT…; Chỉ đạo sửa chữa đảm bảo ATGT trong dịp Tết Nguyên đán đối với 2 sự cố liên quan đến công trình cầu Eo Bát và cáp treo cầu Tân Đệ; Chỉ đạo công tác ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong lĩnh vực bảo trì đường bộ trên địa bàn cả nước; triển khai rà soát, thống kê bổ sung số liệu đường bộ năm 2017; ban hành biểu mẫu thống kê mới...
Công tác ATGT, kiểm soát tải trọng xe, phòng chống thiên tai đã kịp thời chỉ đạo xử lý sự cố về cầu đường, ùn tắc giao thông, các vị trí mất ATGT; tham mưu xử lý, khắc phục bảo đảm ATGT, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân 2017; Tiếp tục cập nhật và xử lý các điểm đen, điềm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các quốc lộ; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nội dung mới tại Quy chuẩn 41/2016;
Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể Trạm KTTTX trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong công tác KSTTX. Tính từ 18/01/2017 đến hết ngày 18/02/2017, các Trạm KTTTX lưu động trên cả nước đã kiểm tra 5.226 xe, trong đó vi phạm 2.384 xe (45,6%); Phê duyệt hồ sơ hoàn công khắc phục đảm bảo giao thông bước 1 (khắc phục hậu quả mưa, lũ dịp cuối năm 2016).
Công tác quản lý vận tải ban hành văn bản về việc tăng cường công tác đảm bảo ATGT trong mùa Lễ hội Xuân Định Dậu; có văn bản gửi Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW yêu cầu báo cáo kế hoạch thực hiện xây dựng trạm dừng nghỉ đường bộ trên các tuyến quốc lộ theo quy hoạch đã được Bộ GTVT phê duyệt; Giải quyết đề xuất của Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh về chia sẻ dữ liệu thiết bị GSHT của xe ô tô để triển khai hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn thành phố; Thực hiện xây dựng Sổ tay hướng dẫn hoạt động vận tải Việt – Lào và Quy chế quản lý tuyến vận tải hành khách cố định Việt - Lào; chuẩn bị công tác cho Hội nghị sửa đổi Nghị định thư Việt Nam – Campuchia lần 2.
Công tác quản lý phương tiện và người lái tiếp tục công tác sửa đổi Câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ phù hợp với các quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe chuyên dùng tham gia GTĐB và báo hiệu đường bộ theo quy định hiện hành; sửa đổi giáo trình đào tạo lái xe ô tô phù hợp với thực tiễn; Tham gia Đoàn thanh, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe do Thanh tra Bộ chủ trì tại Hà Giang và Lào Cai;
Công tác xây dựng cơ bản đề án cầu treo dân sinh Giai đoạn 2 - vốn Nhịp cầu yêu thương: Gồm 44 cầu, đã hoàn thành được 35 cầu, 9 cầu đang triển khai thi công. Dự án LRAMP: Đã báo cáo Bộ GTVT điều chỉnh danh mục cầu, hiện đang thực hiện các thủ tục phê duyệt chuẩn bị khởi công xây dựng trong 3/2017.
Công tác quản lý đường cao tốc, kiểm tra công tác bảo trì, bảo đảm ATGT, bảo vệ KCHTGT các tuyến cao tốc được giao quản lý; đôn đốc các nhà đầu tư rà soát, xây dựng và thực hiện lộ trình bổ sung, thay thế hệ thống biển báo hiệu trên đường cao tốc, bảo đảm sự thống nhất trên cả nước; Tổ chức kiểm tra hiện trường, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan và báo cáo Bộ GTVT về việc đầu tư kết nối liên thông tại nút giao Phú Thứ, tuyến cao tốc Giẽ - Ninh Bình; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, nhà thầu thực hiện nhiệm vụ liên quan đến Dự án tuyến tránh TP. Thái Nguyên;
Công tác KHCN, MT và HTQT Có văn bản gửi các Sở GTVT về việc triển khai xây dựng và ban hành Quy trình quản lý, khai thác và bảo trì công trình cầu dây văng; Tiếp tục triển khai: Đề án “Giải pháp giao thông thông minh trên nền bản đồ số”; Dự án thí điểm hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai theo mô hình xã hội hóa; Dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc – giai đoạn 1 áp dụng cho Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên theo hình thức hợp đồng BOO; Dự án xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu quan trắc cầu dây văng...
Về nhiệm vụ trọng tâm quý tháng 3, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện yêu cầu các đơn vị cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản, trình Bộ đề cương Thông tư quy định về đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên ATGT đường bộ;
Công tác kế hoạch, giải quyết các văn bản, tờ trình của các Ban QLDA về xử lý thiết kế, điều chỉnh dự toán.. theo nhiệm vụ, chức năng được giao đảm bảo thủ tục, tiến độ theo quy định.
Công tác quản lý, bảo trì KCHT GTĐB, tổ chức quản lý, bảo trì đảm bảo an toàn giao thông hệ thống đường bộ quốc lộ của cả nước; Chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị tiến hành hoàn thành công tác lập, thẩm định và tổ chức thi công các dự án SCĐK trong kế hoạch 2017; thống kê, báo cáo định kỳ kết quả thực hiện Kế hoạch bảo trì 2017;
Công tác ATGT; KSTTX, phòng chống thiên tai, tổ chức trực Ban ATGT, trực đường dây nóng để giải quyết các vấn đề liên quan đến ATGT và kiểm soát tải trọng xe; kịp thời xử lý sự cố về cầu đường, ùn tắc giao thông, các vị trí mất ATGT, bảo đảm giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng thiết kế mẫu các Trạm KTTTX cố định trên đường bộ; triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể Trạm KTTTX trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm soát tải trọng xe; Tiếp tục phối hợp rà soát, tăng cường công tác đảm bảo ATGT, tổ chức giao thông của các dự án XDCB trước khi đưa vào khai thác;
Công tác quản lý vận tải, Tiếp tục thực hiện công tác rà soát và văn bản QPPL về hoạt động vận tải đường bộ; triển khai thực hiện các Đề án theo đúng tiến độ quy định; Tổ chức hướng dẫn tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động vận tải khi Bộ GTVT ban hành và phê duyệt; Triển khai kế hoạch hậu kiểm điều kiện kinh doanh vận tải kết hợp với kiểm tra công tác theo dõi, xử lý vi phạm thiết bị GSHT và công tác khám sức khỏe cho đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải tại các địa phương; Phối hợp và tham gia các hoạt động vận tải đa phương, song phương; phối hợp với Cục vận tải Lào khảo sát tuyến vận tải hành khách cố định; tham gia cuộc họp về mở tuyến cố định Việt Nam – Lào – Thái Lan.
Công tác quản lý phương tiện và người lái tiếp tục thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng và đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống TT quản lý giấy phép lái xe Trung ương; Tiếp tục công tác sửa đổi Câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ phù hợp với các quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe chuyên dùng tham gia GTĐB và báo hiệu đường bộ theo quy định hiện hành; sửa đổi giáo trình đào tạo lái xe ô tô; Tham gia Đoàn thanh, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe do Thanh tra Bộ GTVT chủ trì.
Công tác xây dựng cơ bản, dự án VRAMP: đôn đốc triển khai thi công đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. Dự án LRAMP: Hoàn thiện danh mục cầu và các thủ tục cần thiết khác của dự án; thực hiện công tác thẩm định hồ sơ khảo sát thiết kế bản vẽ thi công để khởi công vào cuối tháng 3/2017. Tiếp tục đôn đốc và triển khai thi công các dự án do Tổng cục làm chủ đầu tư; hoàn thành công tác nội nghiệp đối với các dự án hoàn thành.
Công tác quản lý đường cao tốc tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xã hội hóa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ATGT; Đề án “Xây dựng các giải pháp bảo đảm trật tự, ATGT trên hệ thống đường bộ cao tốc”; Tiếp tục đôn đốc, giám sát thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và thường xuyên tuyến cao tốc; kiểm tra, đôn đốc việc thay thế hệ thống biển báo hiệu theo lộ trình; đôn đốc thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT đối với các biển quảng cáo trên các tuyến cao tốc; Tổ chức thực hiện các dự án theo kế hoạch được giao và các dự án sửa chữa đột xuất theo quy định; đôn đốc nhà đầu tư trình thỏa thuận kế hoạch bảo trì và mô hình tổ chức quản lý bảo trì, các đơn vị thực hiện bảo trì đối với các tuyến BOT và các tuyến cao tốc do VEC quản lý.
Công tác KHCN, MT, HTQT Phối hợp với Bộ GTVT tổ chức nghiệm thu cấp Bộ các tiêu chuẩn, đề tài; Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án, đề án; triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài sản đường bộ thuộc dự án JICA, VRAMP và LRAMP; phê duyệt kiểm định cầu; Chuẩn bị công tác tổ chức Hội thảo cuối kỳ và kết thúc thực hiện Dự án thử nghiệm Vận tải xanh do ADB tài trợ; Làm việc với Tổ chức Không khí sạch (CAA) về chuẩn bị triển khai phối hợp thực hiện nghiên cứu hỗ trợ mới về xây dựng kế hoạch hành động vận tải xanh; với đoàn công tác của ADB về Dự án xây dựng chiến lược môi trường chiến lược GTVT giai đoạn 2018-2023 và các biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực vận tải đường bộ;
Công tác TCCB, đào tạo, cải cách hành chính triển khai các nội dung CCHC, trọng tâm là rà soát thủ tục hành chính theo chương trình của Bộ GTVT, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ, nâng cấp các dịch vụ hành chính công; nghiên cứu phương pháp tuyền truyền, phổ biến văn bản QPPL sau khi ban hành theo hướng đổi mới, hiệu quả.
Cầu An Tân Quốc lộ 1 qua Núi Thành, Quảng Nam hết cảnh ùn tắc cục bộ
Ngày 5/2, từng dòng phương tiện lưu thông êm thuận qua cầu An Tân (QL1 qua huyện Núi Thành, Quảng Nam), khu vực này hết cảnh ùn tắc cục bộ.
TTGT thuộc Chi cục QLĐB III.1 (Cục QLĐB III, Tổng cục ĐBVN) đảm bảo giao thông đầu cầu An Tân trong ngày 4/2, thời điểm nhà thầu tích cực vá sửa mặt đường.
Ghi nhận của PV Báo Giao cialis sans ordonnance thông trong ngày 5/2, khu vực cầu An Tân (Km 1018+669 trên QL1 đoạn qua huyện Núi Thành) các phương tiện lưu thông thông suốt, êm thuận hơn. Nền mặt đường cơ bản được sửa chữa, ổn định bằng cấp phối đá dăm tại các vị trí ổ gà. Rãnh nước hư hỏng phía Nam cầu An Tân hiện hữu (đang khai thác) được khơi thông.
Hai đầu cầu An Tân, lực lượng TTGT (Cục QLĐB III) túc trực cùng CSGT tỉnh, Công an huyện Núi Thành… phân luồng giao thông, phòng nguy cơ tái phát ùn tắc tại "điểm nghẽn" này dịp cao điểm phương tiện lưu thông sau Tết Nguyên đán 2017.
Ông Tán Hoàng Trưng – Chi cục trưởng Chi cục QLĐB III.1 (Cục QLĐB III) cho biết: Hiện việc di chuyển của phương tiện qua cầu An Tân êm thuận, không còn cảnh ùn ứ cục bộ.
Như Báo Giao thông đã đưa tin, những ngày qua do ảnh hưởng mưa lớn, áp lực phương tiện, hư hỏng hệ thống thoát nước cũ phía Nam cầu An Tân khiến mặt đường dẫn, cầu An Tân phát sinh hư hỏng; gây ùn ứ cục bộ một số thời điểm các ngày 2-3/2. Cục QLĐB III chỉ đạo lực lượng phối hợp đơn vị chức năng phân luồng, điều tiết giao thông.
Ban QLDA 5 (thuộc Tổng cục ĐBVN, đại diện chủ đầu tư dự án cầu An Tân) chỉ đạo nhà thầu huy động nhân vật lực, tranh thủ thời tiết tốt san ủi nền mặt đường, đổ cấp phối đá dăm lấp ổ gà, khơi thông rãnh thoát nước 2 bên đường… đảm bảo ổn định mặt đường, lưu thông bình thường trở lại qua khu vực cầu An Tân.