Tổng cục ĐBVN và Cục QLĐB III kiểm tra các "điểm nóng" sạt lở các tuyến quốc lộ do mưa lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Tổng cục Đường bộ VN yêu cầu các đơn vị chức năng tập trung khắc phục hư hỏng, sạt lở tuyến QL qua Quảng Nam do mưa bão, đảm bảo giao thông.
 
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo Cục QLĐB III, Sở GTVT Quảng Nam kiểm tra hiện trường hư hại các tuyến Quốc lộ do mưa lũ. Ảnh Xuân Huy

Cả quả đồi sạt xuống đường, 2 điểm cắt lưu thông

Chiều 14/10, tại hiện trường các tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và nhánh Tây, đường Trường Sơn Đông, QL14G qua địa bàn Quảng Nam, đoàn công tác Tổng cục Đường bộ VN ghi nhận nhiều vị trí hư hỏng, sạt lở sau những trận mưa lũ hoành hành. Dù công tác khắc phục, sửa chữa hư hỏng được tăng cường, nhưng với diễn biến thời tiết mưa kéo dài, khiến nguy cơ phát sinh các điểm sạt trượt luôn thường trực.

Đáng kể, tại vị trí Km1330+950 đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, bên phải tuyến xuất hiện nước ngầm dưới móng nền đường gây xói hàm ếch dưới móng nền mặt đường sâu 1m, sạt lở toàn bộ mái taluy âm với chiều dài 25m, sâu 9m, gây sụt kè rọ thép đá hộc gia cố tiếp giáp và hư hỏng lề gia cố, hộ lan tôn sóng với chiều dài 8m.

Tiếp đến vị trí cống Km1357+790 trên tuyến đường này bị xói, sạt lở toàn bộ cống, taluy ở hạ lưu, trôi 2 đốt cống. Mưa lũ kéo dài xói vào nền mặt đường với chiều dài sạt 9m, sâu khoảng 8m.

Điểm nóng sạt lở, cắt đường HCM nhánh Tây tại Km 44+900
Dự kiến, trưa ngày 15/10 mới có thể thông xe 1 làn

Trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua Quảng Nam cũng ghi nhận ít nhất 5 "điểm nóng" sạt lở hư hỏng, tại Km Km417+538, Km419+250... Đặc biệt, đoạn Km449+100 bị sạt lở taluy dương gây tắc đường hoàn toàn với chiều dài 120m, chiều cao hơn 12m.

Theo ông Tiết Đình Quang, Trưởng phòng ATGT, Cục QLĐB III, riêng vị trí sạt này cách thị trấn Prao (Đông Giang Quảng Nam) khoảng 3km, nhu cầu lưu thông lớn.

Tổng số hơn 16.000m3 đất đá như cả quả đồi tràn lấp, cắt mặt đường từ trưa 11/10. Đơn vị huy động 3 máy đào, 20 công nhân, 2 ô tô tải... tổ chức hót dọn, khơi thông mặt đường 24/24 giờ. Hiện đạt 70% thông làn đường. Mục tiêu đến trưa ngày 15/10 mới có thể thông xe bước 1 của 1 làn xe.

Tương tự tại Km 119+200 đường Trường Sơn Đông qua Nam Trà My (Quảng Nam) bị 4.000 khối đất đá sạt lấp mặt đường, gây tắc giao thông từ sáng ngày 13/10.

Đoàn ghi nhận trên QL14G đang có hàng loạt vị trị sạt lở taluy, cầu cống hư hại tại Km23+750 (Đà Nẵng), cống Km23+600, vị trí Km57+700 (qua Quảng Nam) bị sạt lở taluy dương gây tắc đường hoàn toàn với chiều dài 60m, chiều cao hơn 10m...

Theo ông Trần Đức Trung, Phó cục trưởng Cục QLĐB III (Tổng cục Đường bộ VN), mưa lũ khốc liệt làm tuyến đường HCM nhánh Tây, nhánh Đông, QL14G, đường Trường Sơn Đông qua Quảng Nam phát sinh hơn 300 điểm sạt lở, chiếm phần lớn hư hỏng trên toàn tuyến qua các địa phương khác. Trong đó, có 20 điểm sạt lở nghiêm trọng, 2 điểm hiện còn đang cắt đường.

Ông Trung cho hay, ngay sau khi xảy ra thiệt hại, Cục chỉ đạo Chi cục, đơn vị quản lý bảo dưỡng thường xuyên tổ chức lực lượng trực gác, điều tiết giao thông, biển báo cảnh giới. Đồng thời, triển khai nhân lực, vật tư, máy móc tiến hành hót sụt đất đá tràn lấp mặt đường, rãnh dọc.... đảm bảo giao thông tạm và ngăn ngừa phát sinh đe dọa, không để xảy ra thiệt hại về người.

Nhiều vị trí mố, trụ cầu... bị xói lở, hư hại

Thống kê, chỉ riêng công tác đảm bảo giao thông bước 1 cần hơn 30 tỷ đồng. Ngoài ra, Cục QLĐB III đề nghị Tổng cục Đường bộ VN bố trí nguồn kinh phí để có thể xử lý, đảm bảo giao thông bước 2, kiên cố, gia cố mái taluy, cầu cống... ở những "điểm nóng" sạt lở, đặc biệt tại 11 vị trí sạt lở taluy âm.

Phá chân tường chắn, uy hiếp trụ điện 500kv

Trực tiếp kiểm tra hiện trường đoạn QL14B qua Quảng Nam, đoàn ghi nhận ít nhất 2 vị trí thiệt hại lớn... Đặc biệt, tại Km 44+90 toàn bộ hệ thống chân tường chắn bị đất đá sạt lở phá hủy. Hệ thống mái taluy dương đứt gãy, đổ trượt, ảnh hưởng đến chân trụ điện 500KV.

Lãnh đạo Công ty truyền tải điện khu vực 2 cho hay, đơn vị gia cố, chằng kéo trụ điện, nhưng nếu không ổn định, kiên cố chân tường, việc sạt trượt mái taluy dương sẽ uy hiếp trụ điện...

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ VN yêu cầu Sở GTVT Quảng Nam đảm bảo giao thông bước 1, an toàn giao thông và an toàn ngành điện
Sạt mái taluy, gẫy đổ chân tường Km 44+900 QL14B

Ông Trần Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT Quảng Nam đề nghị sớm khôi phục lại tường chắn và gia cố lại mái taluy, đảm bảo an toàn hạ tầng điện và đoạn tuyến Quốc lộ này.

Thống kê trên tuyến QL14B, QL14D, 40B, QL24C, QL14E... có gần 150.000m3 đất đá sạt lở ta luy dương, hàng loạt mét dài tường hộ lan, tường chắn bị hư hỏng... ước thiệt hại khoảng 8 tỷ đồng.

Chủ trì đoàn công tác của Tổng cục Đường bộ VN, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho hay, mưa lũ kéo dài gây thiệt hại trên nhiều tuyến quốc lộ trọng yếu của Quảng Nam, miền Trung. Công tác khắc phục được tăng cường, góp phần đảm bảo giao thông, hạn chế tình trạng cắt đường kéo dài. Theo ông Cường, Tổng cục xem xét, tổ chức kinh phí để tập trung xử lý, khắc phục thiệt hại mưa lũ.

Đồng thời, các đơn vị chức năng rà soát, huy động nhân vật lực dồn sức đảm bảo giao thông, thông đường sớm nhất. Đặc biệt, bố trí lực lượng cảnh báo, điều tiết giao thông, không để người, phương tiện lưu thông ở những vị trí sạt lở, ngập lụt, ngăn chặn nguy cơ thiệt hại tính mạng...

Vị trí sạt taluy dương Km44+900 QL14B, ông Cường đề nghị Sở GTVT làm việc ngành điện lực, truyền tải điện để xác định cơ sở pháp lý, đồng thời tổ chức ngay biện pháp đảm bảo giao thông bước 1, ngăn chặn tình trạng sạt trượt, vừa đảm bảo giao thông, vừa đảm bảo ngành điện.

(baogiaothong.vn)

Tăng tốc hoàn thiện, xóa "điểm nghẽn" cầu An Tân trên QL1 Quảng Nam

Dự kiến cuối tháng 5/2018, Ban QLDA 5 (Tổng cục Đường bộ VN) chính thức hoàn thiện đồng bộ cầu An Tân (TT.Núi Thành, Quảng Nam), vượt kế hoạch 1 tháng, xóa điểm nghẽn trên tuyến QL1 qua địa bàn.

 
tham-btn-cau-an-tan-4

Ban QLDA 5, Nhà thầu tăng cường mũi thảm BTN, đẩy nhanh tiến độ cán đích cầu An Tân.

Ghi nhận PV Báo Giao thông, ngày từ ngày 24/5, các đơn vị chức năng tiến hành thảm các lớp bê tông nhựa (BTN) phía Nam đường dẫn cầu An Tân mới.

Dây chuyền thảm, nhân vật lực được nhà thầu tăng cường dưới sự giám sát của Ban QLDA, TVGS, đơn vị chức năng tăng tốc đảm bảo tiến độ,chất lượng từng hạng mục công trình. 

Theo ông Nguyễn Thanh Sang (Ban QLDA 5), Điều hành dự án cầu An Tân, đặc thù dự án vừa thi công, vừa đảm bảo công trình nên công tác ATGT, không để ùn ứ phương tiện rất quan trọng.

Nhà thầu áp dụng biện pháp thi công cuốn chiếu, thảm hết các lớp BTN đường dẫn phía Nam để tiến hành thông xe và phân luồng đoạn QL1 hiện hữu, tổ chức bù vênh, thảm BTN, đảm bảo kết nối đồng bộ quy mô QL1 mở rộng qua khu vực dự án.

tham-btn-cau-an-tan

Cán bộ Ban QLDA 5, các đơn vị chức năng tăng cường giám sát hiện trường đảm bảo tiến độ, chất lượng công tác mặt đường BTN dự án.

tham-btn-cau-an-tan-3

Các đơn vị vừa thi công, vừa đảm bảo ATGT, tổ chức giải pháp hiệu quả.

Thống kê, hai đường dẫn đầu Nam- Bắc cầu An Tân có tổng khối lượng 2.300 tấn BTN các lớp. "Kế hoạch ban đầu sẽ cán đích dự án vào cuối tháng 6/2018. Tuy nhiên với nỗ lực của các đơn vị chức năng, địa phương, sự đồng thuận của người dân, cầu An Tân sẽ xong sớm từ cuối tháng 5 này, vượt kế hoạch trước 1 tháng", anh Sang nói.

Trước đó, đến tháng 11/2017, sau nhiều lần trễ hẹn mặt bằng, dân cản trở thi công, các vướng mắc GPMB đoạn đường dẫn phía Nam cầu An Tân mới được xử lý triệt để, bàn giao mặt bằng sạch cho dự án. 

tham-btn-cau-an-tan-2

Công tác thảm BTN, hoàn thành dự án vượt kế hoạch 1 tháng.

tham-btn-cau-an-tan-6

Cầu An Tân đang đồng bộ, kết nối QL1 mở rộng qua địa bàn tỉnh, xóa điểm nghẽn ùn ứ cục bộ.

Trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo hiện trường triển khai cao điểm cán đích dự án, ông Võ Trường Giang- Giám đốc Ban QLDA 5 cho hay: thời gian qua, tranh thủ điều kiện thi công, thời tiết thuận lợi, các đơn vị tập trung tối đa để tăng tốc hoàn thiện khối lượng nền móng, sàn giảm tải đầu cầu để sớm hoàn thiện công tác thảm BTN, đưa công trình vào khai thác.

Theo lãnh đạo Cục QLĐB III (Tổng cục Đường bộ VN), việc xong sớm cầu An Tân sẽ xóa "điểm nghẽn" lưu thông trên tuyến QL1 qua địa bàn Quảng Nam, kết nối đồng bộ quy mô QL1 mở rộng, góp phần phát triển thông thương, đảm bảo ATGT và không còn cảnh ùn ứ cục bộ, đặc biệt trong các dịp cao điểm, lễ Tết ...

Xuân Huy

Công điện: Triển khai công tác phòng, chống bão số 1

Sáng nay (03/1), Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có Công điện số 01/CĐ-TCĐBVN yêu cầu triển khai công tác phòng, chống bão số . Công điện gửi hỏa tốc tới Cục Quản lý đường bộ: III, IV; Các Sở GTVT: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp; Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và QLKT công trình đường bộ; Các Ban Quản lý dự án: 5, 8.

Ảnh minh họa.

Công điện nêu rõ, hồi 07 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 210km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tớibão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km. Đến 07 giờ ngày 04/01, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,1 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận khoảng 250km về phía Đông. Để phòng, chống và kịp thời ứng cứu, giảm thiểu thiệt hại do của mưa bão gây ra; Tổng cục ĐBVN yêu cầu các cơ quan, đơn vị nêu trên chủ động triển khai phương án bảo đảm giao thông và có biện pháp bảo vệ các công trình đường, cầu, cống, kho tàng, phương tiện, máy móc thi công để hạn chế thiệt hại do bão số 1 gây ra;

Chuẩn bị dầm, phao, máy móc, thiết bị, nhân lực sẵn sàng đảm bảo giao thông khi xảy ra sự cố cầu, đường; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng cứu đảm bảo giao thông nhằm hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại;

Thực hiện phân luồng giao thông ngay khi ách tắc giao thông, chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ chủ động phối hợp với Cảnh sát giao thông khi phân luồng;

Phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống bão lụt địa phương, bảo đảm tổ chức lực lượng ứng cứu đảm bảo giao thông 24/24h; phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ, diễn biến của cơn bão số 1; đồng thời yêu cầu các đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc; báo cáo thường xuyên tình hình diễn biến ảnh hưởng của bão số 1 về Tổng cục ĐBVN (ĐT 024.38571447; 0989.131718 Fax 024.37955193; 024.38571440,) và (gửi File điện tử theo hộp thư điện tử atgt @drvn.gov.vn).

Nguồn: Tổng cục ĐBVN.

CÔNG ĐIỆN Triển khai công tác phòng, chống và khắc phục thiệt hại của áp thấp Nhiệt đới

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có Công điện số 27/CĐ-TCĐBVN ngày 01/11/2017 yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai công tác phòng, chống và khắc phục thiệt hại của áp thấp Nhiệt đới.

Công điện gửi tới Cục Quản lý đường bộ: III, IV; Các Sở GTVT: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắc, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Bến Tre, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu; Ban Quản lý dự án: 5,8201.

Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên diện rộng. Ảnh minh họa, nguồn: internet.

Nội dung Công điện nêu rõ: Theo thông tin của Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 01/11/2017 xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới gần biển Đông gây mưa lớn trên diện rộng; Để phòng, chống và kịp thời ứng cứu, giảm thiểu thiệt hại do áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới gần biển đông gây ra, Tổng cục ĐBVN yêu cầu các cơ quan, đơn vị nêu trên thực hiện nội dung sau:

Chủ động triển khai phương án đảm bảo giao thông và có biện pháp bảo vệ các công trình đường, cầu, cống, kho tàng, phương tiện, máy móc thi công để hạn chế thiệt hại do do áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới gần biển Đông gây ra;

Chuẩn bị dầm, phao, máy móc, thiết bị, nhân lực sẵn sàng đảm bảo giao thông khi xảy ra sự cố cầu, đường; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng cứu đảm bảo giao thông nhằm hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại;

Thực hiện phân luồng giao thông ngay khi có ách tắc giao thông, chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ chủ động phối hợp với Cảnh sát giao thông khi phân luồng;

Phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống bão lụt địa phương, đảm bảo tổ chức lực lượng ứng cứu đảm bảo giao thông 24/24h; phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ, diễn biến của do áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới gần biển Đông; đồng thời yêu cầu các đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc; báo cáo thường xuyên tình hình diễn biến ảnh hưởng của do áp thấp nhiệt đới gần bờ và áp thấp nhiệt đới gần biển đông về Tổng cục ĐBVN. (ĐT 024.38571447; 0989.206.574, 0989.131718; Fax: 024.37955193; 024.38571440) và gửi File điện tử theo hộp thư điện tử This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ).

Nguồn: Tổng cục ĐBVN.

Additional information