Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác đảm bảo ATGT, ATLĐ và VSMT các dự án nâng cấp QL1 và QL14
Bộ GTVT vừa có Văn bản số 10855/BGTVT-TTr về việc tiếp tục thực hiện nghiêm công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), an toàn lao động (ATLĐ) và vệ sinh môi trường (VSMT) đối với các dự án cải tạo nâng cấp, mở rộng QL1 và QL14.
Theo đó, trên cơ sở báo cáo kết quả kiểm tra (từ ngày 04/8/2014 đến ngày 13/8/2014 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) của Đoàn kiểm tra theo các Quyết định số 2111/QĐ-BGTVT ngày 04/6/2014; Quyết định số 2216/QĐ-BGTVT ngày 12/6/2014 và Quyết định số 2881/QĐ-BGTVT ngày 31/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc kiểm tra công tác đảm bảo ATGT, ATLĐ và VSMT đối với các dự án đang thi công trên QL1:
1. Bộ GTVT đánh giá mặc dù Bộ có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về công tác đảm bảo ATGT, ATLĐ và VSMT, tuy nhiên các đơn vị vẫn chưa nghiêm túc thực hiện vẫn để xảy ra các tồn tại, như: Hồ sơ còn thiếu biện pháp tổ chức thi công; căn cứ pháp lý một số văn bản hết hiệu lực thi hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2001; Nghị định 186/2004/NĐ-CP...), thi công song song hai bên đường bộ đang khai thác và chiều dài mũi thi công không đúng quy định, các nhà thầu thi công: chưa ký cam kết với Chủ phương tiện cung cấp và vật chuyển vật tư, vật liệu chở hàng không đúng tải trọng cho phép; không ký thỏa ước lao động tập thể; không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, vẫn để xảy ra các tai nạn giao thông do công tác đảm bảo ATGT chưa đúng quy định.
Dự án cải tạo nâng cấp, mở rộng QL1. Ảnh minh họa
2. Bộ GTVT yêu cầu các Sở GTVT, Nhà đầu tư, Ban Quản lý dự án (QLDA), Tư vấn giám sát (TVGS), các Nhà thầu thi công các dự án cải tạo, mở rộng QL1 và QL14: thực hiện đúng các quy định về đảm bảo ATGT, ATLĐ và VSMT khi thi công công trình trên đường bộ đang khai thác; các Văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT; rà soát lại phương án đảm bảo ATGT đã phê duyệt cho các nhà thầu thi công để đảm bảo phương án được phê duyệt theo đúng quy định; thực hiện kiểm soát chặt chẽ nhân sự, lao động; phương tiện, thiết bị thi công của nhà thầu thi công.
3. Trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, trong đó nguyên nhân do các Nhà thầu thi công chưa nghiêm túc thực hiện công tác đảm bảo ATGT theo quy định. Vì vậy, Bộ GTVT yêu cầu: Các Nhà đầu tư, Chủ đầu tư, Ban QLDA chỉ đạo các Nhà thầu thi công chấn chỉnh ngay công tác đảm bảo ATGT trên toàn bộ phạm vi dự án, kiểm tra, rà soát lại chiều rộng mặt đường các tuyến đang triển khai thi công trên đường bộ đang khai thác; đồng thời bố trí đầy đủ biển báo, đèn báo hiệu..; bố trí người cảnh giới thường xuyên thường trực điều tiết giao thông trong quá trình thi công.
Nghiêm cấm việc thi công đào nền đường mở rộng đồng thời cả hai bên tuyến gây ùn tắc, mất ATGT; đối với các đoạn đã thi công đào hạ nền cả hai bên tuyến phải khẩn trương thi công nền, móng đến cao độ đường cũ để đảm bảo an toàn. Bộ yêu cầu các Nhà thầu thi công, TVGS và các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác đảm bảo ATGT, khi thi công công trình trên đường bộ đang khai thác theo đúng quy định tại Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT, QCVN 41:2012/BGTVT, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT, Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH và các văn bản khác có liên quan.
4. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 Nhà thầu thi công, Bộ GTVT phê bình các đơn vị: Ban QLDA 4, TVGS do để trên dự án xuất hiện một số vị trí mặt đường đang khai thác bị hư hỏng, trồi lún chưa được sửa chữa kịp thời có nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Lưu ý, đoạn từ Km 850+500 -:- Km 851+100 QL1 (gồm cả hai làn xe); để xảy ra nhiều tồn tại, vi phạm trong công tác đảm bảo ATGT.
Bộ phê bình Công ty TNHH BOT Quảng Trị và Tư vấn giám sát trong việc kiểm tra, giám sát việc đảm bảo ATGT, ATLĐ và VSMT đối với các Nhà thầu thi công để xảy ra nhiều tồn tại, vi phạm. Đồng thời, phê bình Công ty TNHH Trùng Phương và cảnh cáo TVGS (Công ty CP Tư vấn xây dựng 533 thuộc Cienco 5) do có nhiều tồn tại trong công tác đảm bảo ATGT, để xảy ra vi phạm nhiều lần, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về thi công trong phạm vi đất dành cho đường bộ; TVGS chưa kịp thời tư vấn và hướng dẫn cho các đơn vị thi công về công tác đảm bảo ATGT trong quá trình thi công.
X.N
(mt.gov.vn)
Tổng cục ĐNBN thành lập 04 Đoàn Kiểm tra, rà soát biển báo và đánh giá tình trạng cầu trên các tuyến quốc lộ
Ngày 15/7/2014, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa ký Quyết định số 1645 /QĐ-TCĐBVN về việc Thành lập 04 Đoàn Kiểm tra, rà soát biển báo và đánh giá tình trạng cầu trên các tuyến quốc lộ.
Thành phần Đoàn gồm các thành viên của các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục và chuyên gia thuê ngoài (có danh dách chi tiết 04 đoàn kiểm tra).
Nhiệm vụ của Đoàn:
- Rà soát hệ thống biển báo trên các tuyến Quốc lộ;
- Rà soát việc cắm lại biển báo hạn chế tải trọng cầu trên các tuyến quốc lộ theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN41: 2012/BGTVT);
- Kiểm tra Cấp Chuyên gia tình trạng cầu đang cắm biển hạn chế tốc độ;
- Trưởng đoàn có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn.
Thời gian kiểm tra: Từ ngày 15/7/2014 đến hết ngày 30/9/2014.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
(Nguồn: Tổng cục ĐBVN)
Tổng cục ĐBVN triển khai Hội nghị tổng kết công tác Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCBL&TKCN) năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014
Sáng nay (18/6), tại Hội nghị tổng kết công tác Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCBL&TKCN) năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên đã yêu cầu các đơn vị tăng cường hơn nữa công tác phòng chống lụt, bão.
Có thể nói năm 2013 là năm có nhiều biến động về thời tiết với những kỷ lục về thời tiết chưa từng xảy ra trước đây như số lượng các cơn bão tình hình thời tiết, thiên tai có nhiều diễn biến phức tạp, trên biển Đông đã xuất hiện 15 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới, đầu tháng 3 lại xảy ra mưa đá tại Lào Cai, đợt mưa lớn do cơn bão cuối cùng gây ra trên địa bàn các tỉnh Bình Định đến Quảng Ngãi với số lượng kỷ lục 900 – 1.000mm, cũng vào thời điểm đó ở SaPa (Lào Cai), đồng văn (Hà Giang) liên tiếp có tuyết rơi dày và kéo dài nhiều ngày. Mưa, bão diễn biến phức tạptrong số 15 cơn bão xuất hiện trên biển Đông thì 12 cơn bão ảnh hưởng đến nước ta trong đó có 5 cơn bão như: số 8, 10, 11, 14, 15 ảnh hưởng tới miền Bắc và miền Trung đã gây thiệt hại trên hầu hết các đoạn tuyến quốc lộ và đường địa phương. Đi kèm với bão là mưa lớn kéo dài gây hư hỏng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nhiều đoạn đường bị đứt làm ách tắc giao thông, trên các Quốc lộ như QL.1, QL.3, QL.4D, QL.7, QL.8, QL.9, QL.10, QL.12C, QL.31 QL.45, QL46, QL.46B, QL.48C, QL.49, QL.279 đường HCM, đường nối Cảng Nghi Sơn – Bãi Trành.
Ngoài bão, lụt, các hiện tượng thời tiết khác như lốc xoáy, mưa đá cũng xảy ra ở nhiều nơi làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người dân, đi kèm với bão là mưa lớn kéo dài gây hư hỏng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nhiều cầu, cống bị trôi, nhiều đoạn đường bị đứt làm ách tắc giao thông.
Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Tổng cục ĐBVN đã chỉ đạo các Cục QLĐB, các Sở GTVT phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và các ngành liên quan, nhờ có kế hoạch cụ thể, thống nhất phương châm “bốn tại chỗ” “ba sẵn sàng” trong ứng phó và khắc phục hậu quả bão lụt một cách kịp thời, đảm bảo thông xe trong thời gian ngắn nhất.
Tổng cục ĐBVN đã xây dựng được phương án đảm bảo giao thông và bố trí vật tư, thiết bị dự phòng hợp lý tạo sức mạnh trong phòng chống lụt bão. Kịp thời ứng cứu đảm bảo thông xe nhanh nhất khi có sự số xảy ra đối với cầu, đường.
Bên cạnh đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý Trung ương và địa phương, nên đã giúp giải quyết nhiều khó khăn trong việc hợp đồng ứng cứu đảm bảo giao thông và tổ chức phân luồng giao thông.
Công tác chuẩn bị đã được các đơn vị trong ngành thực hiện tốt, từ việc xây dựng phương án, kế hoạch, bố trí lực lượng, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ”, trên các tuyến đường trọng điểm, nên đã góp phần giảm thiểu được nhiều thiệt hại do bão, lũ gây ra.
Công tác đảm bảo giao thông khắc phục hậu quả do mưa bão gây ách tắc giao thông đã được thực hiện kịp thời, nhanh chóng. Khối lượng sụt lở trên một số tuyến quốc lộ rất lớn nhưng do có sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý Trung ương với các lực lượng địa phương nên đã thông tuyến trong thời gian nhanh nhất.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Tổng cục đã đi hiện trường, kịp thời chỉ đạo khắc phục hậu quả các cơn bão, mưa nên công tác khắc phục hậu quả, đảm bảo giao thông sau mưa, bão được triển khai nhanh, thông đường sớm, đặc biệt có sự chỉ đạo sát sao tại các cơn bão và đợt mưa lớn.
Các đơn vị thực hiện ĐBGT bước 1 đều là những đơn vị có năng lực, kinh nghiệm trong công tác xử lý đảm bảo giao thông.
Mặc dù vốn dành cho quản lý, bảo trì không đủ, nhưng xác định tính cấp bách của công tác khắc phục hậu quả lụt, bão, nên các đơn vị quản lý đã chủ động ứng vốn, huy động vật tư, thiết bị kịp thời ĐBGT bước 1.
Tổng cục ĐBVN đặc biệt chú trọng công tác tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo kịp thời bằng các hình thức thích hợp để nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác của cộng đồng chủ động phòng, tránh, ứng phó lụt, bão, thiên tai đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, Tổng cục ĐBVN cũng thừa nhận còn thừa nhận một số hạn chế, tồn tại Công tác đảm bảo an toàn khi khắc phục hậu quả bão lụt tại các vị trí sụt lở, xói lở làm thu hẹp đường rất nguy hiểm, dễ mất an toàn giao thông.
Nhiều tuyến đường dài xa đơn vị quản lý, các vị trí sụt lở nằm trải dài trên tuyến, một số vị trí sụt lở nhiều lần khối lượng lớn, cho nên việc huy động phương tiện, vật tư chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến giao thông.
Tình trạng san lấp, lấn chiếm, đấu nối trái phép, xả rác xuống rãnh dọc thoát nước gây tắc nghẽn dòng chảy ảnh hưởng đến tiêu thoát nước dẫn đến hư hỏng nền, mặt đường vẫn chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả.
Phương tiện phục vụ cứu hộ, cứu nạn còn thiếu và chưa phù hợp, nhất là thiếu phương tiện cứu hộ, cứu nạn, phần lớn đã cũ nên khi xảy ra sự cố trôi cầu, đứt đường chưa đáp ứng được yêu cầu cho công tác đảm bảo giao thông và càng khó khăn hơn tại các vùng sâu vùng xa.
Nhiều vị trí nền mặt đường chưa được kiên cố hóa, lưu lượng xe quá khổ, qúa tải ngày một gia tăng nên tình trạng xuống cấp của mặt đường, công trình ngày càng nghiệm trọng.
Chưa có nguồn kinh phí dành cho công tác tổ chức tập huấn, diễn tập thường xuyên nhằm giúp cho các đơn vị trang bị kỹ năng, kiến thức trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đạt hiệu quả cao, cũng như nguồn bố trí kinh phí cho công tác duy tu, bảo dưỡng còn thấp ảnh hưởng đến công trình và tuổi thọ của công trình.
Nguồn vốn chi trả cho công tác khắc phục hậu quả đảm bảo giao thông bước 1 còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu.
Công tác dự báo về diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới đôi khi chưa sát hợp với thực tế, điều này ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị phòng, chống và ứng phó của các đơn vị.
Công tác thông tin, cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá, lũ bùn, lũ quét, đặc biệt ngập lụt…còn hạn chế và chưa kịp thời. Chưa có các thiết bị đồng bộ về cảnh báo; đặc biệt là đối với những vùng thường xuyên có nguy cơ xảy ra trượt lở đất đá, lũ bùn, lũ quét, đây là vấn đề cần được quan tâm.
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đề nghị các Cục QLĐB, sở GTVT, các Ban QLDA đánh giá chính xác mức độ thiệt hại, phân tích rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện các phương án phòng, chống phù hợp với tình hình thiên tai và điều kiện thực tế ở khu vực.
Tổng cục trưởng cũng nhấn mạnh, các Cục QLĐB có quy chế phối hợp với chính quyền các địa phương, các Sở GTVT, các lực lượng chức năng để thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn giao thông. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý đường thủy, thủy lợi trong công tác phòng chống và khắc phục sự cố liên quan đến công trình thoát nước. Các Cục QLĐB các Sở, các Ban QLDA phải tập trung theo dõi các diễn biến của thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới để kịp thời đề xuất biện pháp ứng phó, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Khi xảy ra mưa lũ, ách tắc giao thông chỉ đạo các đơn vị thông xe trong thời gian nhanh nhất. Thực hiện xã hội hóa công tác khắc phục bão lụt để huy động tối đa năng lực máy móc thiết bị của doanh nghiệp để tham gia thực hiện công tác khắc phục đảm bảo giao thông.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên đánh giá cao những cố gắng trong công tác PCBL&TKCN trong năm 2013,Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, công tác phòng chống thiên tai, bão lũ và tìm kiếm cứu nạn có tính chất lâu dài nên Tổng cục ĐBVN phải có chiến lược dài hạn trong xây dựng quy hoạch.
Để chủ động đối phó với mưa bão năm nay, Thứ trưởng Trương Tấn Viên yêu cầu Tổng cục ĐBVN cần làm tốt công tác kiểm tra trước mùa mưa bão, chủ động phòng chống, phối hợp lực lượng chức năng đảm bảo an toàn giao thông, tài sản và con người trước và trong mùa mưa bão, chủ động đối phó với thiên tai, kiểm tra lại các vật tư, trang thiết bị dự phòng phục vụ cho công tác PCBL&TKCN. Thứ trưởng cũng yêu cầu, các Cục, Sở GTVT, Ban QLDA cần tập trung theo dõi diễn biến của thiên tai, khi có thiên tai xảy ra cần túc trực 24/24 giờ tránh làm mất liên lạc,có cách ứng cứu kịp thời quyết liệt để nhanh chóng phân luồng đảm bảo an toàn giao thông khi có sự cố xảy ra. Thứ trưởng hy vọng trong mùa mưa bão năm nay các đơn vị sẽ trong ứng phó và khắc phục hậu quả bão lụt một cách kịp thời, đảm bảo thông xe trong thời gian ngắn nhất và giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra.
Rà soát tiến độ, chất lượng Dự án nâng cấp mở rộng QL1, đường HCM qua Tây Nguyên
Sáng 9/6, Ban Cán sự đảng Bộ GTVT tiếp tục rà soát, chỉ đạo về tiến độ, chất lượng các Dự án mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa – Cần Thơ và Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực các tỉnh Tây Nguyên.
Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) Trần Xuân Sanh cho biết: Trên QL1, hầu hết các nhà thầu đã triển khai thi công tích cực trên công trường. Một số đơn vị đã rải được lớp bê tông nhựa như đoạn Khánh Hòa (Công ty Bắc Phương), đoạn Quảng Bình (Công ty Hùng Thắng), nhà đầu tư BOT Quảng Bình – Tasco.
Tuy nhiên, ông Sanh cũng cho biết khối lượng tổng thể vẫn chưa đạt yêu cầu so với kế hoạch. Cụ thể như đoạn Thanh Hóa – Nghi Sơn và đoạn Cầu Giát – Diễn Châu (do BQL dự án 1 thực hiện) khối lượng đến nay mới đạt 29% giá trị hợp đồng. Trong khi đó, theo kế hoạch, con số này phải là 42,56%.
Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu các Ban QLDA phải làm việc hiệu quả, có trách nhiệm hơn
Đối với Dự án mở rộng nâng cấp đường HCM qua Tây Nguyên, Cục trưởng Cục QLXD&CLCTGT Trần Xuân Sanh cũng cho biết các nhà thầu đã triển khai thi công tích cực trên công trường, đáp ứng tiến độ yêu cầu của dự án.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ các dự án song song với việc quản lý chặt chẽ chất lượng.
“Đây là dự án trọng điểm quốc gia, dự án trọng điểm của nhiệm kỳ phát triển KTXH 2011- 2015, rất nhiều địa phương có trục đường này đi qua sẽ có cơ hội phát triển KT-XH”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh việc các dự án có đảm bảo tiến độ và chất lượng hay không là phụ thuộc lớn vào vai trò của Ban Quản lý dự án.
“Ban Quản lý dự án, tư vấn thiết kế phải làm việc hết sức hiệu quả, có trách nhiệm. Việc thiết kế lãng phí, không phù hợp sẽ dẫn đến việc tăng thời gian thi công, tổng mức đầu tư. Ban QLDA cũng phải sáng suốt lựa chọn nhà thầu đủ năng lực thi công, năng lực tài chính và có quyền sa thải các nhà thầu không đảm bảo yêu cầu”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Hoàng Lâm
Các bài khác...
- Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm việc với đoàn công tác World Bank về Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
- Hết tháng 4 phải bàn giao 100% mặt bằng đường HCM qua Tây Nguyên
- Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường công bố có 4 người tham gia thi tuyển chức danh Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ trong buổi họp báo quý I, chiều 2/4.