Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, giám sát thu phí tại 3 trạm BOT trên QL1

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có các quyết định kiểm tra, giám sát công tác thu phí đối với 3 trạm thu phí trên QL1 do các nhà đầu tư BOT quản lý và khai thác bao gồm: Trạm thu phí Km1212+550 Quốc lộ 1 thuộc Công ty TNHH đầu tư BOT Bình Định; Trạm thu phí Đông Hà - Quảng Trị (Km 763+800 Quốc lộ 1) thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh và Trạm thu phí Km152+080 Quốc lộ 1 thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư BOT Hà Nội - Bắc Giang.

 

Theo đó, trong vòng 10 ngày (thời gian giám sát cụ thể từng trạm sẽ do Cục Quản lý Đường bộ khu vực có trạm bị giám sát, kiểm tra đó quyết định), đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra, giám sát công tác thu phí và doanh thu thu phí đối với 3 trạm thu phí nêu trên.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam giao Cục trưởng các Cục Quản lý đường bộ I, II, III (trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam) làm trưởng đoàn kiểm tra và thành lập đoàn kiểm tra gồm các công chức, viên chức thuộc các Cục Quản lý đường bộ.

Trạm thu phí cao tốc Hà Nội - Bắc Giang nằm tại Km 152+080 quốc lộ 1, thuộc xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn. (Ảnh nguồn Internet)

Trạm thu phí cao tốc Hà Nội - Bắc Giang tại Km 152+080 QL1, thuộc xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn. (Ảnh nguồn Internet)

Các nhà đầu tư BOT có nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn khu vực trạm thu phí trong quá trình đoàn kiểm tra, giám sát; Cử tối thiểu 3 lãnh đạo và 3 cán bộ có trách nhiệm thay mặt công ty tham gia giám sát và ký biên bản xác nhận doanh thu của từng ca (mỗi ca 2 người).

Đáng chú ý, trong lần kiểm tra, giám sát công tác thu phí đối với 3 trạm lần này còn có đại diện Cục An ninh Kinh tế (Bộ Công an), đại diện cơ quan thuế (Tổng cục Thuế và Cục Thuế địa phương) cùng phối hợp thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động thu phí.

Việc kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá doanh thu thực tế tại trạm thu phí, hệ thống thiết bị thu phí, nhất là công nghệ thu phí đang áp dụng.

Thông qua kiểm tra, giám sát sẽ kiến nghị các cơ quan quản lý liên quan có biện pháp khắc phục những tồn tại, khuyết điểm, xử lý vi phạm (nếu có) góp phần nâng cao tính minh bạch trong công tác thu phí đường bộ.

X.N

Hội nghị Hướng dẫn về phương pháp tính toán công suất bến xe khách và Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bến xe.

Sáng nay (13/12), tại Trụ sở cơ quan, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã tổ chức Hội nghị Hướng dẫn phương pháp tính toán công suất bến xe khách và Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý bến xe. Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN Phan Thị Thu Hiền chủ trì Hội nghị.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN Phan Thị Thu Hiền phát biểu khai mạc Hội nghị

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ GTVT triển khai Quyết định số 4083/QĐ–BGTVT ngày 17/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Đề án xây dựng phần mềm quản lý hoạt động bến xe khách và Quyết định số 2729/QĐ–BGTVT ngày 30/8/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn về phương pháp tính toán công suất bến xe khách. Hôm nay (13/12), Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với các Vụ Vận tải, Khoa học công nghệ Bộ GTVT và Công ty CP Quản lý Bến xe Đà Nẵng tổ chức tập huấn, hướng dẫn về phương pháp tính toán công suất bến xe khách và sử dụng phần mềm quản lý bến xe khách khu vực Miền Bắc và Miền Trung.

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các Sở GTVT phụ trách về vận tải, Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Vận tải cùng đại diện các đơn vị kinh doanh khai thác bến xe của các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh trở ra.

Tại Hội nghị, ông Đỗ Công Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải - Tổng cục ĐBVN đã trình bày Quyết định 2729/ QĐ- BGTVT ngày 30 tháng 8 năm 2016 hướng dẫn về phương pháp tính toán công suất bến xe khách. Quyết định này áp dụng đối với tổ chức cá nhân liên quan đến công tác quản lý, khai thác bến xe trong phạm vi cả nước.


Ông Đỗ Công Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải - Tổng cục ĐBVN trình bày tại Hội nghị

Cũng tại Hội nghị, Trưởng bộ phận quản lý kỹ thuật đơn vị tư vấn xây dựng phần mềm Nguyễn Cao Thắng đã hướng dẫn cách sử dụng phần mềm để quản lý bến xe áp dụng tại các bến xe trên toàn quốc; Tổng giám đốc Công ty Cổ phần vận tải và Quản lý bến xe Đà Nẵng Lê Viết Hoàng giới thiệu về phần mềm quản lý bến xe áp dụng tại các Bến xe khách.

Toàn cảnh Hội nghị sáng nay (13/12).

Qua Hội nghị tập huấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN Phan Thị Thu Hiền thay mặt Tổng cục ĐBVN mong rằng các Sở GTVT sẽ sớm triển khai tại địa phương của mình để tạo điều kiện cho Bộ GTVT xây dựng được cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh trong việc quản lý vận tải và định hướng trên nền bản đồ số quản lý chung toàn bộ bao gồm toàn bộ Thiết bị giám sát hành trình, Quản lý tuyến cố định, phần mềm quản lý bến xe và dịch vụ công trực tuyến. Từ đó sẽ xã hội hóa để xây dựng ứng dụng trên nền bản đồ số cho phép người dân sẽ được cập nhật dữ liệu và lựa chọn các hành trình của mình. Ứng dụng này sẽ quản lý toàn bộ bến xe, xe tuyến cố định, các tuyến xe buýt, toàn bộ xe hợp đồng và toàn bộ xe taxi.

Nguồn: Tổng cục ĐBVN.

Bộ GTVT tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2016

Ngày 26/10, Bộ GTVT đã có Công văn số 12597/BGTVT-PC gửi các cơ quan, đơn vị về việc tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2016.

 

Theo đó, thực hiện văn bản số 3115/BTP-PBGDPL ngày 12/9/2016 của Bộ Tư pháp về tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2016, Bộ GTVT đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh tổ chức thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BGTVT ngày 29/8/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT và tập trung thực hiện các nội dung:

Tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến các quy định của Bộ Luật Dân sự cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân gắn với lĩnh vực chuyên ngành được giao quản lý, góp phần đưa các quy định của Bộ luật đi vào cuộc sống trong thời gian từ nay đến hết ngày 30/11/2016.

Nội dung tuyên truyền phổ biến đề nghị tập trung vào các điểm mới sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật dân sự năm 2005, chú trọng các quy định có liên quan trực tiếp, thiết thực đến người dân, doanh nghiệp và phù hợp với phạm vi, chức năng quản lý của cơ quan, đơn vị. Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị mình tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông qua các hình thức phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, trong đó chú trọng một số hình thức như: Đăng tải toàn văn Bộ luật Dân sự trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; Tổ chức tập huấn, quán triệt, phổ biến rộng rãi mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như nội dung, tinh thần của Bộ luật Dân sự cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý và nhân dân, nhất là những nội dung có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ triển khai thi hành của từng đối tượng; giải thích, cung cấp các quy định có liên quan trực tiếp đến vụ việc đang giải quyết khi công dân có yêu cầu trong quá trình xem xét, giải quyết vụ việc của công dân hoặc tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho công dân.

Đồng thời tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể thông qua các hình thức như hỏi đáp pháp luật, tờ gấp, sách… Tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, tin, bài, phóng sự, tọa đàm…; chú trọng ứng dụng CNTT, mạng internet trong cung cấp thông tin; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, cổ động trực quan qua hệ thống áp phích, pa-no, băng rôn…

Các thông tin tài liệu tuyên truyền, phổ biến về Bộ luật về Bộ luật Dân sự được Bộ Tư pháp cập nhật, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, đề nghị các cơ quan, đơn vị truy cập để tham khảo, sử dụng.

Bộ GTVT yêu cầu Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế tổ chức treo băng rôn, áp phích tại cơ quan Bộ tuyên truyền về ý nghĩa của Ngày Pháp luật; Trung tâm CNTTT có trách nhiệm đăng tải toàn văn Bộ luật Dân sự và các thông tin, tài liệu tuyên truyền, phổ biến về Bộ luật Dân sự trên Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT; Báo Giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải có trách nhiệm tăng cường thông tin, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các nội dung có bản của Bộ luật Dân sự.

Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện./.

Sôi nổi hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về bình đẳng giới

Ngày 21/10, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Tổng cục ĐBVN phối hợp với Công đoàn Tổng cục ĐBVN tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về bình đẳng giới – vì sự tiến phụ nữ” năm 2016.


Ban cố vấn Hội thi.
 
Với mục đích tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức người lao động của ngành đường bô trong thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), Luật Bình đẳng giới; giáo dục các chuẩn mực đạo đức trong gia đình, xây dựng gia đình bình đẳng và hạnh phúc, trong ngày 21/10, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Tổng cục ĐBVN phối hợp với Công đoàn Tổng cục ĐBVN tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về bình đẳng giới – vì sự tiến phụ nữ” năm 2016.
 
Tham dự có 11 đơn vị với 50 thí sinh tham gia đến từ cơ quan Tổng cục ĐBVN, các Cục QLĐB, các Ban QLDA, các Trung tâm kỹ thuật đường bộ, các Trường trực thuộc Tổng cục ĐBVN và Cục QLĐB cao tốc. Các đơn vị đã lựa chọn những thí sinh tiêu biểu, xuất sắc nhất tại hội thi cấp cơ sở để tham gia Hội thi cấp Tổng cục.
 

Các thí sinh tham dự Hội thi.
 
Hội thi được tổ chức theo Format của chương trình “Rung chuông vàng”. Chương trình Hội thi tổ chức trong một không gian mở, các thí sinh tham gia dự thi phải trả lời 20 câu hỏi trong Bộ câu hỏi – đáp án do Ban Tổ chức biên soạn, nếu thí sinh trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20 được “Rung chuông vàng” và đạt giải đặc biệt. Cụ thể, khi trả lời các câu hỏi từ câu số 1 đến câu số 20, mỗi câu hỏi thí sinh có 10 giây để suy nghĩ, chọn ý đúng viết lên bảng. Trong cơ cấu câu hỏi tại hội thi để tăng tính hấp dẫn và kịch tính, Ban Tổ chức sẽ đưa ra một số câu hỏi không nằm trong Bộ câu hỏi đáp án, với một số câu hỏi về kiến thức xã hội và có câu hỏi về “ngành đường bộ tôi yêu”, các thí sinh trả lời nhóm câu hỏi vào các câu số 5, số 10, số 15, số 17 và số 19.
 
Trong chương trình, các thí sinh sẽ được hưởng quyền trợ giúp một lần duy nhất từ đội cứu trợ. Các đội cứu trợ sẽ tham gia một trò chơi vận động. Số lượng thí sinh được quay trở lại sân đấu phụ thuộc vào kết quả của đội cứu trợ trong trò chơi này.
 
Hội thi diễn ra khá căng thẳng. Vận dụng những kiến thức, hiểu biết của mình và từ kinh nghiệm thực tiễn của đời sống các thí sinh đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến Luật bình đẳng giới, các nghị định, chỉ thị, liên quan đến những vấn đề về chính sách tạo cơ hội cho phụ nữ phát triển, một số chính sách đối với phụ nữ và chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình... Tuy nhiên, đến câu hỏi thứ 5, sau khi Ban Tổ chức đưa ra câu hỏi đặc biệt còn lại 8 thí sinh và đến câu hỏi thứ 9 thì chỉ còn lại 1 thí sinh duy nhất nên Ban Tổ chức đã sử dụng trò chơi cứu trợ và đã đưa 34 thí sinh trở lại sàn đấu và từ câu số 10 đến câu số 17 còn lại 2 thí sinh đến câu 18 chỉ còn lại 1 thí sinh của Cục QLĐB II và đến câu số 19, với câu hỏi đặc biệt này, thí sinh đã phải dùng phao cứu trợ để nhờ sự giúp đỡ từ đội cứu trợ, nhưng do câu hỏi quá khó nên thí sinh đã dừng cuộc chơi tại câu hỏi này.

Mặc dù không có thí sinh nào xuất sắc vượt qua 20 câu hỏi để "rung chuông vàng" nhưng với sự đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng những điều, khoản của Luật, nhiều thí sinh đã thể hiện sự hiểu biết kiến thức khá sâu rộng về PCBLGĐ. Phần thi đã đem đến cho khán giả nhiều thông tin bổ ích, cần thiết trong thực hiện Luật PCBLGĐ và các giải pháp PCBLGĐ trong xã hội hiện nay như: các hành vi vi phạm Luật PCBLGĐ, cơ quan tiếp nhận, xử lý và bảo vệ quyền lợi cho người dân…
 
Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi cho biết: Mặc dù đây là lần đầu tiên tổ chức nhưng nhưng Hội thi có nội dung phong phú hấp dẫn giúp người xem và các đội thi có thêm kiến thức hữu ích về bình đẳng giới... Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiểu biết pháp luật của các cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong ngành dường bộ góp phần xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng và hạnh phúc”.
 
Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải 1 xuất sắc cho thí sinh Phan Thanh Hải (Cục QLĐB II) ; 1 giải nhất cho thí sinh Lê Thanh Tuần (Ban QLDA 5) ; đối với tập thể, Ban Tổ chức đã trao 1 giải  nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 6 giải khuyến khích. Trong đó, giải nhất thuộc về Ban QLDA 5. 
 
Qua Hội thi không chỉ nhằm mục đích nâng cao kiến thức về Luật PCBLGĐ, mà còn là dịp để cán bộ, công chức, viên chức trong ngành đường bộ giao lưu, học tập kinh nghiệm về kỹ năng tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến bình đẳng giới và BLGĐ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền tại cơ sở. Làm thay đổi nhận thức và hành vi trong thực hiện bình đẳng giới, PCBLGĐ.

Một số hình ảnh tại Hội thi:
 

Các thí sinh trả lời đáp án bằng cách viết đáp án đúng vào bảng và giờ cao dưới sự kiểm tra của Ban giám sát.




Phần trò chơi cứu trợ của các đội diễn ra khá sôi nổi.


Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi trao giải cho thí sinh xuất sắc nhất trả lời được đến câu 19.


Ông Nguyễn Việt Hưng, Chủ tich Công đòan Tổng cục ĐBVN, Phó trưởng ban tổ chức Hội thi trao giải nhất  cho thí sinh đã trả lời đúng liên tục đến câu số 17.


Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi trao giải  nhất tập thể cho Ban QLDA 5.


Ông Nguyễn Việt Hưng, Chủ tich Công đòan Tổng cục ĐBVN, Phó trưởng ban tổ chức Hội thi trao giải nhì cho Cơ quan Tổng cục ĐBVN và Cục QLĐB III.


Ông Trần Hưng Hà, Phó cục trưởng Cục QLĐB III trao giải 3 cho Cục QLĐB II, Cục QLĐB I, Công ty Cổ phần đường bộ Khánh Hòa.

Ông Phan Thái, Chủ tịch Công đoàn Cục QLĐB III trao giải khuyến khích cho các đơn vị.
 
N.T

Chuyên mục phụ

Additional information