Tổng cục ĐBVN triển khai Hội nghị tổng kết công tác Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCBL&TKCN) năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014

Sáng nay (18/6), tại Hội nghị tổng kết công tác Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCBL&TKCN) năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên đã yêu cầu các đơn vị tăng cường hơn nữa công tác phòng chống lụt, bão.

Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Có thể nói năm 2013 là năm có nhiều biến động về thời tiết với những kỷ lục về thời tiết chưa từng xảy ra trước đây như số lượng các cơn bão tình hình thời tiết, thiên tai có nhiều diễn biến phức tạp, trên biển Đông đã xuất hiện 15 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới, đầu tháng 3 lại xảy ra mưa đá tại Lào Cai, đợt mưa lớn do cơn bão cuối cùng gây ra trên địa bàn các tỉnh Bình Định đến Quảng Ngãi với số lượng kỷ lục 900 – 1.000mm, cũng vào thời điểm đó ở SaPa (Lào Cai), đồng văn (Hà Giang) liên tiếp có tuyết rơi dày và kéo dài nhiều ngày. Mưa, bão diễn biến phức tạptrong số 15 cơn bão xuất hiện trên biển Đông thì 12 cơn bão ảnh hưởng đến nước ta trong đó có 5 cơn bão như: số 8, 10, 11, 14, 15 ảnh hưởng tới miền Bắc và miền Trung đã gây thiệt hại trên hầu hết các đoạn tuyến quốc lộ và đường địa phương. Đi kèm với bão là mưa  lớn  kéo dài gây hư hỏng  nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nhiều đoạn đường bị đứt làm ách tắc giao thông, trên các Quốc lộ như QL.1, QL.3, QL.4D, QL.7, QL.8, QL.9, QL.10, QL.12C, QL.31 QL.45, QL46, QL.46B, QL.48C, QL.49, QL.279 đường HCM, đường nối Cảng Nghi Sơn – Bãi Trành.

Ngoài bão, lụt, các hiện tượng thời tiết khác như lốc xoáy, mưa đá cũng xảy ra ở nhiều nơi làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người dân, đi kèm với bão là mưa lớn kéo dài gây hư hỏng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nhiều cầu, cống bị trôi, nhiều đoạn đường bị đứt làm ách tắc giao thông.

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Tổng cục ĐBVN đã chỉ đạo các Cục QLĐB, các Sở GTVT phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và các ngành liên quan, nhờ có kế hoạch cụ thể, thống nhất phương châm “bốn tại chỗ” “ba sẵn sàng” trong ứng phó và khắc phục hậu quả bão lụt một cách kịp thời, đảm bảo thông xe trong thời gian ngắn nhất.

Tổng cục ĐBVN đã xây dựng được phương án đảm bảo giao thông và bố trí vật tư, thiết bị dự phòng hợp lý tạo sức mạnh trong phòng chống lụt bão. Kịp thời ứng cứu đảm bảo thông xe nhanh nhất khi có sự số xảy ra đối với cầu, đường.

Bên cạnh đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý Trung ương và địa phương, nên đã giúp giải quyết nhiều khó khăn trong việc hợp đồng ứng cứu đảm bảo giao thông và tổ chức phân luồng giao thông.     

Công tác chuẩn bị đã được các đơn vị trong ngành thực hiện tốt, từ việc xây dựng phương án, kế hoạch, bố trí lực lượng, vật tư theo phương châm “4 tại chỗ”, trên các tuyến đường trọng điểm, nên đã góp phần giảm thiểu được nhiều thiệt hại do bão, lũ gây ra.
 

Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện, phát biểu khai mạc Hội Nghị.

Công tác đảm bảo giao thông khắc phục hậu quả do mưa bão gây ách tắc giao thông đã được thực hiện kịp thời, nhanh chóng. Khối lượng sụt lở trên một số tuyến quốc lộ rất lớn nhưng do có sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý Trung ương với các lực lượng địa phương nên đã thông tuyến trong thời gian nhanh nhất.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Tổng cục đã đi hiện trường, kịp thời chỉ đạo khắc phục hậu quả các cơn bão, mưa nên công tác khắc phục hậu quả, đảm bảo giao thông sau mưa, bão được triển khai nhanh, thông đường sớm, đặc biệt có sự chỉ đạo sát sao tại các cơn bão và đợt mưa lớn.

Các đơn vị thực hiện ĐBGT bước 1 đều là những đơn vị có năng lực, kinh nghiệm trong công tác xử lý đảm bảo giao thông.

 Mặc dù vốn dành cho quản lý, bảo trì không đủ, nhưng xác định tính cấp bách của công tác khắc phục hậu quả lụt, bão, nên các đơn vị quản lý đã chủ động ứng vốn, huy động vật tư, thiết bị kịp thời ĐBGT bước 1.

Tổng cục ĐBVN đặc biệt chú trọng công tác tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo kịp thời bằng các hình thức thích hợp để nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác của cộng đồng chủ động phòng, tránh, ứng phó lụt, bão, thiên tai đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, Tổng cục ĐBVN cũng thừa nhận còn thừa nhận một số hạn chế, tồn tại Công tác đảm bảo an toàn khi khắc phục hậu quả bão lụt tại các vị trí sụt lở, xói lở làm thu hẹp đường rất nguy hiểm, dễ mất an toàn giao thông.

 Nhiều tuyến đường dài xa đơn vị quản lý, các vị trí sụt lở nằm trải dài trên tuyến, một số vị trí sụt lở nhiều lần khối lượng lớn, cho nên việc huy động phương tiện, vật tư chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến giao thông.

 Tình trạng san lấp, lấn chiếm, đấu nối  trái phép, xả rác xuống rãnh dọc thoát nước gây tắc nghẽn dòng chảy ảnh hưởng đến tiêu thoát nước dẫn đến hư hỏng nền, mặt đường vẫn chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả.

 Phương tiện phục vụ cứu hộ, cứu nạn còn thiếu và chưa phù hợp, nhất là thiếu phương tiện cứu hộ, cứu nạn, phần lớn đã cũ nên khi xảy ra sự cố trôi cầu, đứt đường chưa đáp ứng được yêu cầu cho công tác đảm bảo giao thông và càng khó khăn hơn tại các vùng sâu vùng xa.

Nhiều vị trí nền mặt đường chưa được kiên cố hóa, lưu lượng xe quá khổ, qúa tải ngày một gia tăng nên tình trạng xuống cấp của mặt đường, công trình ngày càng nghiệm trọng.  

Chưa có nguồn kinh phí dành cho công tác tổ chức tập huấn, diễn tập thường xuyên nhằm giúp cho các đơn vị trang bị kỹ năng, kiến thức trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đạt hiệu quả cao, cũng như nguồn bố trí kinh phí cho công tác duy tu, bảo dưỡng còn thấp ảnh hưởng đến công trình và tuổi thọ của công trình.

Nguồn vốn chi trả cho công tác khắc phục hậu quả đảm bảo giao thông bước 1 còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu.
Công tác dự báo về diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới đôi khi chưa sát hợp với thực tế, điều này ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị phòng, chống và ứng phó của các đơn vị.

Công tác thông tin, cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá, lũ bùn, lũ quét, đặc biệt ngập lụt…còn hạn chế và chưa kịp thời. Chưa có các thiết bị đồng bộ về cảnh báo; đặc biệt là đối với những vùng thường xuyên có nguy cơ xảy ra trượt lở đất đá, lũ bùn, lũ quét, đây là vấn đề cần được quan tâm.
 

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện tặng giấy khen của Tổng cục ĐBVN cho 31 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống lụt, bão năm 2013.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam  đã đề nghị các Cục QLĐB, sở GTVT, các Ban QLDA đánh giá chính xác mức độ thiệt hại, phân tích rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện các phương án phòng, chống phù hợp với tình hình thiên tai và điều kiện thực tế ở khu vực.

Tổng cục trưởng cũng nhấn mạnh, các Cục QLĐB có quy chế phối hợp với chính quyền các địa phương, các Sở GTVT, các lực lượng chức năng để thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn giao thông. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý đường thủy, thủy lợi trong công tác phòng chống và khắc phục sự cố liên quan đến công trình thoát nước. Các Cục QLĐB các Sở, các Ban QLDA phải tập trung theo dõi các diễn biến của thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới để kịp thời đề xuất biện pháp ứng phó, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Khi xảy ra mưa lũ, ách tắc giao thông chỉ đạo các đơn vị thông xe trong thời gian nhanh nhất. Thực hiện xã hội hóa công tác khắc phục bão lụt để huy động tối đa năng lực máy móc thiết bị của doanh nghiệp để tham gia thực hiện công tác khắc phục đảm bảo giao thông.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên đánh giá cao những cố gắng trong công tác PCBL&TKCN trong năm 2013,Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, công tác phòng chống thiên tai, bão lũ và tìm kiếm cứu nạn có tính chất lâu dài nên Tổng cục ĐBVN phải có chiến lược dài hạn trong xây dựng quy hoạch.

Để chủ động đối phó với mưa bão năm nay, Thứ trưởng Trương Tấn Viên yêu cầu Tổng cục ĐBVN cần làm tốt công tác kiểm tra trước mùa mưa bão, chủ động phòng chống, phối hợp lực lượng chức năng đảm bảo an toàn giao thông, tài sản và con người trước và trong mùa mưa bão, chủ động đối phó với thiên tai, kiểm tra lại các vật tư, trang thiết bị dự phòng phục vụ cho công tác PCBL&TKCN. Thứ trưởng cũng yêu cầu, các Cục, Sở GTVT, Ban QLDA cần tập trung theo dõi diễn biến của thiên tai, khi có thiên tai xảy ra cần túc trực 24/24 giờ tránh làm mất liên lạc,có cách ứng cứu kịp thời quyết liệt để  nhanh chóng phân luồng đảm bảo an toàn giao thông khi có sự cố xảy ra. Thứ trưởng hy vọng trong mùa mưa bão năm nay các đơn vị sẽ trong ứng phó và khắc phục hậu quả bão lụt một cách kịp thời, đảm bảo thông xe trong thời gian ngắn nhất và giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra.
 

Khánh Hồng
(duongbo.vn)

 

Additional information