TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5

 
   

HỒ SƠ MỜI THẦU

Gói thầu số 09:

Thi công xây dựng và đảm bảo giao thông

 

Dự án:

Nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam (thuộc đoạn tuyến Quốc lộ 40B).

 

Phát hành ngày:

28/01/2019

Ban hành kèm theo Quyết định:

      

Số 148/QĐ-BGTVT ngày 21/01/2019

 

Chủ đầu tư:

Bộ Giao thông vận tải

Bên mời thầu:

Ban Quản lý dự án 5

         

TẬP I: CHỈ DẪN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU

TƯ VẤN LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU

L.D TECCO533 – TECCO 5

BÊN MỜI THẦU

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019.

MỤC LỤC

Mô tả  tóm tắt ……………………………………………………………………

3

Từ ngữ viết tắt……………………………………………………………….......

4

Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU………………………………………………

5

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu ……………………………………………………

5

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu ……………………………………………..

29

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu……………………………….

33

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu………………………………………………….

49

Phần 2. YÊU CẦU VỀ XÂY LẮP……………………………………………

91

Chương V. Yêu cầu về xây lắp…………………………………………………

91

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG…………

96

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng……………………………………

96

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng……………………………………

110

Chương VIII.Biểu mẫu hợp đồng………………………………………………

119

   

MÔ TẢ TÓM TẮT

Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I.     Chỉ dẫn nhà thầu

Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Thông tin bao gồm các quy định về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ dự thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng. Chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định ở Chương này.

Chương II.   Bảng dữ liệu đấu thầu

Chương này quy định cụ thể các nội dung của Chương I khi áp dụng đối với từng gói thầu.

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

Chương này bao gồm các tiêu chí để đánh giá hồ sơ dự thầu và đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu để thực hiện gói thầu.

Chương IV.  Biểu mẫu dự thầu

Chương này bao gồm các biểu mẫu mà nhà thầu sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của hồ sơ dự thầu.

Phần 2. YÊU CẦU VỀ XÂY LẮP

Chương V. Yêu cầu về xây lắp

Chương này cung cấp các thông tin về thông số kỹ thuật, bản vẽ, thông tin bổ sung mô tả công trình đang được đấu thầu, các yêu cầu về nhân sự và thiết bị để thực hiện gói thầu.

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

Chương này gồm các điều khoản chung được áp dụng cho tất cả các hợp đồng của các gói thầu khác nhau. Chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định ở Chương này.

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Chương này bao gồm dữ liệu hợp đồng và Điều kiện cụ thể, trong đó có điều khoản cụ thể cho mỗi hợp đồng. Điều kiện cụ thể của hợp đồng nhằm sửa đổi, bổ sung nhưng không được thay thế Điều kiện chung của Hợp đồng.

Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng

Chương này gồm các biểu mẫu mà sau khi được hoàn chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của hợp đồng. Các mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Thư bảo lãnh) do nhà thầu trúng thầu hoàn chỉnh trước khi hợp đồng có hiệu lực và Bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có yêu cầu về tạm ứng)

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

CDNT

Chỉ dẫn nhà thầu

BDL      

Bảng dữ liệu đấu thầu

HSMT         

Hồ sơ mời thầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu, bao gồm hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính

HSĐXKT

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

HSĐXTC

Hồ sơ đề xuất về tài chính

ĐKC

Điều kiện chung của hợp đồng

ĐKCT

Điều kiện cụ thể của hợp đồng

VND

đồng Việt Nam

USD

đô la Mỹ

EUR

đồng tiền chung Châu Âu


Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I. CHỈ DẪN NHÀ THẦU

1. Phạm vi gói thầu

1.1. Bên mời thầu quy định tại BDL phát hành bộ HSMT này để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu xây lắp được mô tả trong Phần 2 - Yêu cầu về xây lắp.

1.2. Tên gói thầu; số hiệu, số lượng các phần (trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập) quy định tại BDL.

1.3. Thời gian thực hiện hợp đồng quy định tại BDL.

2.   Nguồn vốn

Nguồn vốn (hoặc phương thức thu xếp vốn) để sử dụng cho gói thầu được quy định tại BDL.

3.   Hành vi bị cấm

1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị HSDT cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

b) Cá nhân trực tiếp đánh giá HSDT, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong HSDT làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

5. Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

b) Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm Bên mời thầu, Chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của Bên mời thầu, Chủ đầu tư;

b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định HSMT đối với cùng một gói thầu;

c) Tham gia đánh giá HSDT đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu;

d) Là cá nhân thuộc Bên mời thầu, Chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người đứng đầu Chủ đầu tư, Bên mời thầu đối với các gói thầu do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu tham dự thầu;

đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;

e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do Chủ đầu tư, Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

g) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13;

h) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong HSMT;

i) Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

7. Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 Điều 92 của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13:

a) Nội dung HSMT trước thời điểm phát hành theo quy định;

b) Nội dung HSDT, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng HSDT trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Nội dung yêu cầu làm rõ HSDT của Bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá HSDT trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Báo cáo của Bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được công khai theo quy định;

e) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.

8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

b) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

4.   Tư cách hợp lệ của nhà thầu và tính hợp lệ của vật tư, thiết bị, dịch vụ liên quan

4.1. Tư cách hợp lệ của nhà thầu[1]:

a) Đáp ứng điều kiện về cấp doanh nghiệp theo quy định tại BDL; có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu đang hoạt động cấp[2];

b) Hạch toán tài chính độc lập;

c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

d) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại BDL;    

đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

e) Đã đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại BDL.

4.2. Tính hợp lệ của vật tư, thiết bị và các dịch vụ liên quan:

a) Tất cả vật tư, thiết bị và dịch vụ liên quan được cung cấp theo hợp đồng phải có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp. Nhà thầu phải nêu rõ ký hiệu, mã hiệu, nhãn mác (nếu có) và xuất xứ của vật tư, thiết bị. Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp bằng chứng về xuất xứ của vật tư, thiết bị và tính hợp lệ của dịch vụ;

b) “Xuất xứ của vật tư, thiết bị” được hiểu là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ vật tư, thiết bị hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với vật tư, thiết bị trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra vật tư, thiết bị đó;

c) Các tài liệu chứng minh về xuất xứ của vật tư, thiết bị và tính hợp lệ của dịch vụ có thể bao gồm: Chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng, vận đơn, tài liệu kỹ thuật liên quan của vật tư thiết bị; tài liệu chứng minh tính hợp lệ của dịch vụ cung cấp cho gói thầu.

5.   Nội dung của HSMT

5.1. HSMT gồm có các Phần 1, 2, 3, 4 và cùng với tài liệu sửa đổi, bổ sung HSMT theo quy định tại Mục 7 CDNT (nếu có), trong đó cụ thể bao gồm các nội dung sau đây:

Phần 1. Thủ tục đấu thầu:

- Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu;

- Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu;

- Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

- Chương IV. Biểu mẫu dự thầu.

Phần 2. Yêu cầu về xây lắp:

- Chương V. Yêu cầu về xây lắp.

Phần 3. Điều kiện hợp đồng và Biểu mẫu hợp đồng:

- Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng;

- Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng;

- Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng.

Phần 4. Phụ lục

5.2. Thư mời thầu/thông báo mời thầu do Bên mời thầu phát hành hoặc cung cấp không phải là một phần của HSMT.

5.3. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính chính xác, hoàn chỉnh của HSMT, tài liệu giải thích làm rõ HSMT, biên bản hội nghị tiền đấu thầu (nếu có) hay các tài liệu sửa đổi của HSMT theo quy định tại Mục 7 CDNT nếu các tài liệu này không được cung cấp bởi Bên mời thầu. Các tài liệu do nhà thầu nhận được nếu có mâu thuẫn về nội dung thì tài liệu do Bên mời thầu phát hành sẽ có ý nghĩa quyết định.

5.4. Nhà thầu phải nghiên cứu mọi thông tin chỉ dẫn, biểu mẫu, yêu cầu về xây lắp, yêu cầu về tài chính và các yêu cầu khác trong HSMT để chuẩn bị lập HSDT của mình bao gồm tất cả thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong HSMT.

6.   Làm rõ HSMT, khảo sát hiện trường, hội nghị tiền đấu thầu

6.1. Trong trường hợp cần làm rõ HSMT, nhà thầu phải gửi văn bản đề nghị làm rõ đến Bên mời thầu hoặc đặt câu hỏi trong hội nghị tiền đấu thầu (nếu có) theo quy định tại Mục 6.4 CDNT. Khi Bên mời thầu nhận được đề nghị làm rõ HSMT của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu một số ngày theo quy định tại BDL, Bên mời thầu phải có văn bản trả lời tất cả các yêu cầu làm rõ HSMT. Bên mời thầu sẽ gửi văn bản làm rõ HSMT cho nhà thầu có yêu cầu làm rõ HSMT và tất cả nhà thầu khác đã nhận HSMT từ Bên mời thầu, trong đó có mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà thầu đề nghị làm rõ. Trường hợp việc làm rõ dẫn đến phải sửa đổi HSMT thì Bên mời thầu phải tiến hành sửa đổi HSMT theo thủ tục quy định tại Mục 7 và Mục 21.2 CDNT.

6.2. Nhà thầu nên đi khảo sát hiện trường công trình cũng như khu vực liên quan và tự chịu trách nhiệm tìm hiểu mọi thông tin cần thiết để lập HSDT cũng như thực hiện hợp đồng thi công công trình. Toàn bộ chi phí đi khảo sát hiện trường do nhà thầu tự chi trả.

6.3. Bên mời thầu sẽ cho phép nhà thầu và các bên liên quan của nhà thầu tiếp cận hiện trường để phục vụ mục đích khảo sát hiện trường với điều kiện nhà thầu và các bên liên quan của nhà thầu cam kết rằng Bên mời thầu và các bên liên quan của Bên mời thầu không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với nhà thầu và các bên liên quan của nhà thầu liên quan đến việc khảo sát hiện trường này. Nhà thầu và các bên liên quan của nhà thầu sẽ tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro của mình như tai nạn, mất mát hoặc thiệt hại tài sản và bất kỳ các mất mát, thiệt hại và chi phí nào khác phát sinh từ việc khảo sát hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, Bên mời thầu sẽ tổ chức, hướng dẫn nhà thầu đi khảo sát hiện trường theo quy định tại BDL.

6.4. Trong trường hợp cần thiết, Bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu theo quy định tại BDL. Mục đích của hội nghị là giải thích, làm rõ các vấn đề và trả lời các câu hỏi mà nhà thầu thấy chưa rõ liên quan đến nội dung HSMT. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Bên mời thầu trả lời yêu cầu làm rõ HSMT, nhà thầu nên gửi yêu cầu làm rõ đến Bên mời thầu trước ngày tổ chức hội nghị tiền đấu thầu.

Nội dung hội nghị tiền đấu thầu sẽ được Bên mời thầu lập thành biên bản, trong đó bao gồm: nội dung các câu hỏi của nhà thầu (không nêu tên cụ thể nhà thầu hỏi), nội dung câu trả lời của Bên mời thầu. Biên bản hội nghị tiền đấu thầu được gửi đến tất cả các nhà thầu đã nhận HSMT từ Bên mời thầu. Trong trường hợp HSMT cần phải được sửa đổi sau khi tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, Bên mời thầu sẽ phát hành văn bản sửa đổi HSMT như quy định tại Mục 7 CDNT, biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải là văn bản sửa đổi HSMT. Việc không tham gia hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại nhà thầu.

7.   Sửa đổi HSMT

7.1. Việc sửa đổi HSMT được thực hiện trước thời điểm đóng thầu thông qua việc phát hành văn bản sửa đổi HSMT.

7.2. Văn bản sửa đổi HSMT được coi là một phần của HSMT và phải được thông báo bằng văn bản đến tất cả các nhà thầu đã nhận HSMT từ Bên mời thầu.

7.3. Thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMT đến các nhà thầu đã nhận HSMT từ Bên mời thầu theo thời gian quy định tại BDL. Nhằm giúp các nhà thầu có đủ thời gian hợp lý để sửa đổi HSDT, Bên mời thầu có thể quyết định gia hạn thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.2 CDNT. Nhà thầu phải thông báo bằng văn bản cho Bên mời thầu là đã nhận được các tài liệu sửa đổi HSMT theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

8.   Chi phí dự thầu

Nhà thầu phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp HSDT. Trong mọi trường hợp, Bên mời thầu sẽ không phải chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu.

9.   Ngôn ngữ của HSDT

HSDT cũng như tất cả các thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà thầu với Bên mời thầu được viết bằng ngôn ngữ quy định trong BDL.

10. Thành phần của HSDT

HSDT bao gồm HSĐXKT và HSĐXTC, trong đó:

10.1. HSĐXKT phải bao gồm hồ sơ về hành chính, pháp lý, hồ sơ về năng lực và kinh nghiệm, đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu theo yêu cầu của HSMT. Cụ thể như sau:

a) Đơn dự thầu thuộc HSĐXKT theo quy định tại Mục 11 CDNT;

b) Thỏa thuận liên danh đối với trường hợp nhà thầu liên danh theo Mẫu số 03 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu;

c) Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18 CDNT;

d) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại Mục 4.1 CDNT;

đ) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu theo quy định tại Mục 19.3 CDNT;

e) Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 12 CDNT;

g) Đề xuất kỹ thuật theo quy định tại Mục 13 CDNT.

10.2. HSĐXTC phải bao gồm các thành phần sau đây:

a) Đơn dự thầu thuộc HSĐXTC theo quy định tại Mục 11 CDNT;

b) Đề xuất về tài chính và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Mục 11 và Mục 14 CDNT.

10.3. Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT theo quy định tại Mục 15 CDNT, kèm theo đề xuất về tài chính liên quan đến phương án kỹ thuật thay thế (nếu có);

10.4. Các nội dung khác theo quy định tại BDL.

11. Đơn dự thầu và các bảng biểu

Đơn dự thầu thuộc HSĐXKT, đơn dự thầu thuộc HSĐXTC và các bảng biểu tương ứng theo mẫu quy định tại Chương IV - Biểu mẫu dự thầu.

12. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

Nhà thầu phải ghi các thông tin cần thiết vào các mẫu trong Chương IV - Biểu mẫu dự thầu để chứng minh năng lực và kinh nghiệm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT. Nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của Bên mời thầu. Trường hợp gói thầu đã áp dụng sơ tuyển, khi nộp HSDT nếu nhà thầu có sự thay đổi về năng lực và kinh nghiệm so với thông tin kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển đã được đánh giá thì nhà thầu phải cập nhật lại năng lực và kinh nghiệm của mình; trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu không có sự thay đổi thì nhà thầu phải có cam kết bằng văn bản về việc vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

13. Thành phần đề xuất kỹ thuật

Trong HSĐXKT, nhà thầu phải nộp một Đề xuất kỹ thuật gồm mô tả cụ thể phương pháp thực hiện công việc, thiết bị, nhân sự, lịch biểu thực hiện và bất kỳ thông tin nào khác theo quy định ở Chương IV - Biểu mẫu dự thầu và phải mô tả đủ chi tiết để chứng minh tính phù hợp của đề xuất đối với các yêu cầu công việc và thời hạn cần hoàn thành công việc.

14. Giá dự thầu và giảm giá

14.1. Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu thuộc HSĐXTC, bao gồm toàn bộ các chi phí (chưa tính giảm giá) để thực hiện gói thầu theo yêu cầu tại Phần 2 – Yêu cầu về xây lắp.

14.2. Nhà thầu phải nộp HSDT cho toàn bộ công việc được mô tả trong Mục 1.1 CDNT và ghi đơn giá dự thầu, thành tiền cho tất cả các công việc nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu” tại Bảng tổng hợp giá dự thầu và Bảng chi tiết giá dự thầu của từng hạng mục theo quy định tại các Mẫu số 20, 21, 22, 23 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu. Trường hợp tại cột “đơn giá dự thầu” và cột “thành tiền” nhà thầu không ghi giá trị hoặc ghi là “0” thì được coi là nhà thầu đã phân bổ giá của công việc này vào các công việc khác thuộc gói thầu, nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện hoàn thành các công việc này theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT và không được Chủ đầu tư thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

14.3. Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu thuộc HSĐXTC hoặc đề xuất riêng trong thư giảm giá. Trường hợp giảm giá, nhà thầu phải nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các công việc, hạng mục cụ thể nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu”. Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong cột “Mô tả công việc mời thầu”. Trường hợp có thư giảm giá thì thư giảm giá có thể để cùng trong HSĐXTC hoặc nộp riêng song phải bảo đảm Bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp thư giảm giá nộp riêng thì thực hiện như quy định tại các Mục 20.2, 20.3 CDNT. Thư giảm giá sẽ được Bên mời thầu bảo quản như HSDT và được mở đồng thời cùng HSĐXTC của nhà thầu.

14.4. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về đơn giá dự thầu để thực hiện hoàn thành các công việc theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT, trường hợp nhà thầu có đơn giá bất thường, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ về cơ cấu đơn giá đó của nhà thầu theo quy định tại Mục 25 CDNT.

Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định. Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.

14.5. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập và cho phép dự thầu theo từng phần như quy định tại BDL thì nhà thầu có thể dự thầu một hoặc nhiều phần của gói thầu. Nhà thầu phải dự thầu đầy đủ các hạng mục trong phần mà mình tham dự. Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá, phải nêu rõ cách thức và giá trị giảm giá cụ thể cho từng phần theo Mục 14.3 CDNT.

14.6. Giá dự thầu của nhà thầu là cố định. Trường hợp cho phép điều chỉnh giá trong thời gian thực hiện hợp đồng theo quy định tại điều kiện của hợp đồng thì nhà thầu phải đề xuất các dữ liệu điều chỉnh giá theo Mẫu số 24 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu để phục vụ điều chỉnh giá theo công thức điều chỉnh giá quy định tại Mục 35 ĐKCT Chương VII – Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

14.7. Trường hợp nhà thầu phát hiện khối lượng của các hạng mục công việc nêu trong cột Mô tả công việc mời thầu chưa chính xác so với thiết kế, nhà thầu có thể thông báo cho Bên mời thầu và lập một bảng chào giá riêng cho phần khối lượng sai khác này để Bên mời thầu xem xét. Nhà thầu không được tính toán phần khối lượng sai khác này vào giá dự thầu.

15. Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT

15.1. Trường hợp HSMT quy định tại BDL về việc nhà thầu có thể đề xuất phương án kỹ thuật thay thế thì phương án kỹ thuật thay thế đó mới được xem xét.

15.2. Phương án kỹ thuật thay thế chỉ được xem xét khi phương án chính được đánh giá là đáp ứng yêu cầu và nhà thầu được xếp hạng thứ nhất. Trong trường hợp này, nhà thầu phải cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để Bên mời thầu có thể đánh giá phương án kỹ thuật thay thế, bao gồm: thuyết minh, bản vẽ, thông số kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công và các thông tin liên quan khác. Việc đánh giá phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT thực hiện theo quy định tại Mục 6 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

16. Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán

Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán quy định tại BDL.

17. Thời gian có hiệu lực của HSDT

17.1. HSDT bao gồm HSĐXKT và HSĐXTC phải có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy định tại BDL. HSĐXKT hoặc HSĐXTC nào có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

17.2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của HSDT, Bên mời thầu có thể đề nghị các nhà thầu gia hạn hiệu lực của HSDT (gia hạn hiệu lực của cả HSĐXKT và HSĐXTC), đồng thời yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (bằng thời gian có hiệu lực của HSDT sau khi gia hạn cộng thêm 30 ngày). Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của HSDT thì HSDT của nhà thầu không được xem xét tiếp và nhà thầu sẽ được nhận lại bảo đảm dự thầu. Nhà thầu chấp nhận đề nghị gia hạn không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của HSDT. Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản.

18.  Bảo đảm dự thầu

18.1. Khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc (đối với trường hợp đặt cọc) như quy định tại Mục 18.2 CDNT. Trường hợp sử dụng thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh đó phải theo Mẫu số 04 Chương IV- Biểu mẫu dự thầu hoặc theo một hình thức khác tương tự nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu. Trường hợp HSDT được gia hạn hiệu lực theo quy định tại Mục 17.2 CDNT thì hiệu lực của bảo đảm dự thầu cũng phải được gia hạn tương ứng.

Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:

a) Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì HSDT của liên danh đó sẽ không được xem xét, đánh giá tiếp. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.5 CDNT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả;

b) Các thành viên trong liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho thành viên liên danh đó và cho thành viên khác trong liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.5 CDNT thì bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả.

18.2. Giá trị, đồng tiền và thời gian hiệu lực của bảo đảm dự thầu theo quy định tại BDL.

18.3. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định Mục 18.2 CDNT, không đúng tên Bên mời thầu (đơn vị thụ hưởng), không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Bên mời thầu.

18.4. Nhà thầu không được lựa chọn sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu trong thời hạn tối đa theo quy định tại BDL, kể từ ngày thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với nhà thầu được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

18.5. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà thầu rút HSDT (bao gồm HSĐXKT hoặc HSĐXTC) sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của HSDT;

b) Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 39.1 CDNT;

c) Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 41 CDNT;

d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

đ) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng trong thời gian quy định tại Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng.

19. Quy cách HSDT và chữ ký trong HSDT

19.1. Nhà thầu phải chuẩn bị HSDT bao gồm: 1 bản gốc HSĐXKT, 1 bản gốc HSĐXTC theo quy định tại Mục 10 CDNT và một số bản chụp HSĐXKT, HSĐXTC theo số lượng quy định tại BDL. Trên trang bìa của các hồ sơ phải ghi rõ “BẢN GỐC HSĐXKT”, “BẢN GỐC HSĐXTC”,“BẢN CHỤP HSĐXKT”, “BẢN CHỤP HSĐXTC”.

Trường hợp có sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTC thì nhà thầu phải chuẩn bị 1 bản gốc và một số bản chụp hồ sơ theo số lượng quy định tại BDL. Trên trang bìa của các hồ sơ phải ghi rõ “BẢN GỐC HSĐXKT SỬA ĐỔI”, “BẢN CHỤP HSĐXKT SỬA ĐỔIBẢN GỐC HSĐXTC SỬA ĐỔI”, “BẢN CHỤP HSĐXTC SỬA ĐỔI”, BẢN GỐC HSĐXKT THAY THẾ”, “BẢN CHỤP HSĐXKT THAY THẾBẢN GỐC HSĐXTC THAY THẾ”, “BẢN CHỤP HSĐXTC THAY THẾ”.

Trường hợp có phương án kỹ thuật thay thế theo quy định tại Mục 15 CDNT thì nhà thầu phải chuẩn bị 1 bản gốc và một số bản chụp hồ sơ theo số lượng quy định tại BDL. Trên trang bìa của các hồ sơ phải ghi rõ “BẢN GỐC ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THAY THẾ”, “BẢN CHỤP ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THAY THẾ”.

19.2. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì HSDT của nhà thầu bị loại.

19.3. Bản gốc của HSĐXKT, HSĐXTC phải được đánh máy hoặc viết bằng mực không phai, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT, bảng giá và các biểu mẫu khác tại Chương IV – Biểu mẫu dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà thầu hoặc người được ủy quyền hợp pháp ký tên và đóng dấu (nếu có), trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu hoặc bản chụp Điều lệ công ty, Quyết định thành lập chi nhánh được chứng thực hoặc các tài liệu khác chứng minh thẩm quyền của người được ủy quyền và được nộp cùng với HSDT.

19.4. Trường hợp là nhà thầu liên danh thì HSDT phải có chữ ký của đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên liên danh hoặc thành viên đại diện nhà thầu liên danh theo thỏa thuận liên danh. Để bảo đảm tất cả các thành viên của liên danh đều bị ràng buộc về mặt pháp lý, văn bản thỏa thuận liên danh phải có chữ ký của đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên trong liên danh.

19.5. Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký đơn dự thầu.

20. Niêm phong và ghi bên ngoài HSDT

20.1. Túi đựng HSĐXKT bao gồm bản gốc và các bản chụp HSĐXKT, bên ngoài phải ghi rõ "HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT". Túi đựng HSĐXTC bao gồm bản gốc và các bản chụp HSĐXTC, bên ngoài phải ghi rõ "HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH".

Trường hợp nhà thầu có sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTC thì hồ sơ sửa đổi, thay thế (bao gồm bản gốc và các bản chụp) phải được đựng trong các túi riêng biệt với túi đựng HSĐXKT và túi đựng HSĐXTC, bên ngoài phải ghi rõ “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT THAY THẾ”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH THAY THẾ”.

Trường hợp nhà thầu có đề xuất phương án kỹ thuật thay thế thì toàn bộ phương án kỹ thuật thay thế, bao gồm cả đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính phải được đựng trong các túi riêng biệt với túi đựng HSĐXKT và túi đựng HSĐXTC, bên ngoài phải ghi rõ “ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THAY THẾ”.

Các túi đựng: HSĐXKT, HSĐXTC; HSĐXKT sửa đổi, HSĐXKT thay thế, HSĐXTC sửa đổi, HSĐXTC thay thế (nếu có); đề xuất phương án kỹ thuật thay thế (nếu có) phải được niêm phong. Cách niêm phong theo quy định riêng của nhà thầu.

20.2. Trên các túi đựng hồ sơ phải:

a) Ghi tên và địa chỉ của nhà thầu;

b) Ghi tên người nhận là tên Bên mời thầu theo quy định tại Mục 21.1 CDNT;

c) Ghi tên gói thầu theo quy định tại Mục 1.2 CDNT;

d) Ghi dòng chữ cảnh báo: “không được mở trước thời điểm mở HSĐXKT” đối với túi đựng HSĐXKT và túi đựng HSĐXKT sửa đổi, HSĐXKT thay thế (nếu có); “không được mở trước thời điểm mở HSĐXTC” đối với túi đựng HSĐXTC và túi đựng HSĐXTC sửa đổi, HSĐXTC thay thế (nếu có).

20.3. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không tuân theo quy định của HSMT này như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDT trong quá trình chuyển đến Bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDT theo hướng dẫn quy định tại các Mục 20.1 và 20.2 CDNT. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDT nếu nhà thầu không thực hiện đúng quy định nêu trên.

21. Thời điểm đóng thầu

21.1. Nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi HSDT đến địa chỉ của Bên mời thầu nhưng phải bảo đảm Bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại BDL.Bên mời thầu tiếp nhận HSDT của tất cả các nhà thầu nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà thầu tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận HSMT từ Bên mời thầu. Trường hợp chưa mua HSMT thì nhà thầu phải trả cho Bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán HSMT trước khi HSDT được tiếp nhận.

21.2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu bằng cách sửa đổi HSMT theo Mục 7 CDNT. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của Bên mời thầu và nhà thầu theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn.

22. HSDT nộp muộn

Bên mời thầu sẽ không xem xét bất kỳ HSDT nào được nộp sau thời điểm đóng thầu. Bất kỳ HSDT nào mà Bên mời thầu nhận được sau thời điểm đóng thầu sẽ bị tuyên bố là HSDT nộp muộn, bị loại và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu.

23. Rút, thay thế và sửa đổi HSDT

23.1. Sau khi nộp HSDT, nhà thầu có thể sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT bằng cách gửi văn bản thông báo có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu, trường hợp ủy quyền thì phải gửi kèm giấy ủy quyền theo quy định tại Mục 19.3 CDNT. Hồ sơ sửa đổi hoặc thay thế HSDT phải được gửi kèm với văn bản thông báo việc sửa đổi, thay thế và phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Được nhà thầu chuẩn bị và nộp cho Bên mời thầu theo quy định tại Mục 19 và Mục 20 CDNT, trên túi đựng văn bản thông báo phải ghi rõ “SỬA ĐỔI HSĐXKT” hoặc “SỬA ĐỔI HSĐXTC” hoặc “THAY THẾ HSĐXKT” hoặc “THAY THẾ HSĐXTC” hoặc “RÚT HSDT”;

b) Được Bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 CDNT.

23.2. HSDT mà nhà thầu yêu cầu rút lại theo Mục 23.1 CDNT sẽ được trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng cho nhà thầu.

23.3. Nhà thầu không được sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT sau thời điểm đóng thầu cho đến khi hết hạn hiệu lực của HSDT mà nhà thầu đã ghi trong đơn dự thầu hoặc đến khi hết hạn hiệu lực đã gia hạn của HSDT.

24. Bảo mật

24.1. Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT và đề nghị trao hợp đồng phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà thầu hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDT của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ thông tin được công khai khi mở HSĐXKT, HSĐXTC.

24.2. Trừ trường hợp làm rõ HSDT theo quy định tại Mục 25 CDNT và thương thảo hợp đồng, nhà thầu không được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình và các vấn đề khác liên quan đến gói thầu trong suốt thời gian từ khi mở HSĐXKT cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

25. Làm rõ HSDT

25.1. Sau khi mở HSĐXKT, HSĐXTC, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ HSĐXKT, HSĐXTC theo yêu cầu của Bên mời thầu. Tất cả các yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu và phản hồi của nhà thầu phải được thực hiện bằng văn bản. Trường hợp HSĐXKT của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong HSĐXKT và HSĐXTC của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Nhà thầu phải thông báo cho Bên mời thầu về việc đã nhận được văn bản yêu cầu làm rõ HSDT bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

25.2. Việc làm rõ HSDT giữa nhà thầu và Bên mời thầu được thực hiện thông qua văn bản.

25.3. Trong khoảng thời gian theo quy định tại BDL, trường hợp nhà thầu phát hiện HSDT của mình thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến Bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của HSDT. Bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc đã nhận được các tài liệu làm rõ của nhà thầu bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

25.4. Việc làm rõ HSDT chỉ được thực hiện giữa Bên mời thầu và nhà thầu có HSDT cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ HSDT được Bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT. Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và yêu cầu về kỹ thuật, tài chính nếu quá thời hạn làm rõ mà nhà thầu không có văn bản làm rõ hoặc có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu thì Bên mời thầu sẽ đánh giá HSDT của nhà thầu theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu.

25.5. Trường hợp cần thiết, Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu có khả năng trúng thầu đến làm việc trực tiếp với Bên mời thầu để làm rõ HSDT. Nội dung làm rõ HSDT phải được ghi cụ thể thành biên bản. Việc làm rõ HSDT trong trường hợp này phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch.

26. Các sai khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung

Các định nghĩa sau đây sẽ được áp dụng cho quá trình đánh giá HSDT:

26.1. “Sai khác” là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong HSMT;

26.2. “Đặt điều kiện” là việc đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong HSMT;

26.3. “Bỏ sót nội dung” là việc nhà thầu không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong HSMT.

27. Xác định tính đáp ứng của HSDT

27.1. Bên mời thầu sẽ xác định tính đáp ứng của HSDT dựa trên nội dung của HSDT theo quy định tại Mục 10 CDNT.

27.2. HSDT đáp ứng cơ bản là HSDT đáp ứng các yêu cầu nêu trong HSMT mà không có các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản. Sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản nghĩa là những điểm trong HSDT mà:

a) nếu được chấp nhận thì sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi, chất lượng hay hiệu quả sử dụng của công trình được quy định trong hợp đồng; gây hạn chế đáng kể và không thống nhất với HSMT đối với quyền hạn của Chủ đầu tư hoặc nghĩa vụ của nhà thầu trong hợp đồng;

b) nếu được sửa lại thì sẽ gây ảnh hưởng không công bằng đến vị thế cạnh tranh của nhà thầu khác có HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT.

27.3. Bên mời thầu phải kiểm tra các khía cạnh kỹ thuật của HSDT theo Mục 13 CDNT và việc kiểm tra đề xuất kỹ thuật nhằm khẳng định rằng tất cả các yêu cầu nêu trong Phần 2 – Yêu cầu về xây lắp đã được đáp ứng và HSDT không có những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót các nội dung cơ bản.

27.4. Nếu HSDT không đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trong HSMT thì HSDT đó sẽ bị loại; không được phép sửa đổi các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT đó nhằm làm cho nó trở thành đáp ứng cơ bản HSMT.

28. Sai sót không nghiêm trọng

28.1. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT thì Bên mời thầu có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong HSDT.

28.2. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong một thời hạn hợp lý để sửa chữa những điểm chưa phù hợp hoặc sai sót không nghiêm trọng trong HSDT liên quan đến các yêu cầu về tài liệu. Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào của giá dự thầu; nếu không đáp ứng yêu cầu nói trên của Bên mời thầu thì HSDT của nhà thầu có thể sẽ bị loại.

28.3. Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản HSMT, Bên mời thầu sẽ điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến giá dự thầu. Theo đó, giá dự thầu sẽ được điều chỉnh để phản ánh chi phí cho các hạng mục bị thiếu hoặc chưa đáp ứng yêu cầu; việc điều chỉnh này chỉ hoàn toàn nhằm mục đích so sánh các HSDT.

29. Nhà thầu phụ

29.1. Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ kê khai theo Mẫu số 18(a) Chương IV – Biểu mẫu dự thầu. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá HSDT của nhà thầu chính (trừ trường hợp HSMT quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí năng lực (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

Trường hợp trong HSDT, nếu nhà thầu chính không đề xuất sử dụng nhà thầu phụ cho một công việc cụ thể hoặc không dự kiến các công việc sẽ sử dụng nhà thầu phụ thì được hiểu là nhà thầu chính có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công việc thuộc gói thầu. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện việc sử dụng nhà thầu phụ thì nhà thầu chính sẽ được coi là vi phạm hành vi “chuyển nhượng thầu” theo quy định tại Mục 3 CDNT.

29.2. Nhà thầu chính chỉ được sử dụng nhà thầu phụ thực hiện các công việc với tổng giá trị dành cho nhà thầu phụ không vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) trên giá dự thầu của nhà thầu theo quy định tại BDL.

29.3. Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong HSDT; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT và việc sử dụng nhà thầu phụ vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Mục 29.2 CDNT chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận; trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ, ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong HSDT mà chưa được Chủ đầu tư chấp thuận được coi là hành vi “chuyển nhượng thầu”.

29.4. Chủ đầu tư có thể cho phép nhà thầu chính sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt theo quy định tại BDL. Trong trường hợp này, nhà thầu chính phải kê khai danh sách nhà thầu phụ đặc biệt theo Mẫu số 18(b) Chương IV – Biểu mẫu dự thầu và kê khai về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt. Bên mời thầu sẽ đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt theo tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Khoản 2.3 Mục 2 – Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT. Trường hợp nhà thầu phụ đặc biệt không đáp ứng yêu cầu của HSMT và nhà thầu chính có năng lực, kinh nghiệm không đáp ứng yêu cầu thực hiện phần công việc đã dành cho nhà thầu phụ đặc biệt thì HSDT của nhà thầu được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu của HSMT.

30. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

30.1. Nguyên tắc ưu đãi:

a) Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các HSDT xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên tổng giá trị tiền lương, tiền công chi trả nêu trong HSDT);

b) Trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của HSMT;

c) Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các HSDT xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.

30.2. Đối tượng được hưởng ưu đãi và cách tính ưu đãi theo quy định tại BDL.

31. Mở HSĐXKT

31.1. Ngoại trừ các trường hợp quy định tại Mục 22 và Mục 23 CDNT, Bên mời thầu phải mở công khai và đọc to, rõ các thông tin theo Mục 31.3 CDNT của tất cả HSĐXKT thuộc HSDT đã nhận được trước thời điểm đóng thầu. Việc mở HSĐXKT phải được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở HSĐXKT và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở HSĐXKT không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà thầu tham dự thầu.

31.2. Trường hợp nhà thầu có đề nghị rút hoặc thay thế HSDT thì trước tiên Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “RÚT HSDT”, túi đựng HSDT của nhà thầu có đề nghị rút HSDT sẽ được giữ nguyên niêm phong và trả lại nguyên trạng cho nhà thầu. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu rút HSDT và vẫn mở HSĐXKT tương ứng nếu văn bản thông báo “RÚT HSDT” không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu.

Tiếp theo, Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “THAY THẾ HSĐXKT”; HSĐXKT sẽ được thay bằng HSĐXKT thay thế tương ứng; túi đựng HSĐXKT ban đầu sẽ được giữ nguyên niêm phong và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu. HSĐXKT sẽ không được thay thế nếu văn bản thông báo thay thế HSĐXKT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu.

Đối với các túi đựng văn bản thông báo “SỬA ĐỔI HSĐXKT” thì văn bản thông báo gửi kèm sẽ được mở và đọc to, rõ cùng với các HSĐXKT sửa đổi tương ứng. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu sửa đổi HSĐXKT nếu văn bản thông báo sửa đổi HSĐXKT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu. Chỉ có các HSĐXKT được mở và đọc trong lễ mở HSĐXKT mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

31.3. Việc mở HSĐXKT được thực hiện đối với từng HSĐXKT hoặc HSĐXKT thay thế (nếu có) theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong sau đó mở các túi hồ sơ bên ngoài đề "HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT", “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT SỬA ĐỔI” (nếu có) hoặc “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT THAY THẾ” (nếu có);

b) Mở bản gốc HSĐXKT, HSĐXKT sửa đổi (nếu có) hoặc HSĐXKT thay thế (nếu có) và đọc to, rõ những thông tin sau: tên nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSĐXKT, thời gian thực hiện hợp đồng ghi trong đơn dự thầu thuộc HSĐXKT, giá trị của bảo đảm dự thầu, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và các thông tin khác mà Bên mời thầu thấy cần thiết;

c) Đọc to, rõ số lượng bản chụp HSĐXKT và các thông tin có liên quan khác, bao gồm cả thông tin liên quan đến đề xuất phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu (nếu có);

d) Đại diện của Bên mời thầu tham dự lễ mở thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu thuộc HSĐXKT, giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thoả thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu. Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSDT nào khi mở thầu, trừ các HSDT nộp muộn theo quy định tại Mục 22 CDNT;

đ) Bên mời thầu và các nhà thầu tham dự mở HSĐXKT niêm phong các túi hồ sơ bên ngoài đề "HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH", “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH SỬA ĐỔI”, “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH THAY THẾ”; cách niêm phong do Bên mời thầu và các nhà thầu thống nhất. Sau khi niêm phong, Bên mời thầu có trách nhiệm bảo quản các túi hồ sơ nêu trên theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi mở HSĐXTC theo quy định tại Mục 33 CDNT.

31.4. Bên mời thầu phải lập biên bản mở HSĐXKT trong đó bao gồm các thông tin quy định tại Mục 31.3 CDNT. Đại diện của các nhà thầu tham dự lễ mở HSĐXKT sẽ được yêu cầu ký vào biên bản. Việc thiếu chữ ký của nhà thầu trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở HSĐXKT sẽ được gửi đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu.

32. Đánh giá HSĐXKT

32.1. Bên mời thầu sẽ áp dụng các tiêu chí đánh giá liệt kê trong Mục này và phương pháp đánh giá theo quy định tại BDL để đánh giá các HSĐXKT. Không được phép sử dụng bất kỳ tiêu chí hay phương pháp đánh giá nào khác.

32.2. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXKT:

a) Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXKT được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Nhà thầu có HSĐXKT hợp lệ được xem xét, đánh giá tiếp về năng lực và kinh nghiệm.

32.3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá tiếp về kỹ thuật.

32.4. Đánh giá về kỹ thuật:

a) Việc đánh giá về kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định tại Mục 3 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được tiếp tục xem xét, đánh giá HSĐXTC theo quy định tại các Mục 4, 5 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

32.5. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập và cho phép dự thầu theo từng phần theo quy định tại Mục 14.5 CDNT thì việc đánh giá HSĐXKT thực hiện theo quy định tại Mục 7 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT tương ứng với phần tham dự thầu của nhà thầu.

32.6. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được phê duyệt bằng văn bản. Bên mời thầu sẽ thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính, kèm theo thời gian, địa điểm mở HSĐXTC.

33. Mở HSĐXTC

33.1. Việc mở HSĐXTC được tiến hành công khai theo thời gian và tại địa điểm nêu trong văn bản thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở HSĐXTC và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở HSĐXTC không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

33.2. Tại lễ mở HSĐXTC, Bên mời thầu công khai văn bản phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, sau đó tiến hành kiểm tra niêm phong của túi hồ sơ bên ngoài đề "HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH", “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH SỬA ĐỔI” hoặc “HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH THAY THẾ”.

33.3. Trường hợp nhà thầu có đề nghị thay thế HSĐXTC, Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ thông tin của túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “THAY THẾ HSĐXTC”; HSĐXTC sẽ được thay bằng HSĐXTC thay thế tương ứng; túi đựng HSĐXTC ban đầu sẽ được giữ nguyên niêm phong và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu. HSĐXTC sẽ không được thay thế nếu văn bản thông báo thay thế HSĐXTC không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu.

Đối với các túi đựng văn bản thông báo “SỬA ĐỔI HSĐXTC” thì văn bản thông báo gửi kèm sẽ được mở và đọc to, rõ cùng với các HSĐXTC sửa đổi tương ứng. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu sửa đổi HSĐXTC nếu văn bản thông báo sửa đổi HSĐXTC không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu. Chỉ có các HSĐXTC được mở và đọc tại buổi mở HSĐXTC mới được tiếp tục xem xét và đánh giá.

33.4. Việc mở HSĐXTC được thực hiện đối với từng HSĐXTC theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây:

a) Mở bản gốc HSĐXTC, HSĐXTC sửa đổi (nếu có) hoặc HSĐXTC thay thế (nếu có) và đọc to, rõ những thông tin sau: tên nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSĐXTC, giá dự thầu trong đơn dự thầu thuộc HSĐXTC, giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu, giá trị giảm giá (nếu có), thời gian có hiệu lực của HSĐXTC và các thông tin khác mà Bên mời thầu thấy cần thiết. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì còn phải đọc giá dự thầu và giá trị giảm giá (nếu có) cho từng phần. Chỉ những thông tin về giảm giá được đọc trong lễ mở HSĐXTC mới được tiếp tục xem xét và đánh giá;

b) Đọc to, rõ số lượng bản chụp HSĐXTC và các thông tin có liên quan khác;

c) Đại diện của Bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc HSĐXTC, thư giảm giá (nếu có). Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSĐXTC nào của các nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi mở HSĐXTC.

33.5. Bên mời thầu phải lập biên bản mở HSĐXTC trong đó bao gồm các thông tin quy định tại các Mục 33.2, 33.3 và 33.4 CDNT. Đại diện của các nhà thầu tham dự lễ mở HSĐXTC sẽ được yêu cầu ký vào biên bản. Việc thiếu chữ ký nhà thầu trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở HSĐXTC sẽ được gửi đến tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

34. Đánh giá HSĐXTC và xếp hạng nhà thầu

34.1. Bên mời thầu sẽ áp dụng các tiêu chí đánh giá liệt kê trong Mục này và phương pháp đánh giá theo quy định tại BDL để đánh giá các HSĐXTC. Không được phép sử dụng bất kỳ tiêu chí hay phương pháp đánh giá nào khác.

34.2. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXTC:

a) Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXTC được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Nhà thầu có HSĐXTC hợp lệ được xem xét, đánh giá chi tiết HSĐXTC và xếp hạng nhà thầu.

34.3. Đánh giá chi tiết HSĐXTC và xếp hạng nhà thầu:

a) Việc đánh giá chi tiết HSĐXTC thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

b) Sau khi đánh giá chi tiết HSĐXTC, Bên mời thầu lập danh sách xếp hạng nhà thầu trình Chủ đầu tư phê duyệt. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời vào thương thảo hợp đồng. Việc xếp hạng nhà thầu thực hiện theo quy định tại BDL.

34.4. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập và cho phép dự thầu theo từng phần theo quy định tại Mục 14.5 CDNT thì việc đánh giá HSĐXTC thực hiện theo quy định tại Mục 7 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT tương ứng với phần tham dự thầu của nhà thầu.

35. Thương thảo hợp đồng

35.1. Căn cứ quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu, Bên mời thầu mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất đến thương thảo hợp đồng. Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:

a) Báo cáo đánh giá HSDT;

b) HSDT và các tài liệu làm rõ HSDT (nếu có) của nhà thầu;

c) HSMT.

35.2. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:

a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT;

b) Trong quá trình đánh giá HSDT và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện hạng mục công việc, khối lượng mời thầu nêu trong Bảng tổng hợp giá dự thầu và Bảng chi tiết giá dự thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong HSĐXTC chưa có đơn giá thì Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu;

c) Khi thương thảo hợp đồng đối với phần sai lệch thiếu, trường hợp trong HSĐXTC của nhà thầu không có đơn giá tương ứng với phần sai lệch thì phải lấy mức đơn giá dự thầu thấp nhất trong số các HSĐXTC của nhà thầu khác đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc lấy mức đơn giá trong dự toán được duyệt nếu chỉ có duy nhất nhà thầu này vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở thương thảo đối với sai lệch thiếu đó.

35.3. Nội dung thương thảo hợp đồng:

a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSĐXKT, HSĐXTC; giữa các nội dung khác nhau trong HSĐXKT, HSĐXTC có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu phát hiện và đề xuất trong HSĐXTC (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nếu trong HSMT có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế;

c) Thương thảo về nhân sự:

Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong HSĐXKT để đảm nhiệm các vị trí như chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện thiết kế một hoặc hai bước trước khi thi công), vị trí chỉ huy trưởng công trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá HSDT kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;

d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

đ) Thương thảo về các sai sót không nghiêm trọng quy định tại Mục 28 CDNT;

e) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

35.4. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, bảng giá hợp đồng, tiến độ thực hiện.

35.5. Trường hợp thương thảo không thành công, Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 39.1 CDNT.

36. Điều kiện xét duyệt trúng thầu

Nhà thầu được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

36.1. Có HSDT hợp lệ;

36.2. Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

36.3. Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 3 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;

36.4. Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;

36.5. Đáp ứng điều kiện theo quy định tại BDL;

36.6. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt. Trường hợp vượt dự toán được duyệt thì xử lý theo quy định tại các khoản 7, 8 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

37. Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu

37.1. Trong thời hạn quy định tại BDL, Bên mời thầu phải gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu theo đường bưu điện, fax và đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo Đấu thầu theo quy định. Trong văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên gói thầu, số hiệu gói thầu;

b) Tên nhà thầu trúng thầu;

c) Địa chỉ giao dịch hiện tại của nhà thầu trúng thầu;

d) Giá trúng thầu;

đ) Loại hợp đồng;

e) Thời gian thực hiện hợp đồng;

g) Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu.

37.2. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 39.1 CDNT, trong văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu.

37.3. Sau khi thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Mục 37.1 CDNT, nếu nhà thầu không được lựa chọn có văn bản hỏi về lý do không được lựa chọn thì trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc nhưng phải trước ngày ký hợp đồng, Bên mời thầu phải có văn bản trả lời gửi cho nhà thầu.

38. Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng

Đồng thời với văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, Bên mời thầu gửi thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng, bao gồm cả yêu cầu về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời gian hoàn thiện, ký kết hợp đồng theo Mẫu số 23 Chương VIII – Biểu mẫu hợp đồng cho nhà thầu trúng thầu với điều kiện nhà thầu đã được xác minh là đủ năng lực để thực hiện tốt hợp đồng. Thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng là một phần của hồ sơ hợp đồng. Trường hợp nhà thầu trúng thầu không đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo thời hạn nêu trong thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng thì nhà thầu sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm đ Mục 18.5 CDNT.

39. Hủy thầu

39.1. Bên mời thầu sẽ thông báo hủy thầu trong trường hợp sau đây:

a) Tất cả HSDT không đáp ứng được các yêu cầu nêu trong HSMT;

b) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong HSMT;

c) HSMT không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án;

d) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

39.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại điểm c và điểm d Mục 39.1 CDNT phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

39.3. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 39.1 CDNT, trong thời hạn 5 ngày làm việc Bên mời thầu phải hoàn trả bảo đảm dự thầu cho các nhà thầu dự thầu, trừ trường hợp nhà thầu vi phạm quy định tại điểm d Mục 39.1 CDNT.

40. Điều kiện ký kết hợp đồng

40.1. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, HSDT của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

40.2. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu. Trường hợp thực tế nhà thầu không còn đáp ứng cơ bản yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định nêu trong HSMT thì Chủ đầu tư sẽ từ chối ký kết hợp đồng với nhà thầu. Khi đó, Chủ đầu tư sẽ hủy quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng trước đó và mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng.

40.3. Chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

41. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

41.1. Trước khi hợp đồng có hiệu lực, nhà thầu trúng thầu phải cung cấp một bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc với nội dung và yêu cầu như quy định tại Mục 5 Chương VII – Điều kiện cụ thể của hợp đồng. Trường hợp nhà thầu sử dụng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì phải sử dụng Mẫu số 25 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng hoặc một mẫu khác được Chủ đầu tư chấp thuận.

41.2. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

42. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu có quyền gửi đơn kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đến Chủ đầu tư, Người có thẩm quyền, Hội đồng tư vấn theo địa chỉ quy định tại BDL. Việc giải quyết kiến nghị trong đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương XII Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Mục 2 Chương XII Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

43. Theo dõi, giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu

Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật đấu thầu, nhà thầu có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát theo quy định tại BDL.

Chương II. BẢNG DỮ LIỆU ĐẤU THẦU

CDNT 1.1

Tên Bên mời thầu là: Ban Quản lý dự án 5

CDNT 1.2

Tên gói thầu số 09: Thi công xây dựng và đảm bảo giao thông.

Tên dự án: Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam (thuộc đoạn tuyến Quốc lộ 40B).

CDNT 1.3

Thời gian thực hiện hợp đồng: 365 ngày (12 tháng)

CDNT 2

Nguồn vốn (hoặc phương thức thu xếp vốn):Vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014-2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên theo Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

CDNT 4.1 (a)

- Điều kiện về cấp doanh nghiệp: Không áp dụng

   * Các điều kiện khác:

     - Số lượng và tỷ lệ trong liên danh:

     + Số lượng: Để quản lý tốt trong quá trình thi công nhà thầu liên danh không được quá 03 thành viên.

+ Tỷ lệ liên danh: Thành viên đứng đầu liên danh phải thực hiện > 60% giá dự thầu.

- Đơn dự thầu do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký theo quy định trong văn bản thoả thuận liên danh;

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng gói thầu: Liên danh không được tuỳ tiện thay đổi tỷ lệ và nội dung công việc ghi trong hợp đồng liên danh khi tham dự đấu thầu. Trường hợp cần thiết phải có sự thay đổi tỷ lệ và nội dung công việc đã phân công. Nhà thầu liên danh phải có văn bản giải trình gửi Bên mời thầu để Bên mời thầu xem xét quyết định hoặc báo cáo Chủ đầu tư xem xét quyết định.

CDNT 4.1 (d)

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định như sau:

- Nhà thầu tham dự thầu là doanh nghiệp thì phải không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% với: Chủ đầu tư (Bộ GTVT), Bên mời thầu (Ban Quản lý dự án 5);

- Nhà thầu tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp với các nhà thầu tư vấn; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên. Cụ thể như sau:

+ Tư vấn lập hồ sơ thiết kế BVTC, dự toán, HSMT xây lắp: Liên danh Công ty cổ phần tư vấn xây dựng 533 - Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình giao thông 5;

+ Tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế BVTC (bao gồm cả thẩm tra ATGT giai đoạn thiết kế), dự toán: Trung tâm kỹ thuật đường bộ 3;

+ Đơn vị đánh giá HSDT: Ban Quản lý dự án 5;

+ Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu: Cục QLXD và CL CTGT (Bộ GTVT);

- Nhà thầu tham dự thầu không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý với: Chủ đầu tư (Bộ Giao thông vận tải), Bên mời thầu (Ban Quản lý dự án 5).

CDNT 4.1 (e)

Nhà thầu tham dự thầu phải có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

CDNT 4.1 (g)

Đối với nhà thầu nước ngoài: Không áp dụng

CDNT 6.1

Địa chỉ của Bên mời thầu (chỉ liên hệ khi cần giải thích làm rõ HSMT):

Nơi nhận: Ban Quản lý dự án 5

Địa chỉ: số 10B, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Đà Nẵng.

Số tầng/số phòng: Tầng 3, Phòng Kinh tế Kế hoạch.

Điện thoại/fax/email: 0236.3822021 ; Fax: 0236.3894916

Bên mời thầu phải nhận được yêu cầu giải thích làm rõ HSMT không muộn hơn 3 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNT 6.3

Bên mời thầu sẽ không tổ chức hướng dẫn nhà thầu đi khảo sát hiện trường. Nhà thầu tự tổ chức đi khảo sát hiện trường.

CDNT 6.4

Hội nghị tiền đấu thầu sẽ không được tổ chức.

CDNT 7.3

Tài liệu sửa đổi HSMT sẽ được Bên mời thầu gửi đến tất cả các nhà thầu đã nhận HSMT từ Bên mời thầu trước ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu 10 ngày.

Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMT không đáp ứng theo quy định thì Bên mời thầu sẽ thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu cho phù hợp (nếu cần).

CDNT 9

HSDT cũng như tất cả các thư từ và tài liệu liên quan đến HSDT trao đổi giữa nhà thầu với Bên mời thầu được viết bằng tiếng Việt.

CDNT 10.4

Không yêu cầu.

CDNT 14.5

Các phần của gói thầu: Không áp dụng

CDNT 15.1

Nhà thầu không được phép nộp đề xuất phương án kỹ thuật thay thế.

CDNT 16

Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán là VND.

CDNT 17.1

Thời hạn hiệu lực của HSDT (HSĐXKT và HSĐXTC) là 150 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNT 18.2

Nội dung bảo đảm dự thầu:

$1-       Giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu: là 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng tiền Việt Nam).

- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNT 18.4

Nhà thầu không được lựa chọn sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu trong thời hạn tối đa: 20 ngày, kể từ ngày thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu.

CDNT 19.1

Số lượng bản chụp HSĐXKT, HSĐXTC là: 04 bản chụp, trường hợp sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTC thì nhà thầu phải nộp các bản chụp hồ sơ sửa đổi, thay thế với số lượng bằng số lượng bản chụp HSĐXKT, HSĐXTC.

CDNT 21.1

Địa chỉ của Bên mời thầu (sử dụng để nộp HSDT):

- Nơi nhận: Ban Quản lý dự án 5

- Địa chỉ: Số 10B – đường Nguyễn Chí Thanh – thành phố Đà Nẵng

- Thời điểm đóng thầu là: 09giờ 00 phút, ngày 28 tháng 02 năm 2019

CDNT 25.3

Nhà thầu được tự gửi tài liệu để làm rõ HSDT đến Bên mời thầu trong vòng: 03 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNT 29.2

- Giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ thí nghiệm: tỷ lệ theo hợp đồng nguyên tắc được ký kết giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ thí nghiệm.

- Giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ xây lắp: Không áp dụng.

CDNT 29.4

Nhà thầu phụ đặc biệt: không áp dụng đối với gói thầu này và nhà thầu không được sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt.

CDNT 30.2

a) Đối tượng được hưởng ưu đãi là nhà thầu có tổng số lao động là nữ giới hoặc thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên và có thời gian sử dụng lao động tối thiểu bằng thời gian thực hiện gói thầu nhưng phải tồn tại trong thời gian thực hiện gói thầu;

b) Cách tính ưu đãi: nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được xếp hạng cao hơn HSDT của nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp HSDT của các nhà thầu được đánh giá ngang nhau. Trường hợp sau khi ưu đãi nếu các HSDT xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.

CDNT 31.1

Nhà thầu nộp HSDT và mở HSĐXKT sẽ được tiến hành công khai vào lúc: 09giờ 00 phút, ngày 28 tháng 02 năm 2019 tại địa điểm theo địa chỉ như sau:

- Ban Quản lý dự án 5

- Địa chỉ: Số 10B – Nguyễn Chí Thanh – Đà Nẵng

CDNT 32.1

Phương pháp đánh giá HSĐXKT là:

a) Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm: sử dụng tiêu chí đạt/không đạt;

b) Đánh giá về kỹ thuật: phương pháp chấm điểm quy định tại Mục 3 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

CDNT 34.1

Phương pháp đánh giá về tài chính: phương pháp đánh giá về tài chính theo phương pháp giá thấp nhất.

CDNT 34.3

Xếp hạng nhà thầu: Nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

CDNT 36.5

Nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất”

CDNT 37.1

Thời hạn gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu là tối đa là 5 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

CDNT 42

- Địa chỉ nhận đơn kiến nghị đại diện của Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án 5; s 10B đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Đà Nẵng; điện thoại: 0236.3822021; Fax: 0236.3894916.

- Địa chỉ nhận đơn kiến nghị của Người có thẩm quyền: Bộ GTVT; số 80 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

- Địa chỉ nhận đơn kiến nghị của Hội đồng tư vấn: Cục QLXD&CLCTGT - Bộ GTVT; số 80 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

CDNT 43

$1-       Địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát: Cục QLXD&CLCTGT - Bộ GTVT; số 80 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.


Chương III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HSDT

Mục 1. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ HSĐXKT

1.1. Kiểm tra HSĐXKT:

a) Kiểm tra số lượng bản chụp HSĐXKT;

b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSĐXKT, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc HSĐXKT, giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật và các thành phần khác thuộc HSĐXKT theo quy định tại Mục 10 CDNT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết HSĐXKT.

1.2. Đánh giá tính hợp lệ HSĐXKT: Theo tiêu chí “đạt’’, “không đạt’’.

HSĐXKT của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

TT

Nội dung đánh giá

Mức yêu cầu để được đánh giá đạt

1

Có bản gốc HSĐX;

01 bản gốc

2

Đơn dự thầu thuộc HSĐXKT

Có đơn dự thầu thuộc HSĐXKT được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có).

3

Thời gian thực hiện hợp đồng đáp ứng yêu cầu nêu trong HSMT.

Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật < 365 ngày.

4

Thời hạn hiệu lực của HSĐXKT đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 17.1 CDNT;

150 ngày

5

Bảo đảm dự thầu

$1-       Giá trị bảo đảm dự thầu là 2,0 tỷ đồng.

$1-       Thời hạn và hiệu lực của bảo đảm dự thầu là 180 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

6

Không có tên trong hai hoặc nhiều HSĐXKT.

Không có tên trong hai hoặc nhiều HSĐXKT với tư cách là nhà thầu chính.

7

Thỏa thuận liên danh

Thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu và trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính tỷ lệ % giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện theo Mẫu số 03 Chương IV – Biểu mẫu dự thầu

8

Tư cách hợp lệ của nhà thầu

Theo quy định tại Mục 4.1 CDNT

                           Nhà thầu có HSĐXKT hợp lệ được xem xét, đánh giá tiếp về năng lực và kinh nghiệm.

                           Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá HSĐXKT của nhà thầu chính (trừ trường hợp HSMT quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

Các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu (nhà thầu độc lập hoặc thành viên liên danh) được sử dụng theo tiêu chí “đạt’’, “không đạt’’.

Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn quy định tại các Mục 1, 2, 3, 4 và 5 Chương này. Nhà thầu được đánh giá là đạt về năng lực và kinh nghiệm khi đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại các Mục 2.1, 2,2, 2.3 Chương này.

2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm

Việc đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm được thực hiện theo Bảng tiêu chuẩn dưới đây:

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ KINH NGHIỆM

Các tiêu chí năng lực tài chính và kinh nghiệm

Các yêu cầu cần tuân thủ

Tài liệu cần nộp

TT

Mô tả

Yêu cầu

Nhà thầu độc lập

Nhà thầu liên danh

Tổng các thành viên liên danh

Từng thành viên liên danh

Tối thiểu một thành viên liên danh

1

Lịch sử không hoàn thành hợp đồng:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014đến thời điểm đóng thầu nhà thầu không có hợp đồng nào không hoàn thành.

- Không có hợp đồng nào bị chủ đầu tư kết luận nhà thầu không hoàn thành và nhà thầu không phản đối;

- Không có hợp đồng nào bị chủ đầu tư kết luận nhà thầu không hoàn thànhđã được trọng tài hoặc tòa án kết luận theo hướng bất lợi cho nhà thầu.

- Trường hợp có bất kỳ hợp đồng nào không hoàn thành nhưng nhà thầu không kê khai mà bên mời thầu phát hiện được thì nhà thầu bị kết luận có hành vi không trung thực và HSĐX của nhà thầu không được chấp nhận.

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Mẫu số 07

2

Kiện tụng đang giải quyết

Không áp dụng

         

3

Các yêu cầu về tài chính

           

3.1

Kết quả hoạt động tài chính:

Nhà thầu (nhà thầu độc lập và các thành viên trong liên danh) phải nộp báo cáo tài chính trong các năm gần đây 2015, 2016, 2017 (hoặc 2016, 2017, 2018) để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu.

- Giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm gần nhất 2017 (hoặc 2018) > 0.

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Mẫu số 09 kèm theo tài liệu chứng minh

3.2

Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng:

Doanh thu xây dựng hàng năm được tính bằng tổng các khoản thanh toán cho các hợp đồng xây lắp mà nhà thầu nhận được trong năm đó. Trường hợp liên danh được tính bằng tổng doanh thu của các thành viên liên danh.

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu (tương ứng với phần công việc đảm nhận)

Không áp dụng

Mẫu số 10

 

- Đối với nhà thầu độc lập

- Doanh thu bình quân từ hoạt động xây dựng trong 3 năm gần đây (2015, 2016, 2017) (hoặc 2016, 2017, 2018) > 204 tỷ đồng.

         
 

- Đối với nhà thầu liên danh: Doanh thu bình quân từ hoạt động xây dựng trong 3 năm gần đây của cả liên danh được tính bằng tổng doanh thu bình quân trong 3 năm gần đây của các thành viên trong liên danh, trong đó:

           
 

+ Doanh thu bình quân từ hoạt động xây dựng trong 03 (ba năm) gần đây của các thành viên liên danh

- Doanh thu bình quân từ hoạt động xây dựng trong 3 năm gần đây (2015, 2016, 2017) (hoặc 2016, 2017, 2018) của từng thành viên liên danh   > 204 tỷ đồng nhân với tỷ lệ (%) tham gia theo thỏa thuận liên danh.

         

3.3

Yêu cầu về nguồn lực tài chính:

Nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác (không kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng)

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu này (tương ứng với phần công việc đảm nhận)

Không áp dụng

Các Mẫu số 11, 12

 

$1-       Đối với nhà thầu độc lập

$1-    Phải đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với giá trị là 41 tỷ đồng

         
 

- Đối với nhà thầu liên danh:

Nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu của cả liên danh được tính bằng tổng nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu của các thành viên trong liên danh, trong đó:

         
 

+ Nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu của thành viên liên danh

$1-    Phải đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với giá trị là 41 tỷ đồng nhân với tỷ lệ (%) tham gia theo thỏa thuận liên danh.

         

4

Kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp

 

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu (tương ứng với phần công việc đảm nhận)

Không áp dụng

Mẫu số 13

4.1

 

Thời gian hoạt động trong ngành xây dựng giao thông, đối với nhà thầu độc lập hoặc từng thành viên trong liên danh (trong trường hợp là nhà thầu liên danh).

05 năm

 

05 năm

   

4.2

Kinh nghiệm thi công gói thầu tương tự:

 

- Đối với nhà thầu độc lập: Trong vòng các năm liền kề (từ năm 2013 đến thời điểm đóng thầu) nhà thầu đáp ứng các yêu cầu sau: Nhà thầu đã thi công và hoàn thành tối thiểu:

+) 02 hợp đồng tương tự (là hợp đồng xây dựng công trình giao thông đường bộ cấp II, có hạng mục thi công thảm bê tông nhựa mặt đường) trong đó có ít nhất một hợp đồng có giá trị ≥ 95 tỷ đồng.

+) Đối với Hợp đồng tương tự về hệ thống điện chiếu sáng: Nhà thầu (hoặc nhà thầu phụ) đã thi công và hoàn thành 01 hợp đồng thi công xây dựng công trình giao thông trong đó có hạng mục điện chiếu sáng (hoặc 01 hợp đồng thi công hệ thống điện chiếu sáng), có giá trị hạng mục điện chiếu sáng > 1,6 tỷ đồng.

- Đối với nhà thầu liên danh: Trong vòng các năm liền kề (từ năm 2013 đến thời điểm đóng thầu):

+ Mỗi thành viên trong liên danh đã thi công và hoàn thành 01 hợp đồng tương tự (là hợp đồng xây dựng công trình giao thông đường bộ cấp II, có hạng mục thi công thảm bê tông nhựa mặt đường) có giá trị   ≥ 95 tỷ đồng x tỷ lệ (%) tham gia được quy định trong thoả thuận liên danh. (Nếu có thành viên trong liên danh đảm nhận riêng phần công việc điện chiếu sáng thì không phải đáp ứng quy định này).

+ Đối với Hợp đồng tương tự về hệ thống điện chiếu sáng:Một trong các thành viên liên danh hoặc nhà thầu phụ đã thi công và hoàn thành 01 hợp đồng thi công xây dựng công trình giao thông trong đó có hạng mục điện chiếu sáng (hoặc 01 hợp đồng thi công hệ thống điện chiếu sáng)), có giá trị hạng mục điện chiếu sáng > 1,6 tỷ đồng.

+ Đối với nhà thầu là liên danh: Liên danh không quá 03 thành viên tham gia gói thầu này.

+ Để quản lý hợp đồng và quản lý trong quá trình thi công, quy định như sau: Đối với thành viên đứng đầu liên danh phải thực hiện khối lượng công việc > 60% giá trị của gói thầu.

         

5

Năng lực kỹ thuật

           

5.1

Năng lực hành nghề xây dựng

- Nhà thầu phải có chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình giao thông hạng II theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, Khoản 20 Điều 1 của Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ.

(Đối với nhà thầu liên danh, nếu thành viên trong liên danh chỉ đảm nhận riêng phần điện chiếu sáng thì thành viên này không cần đáp ứng điều kiện năng lực của tổ chức thi công công trình giao thông hạng II theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP).

- Nhà thầu thi công hệ thống điện chiếu sáng phải đáp ứng năng lực phù hợp với công việc đảm nhận.

         

5.2

Nhân sự chủ chốt:

           
 

- Chỉ huy trưởng công trường.

- Chỉ huy trưởng công trư­ờng phải đáp ứng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 53 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Khoản 12, Điều 1 của Nghị định số 100/NĐ-CP, cụ thể như sau:

+ Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 01 công trình giao thông đường bộ từ cấp II hoặc 02 công trình giao thông đường bộ từ cấp III trở lên;

+ Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng giao thông tối thiểu 5 năm;

+ Là nhân sự của nhà thầu đứng đầu liên danh (trong trường hợp liên danh để tham gia đấu thầu).

         
 

- Chủ nhiệm kỹ thuật thi công

- Chủ nhiệm kỹ thuật thi công của gói thầu này đáp ứng đủ các nội dung sau:

+ Phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành xây dựng công trình giao thông (cầu/đường bộ/cầu đường);

+ Có thời gian làm công tác thi công xây dựng công trình giao thông tối thiểu 5 năm;

+ Đã phụ trách kỹ thuật thi công của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II hoặc 2 công trình giao thông đường bộ cấp III.

+ Là nhân sự của nhà thầu đứng đầu liên danh (trong trường hợp liên danh để tham gia đấu thầu).

         
 

- Chủ nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm (chủ nhiệm KCS)

- Chủ nhiệm KCS của gói thầu này đáp ứng đủ các nội dung sau:

+ Phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành xây dựng công trình giao thông (cầu/đường bộ/cầu đường);

+ Có thời gian làm công tác thi công xây dựng công trình giao thông tối thiểu 5 năm;

+ Đã làm chủ nhiệm KCS của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II hoặc 2 công trình giao thông đường bộ cấp III.

+ Là nhân sự của nhà thầu đứng đầu liên danh (trong trường hợp liên danh để tham gia đấu thầu).

         

5.3

Các vị trí nhân sự chủ chốt khác:

           
 

- Cán bộ kỹ thuật thi công

- Tối thiểu 05 người và đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

+ Phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành xây dựng công trình giao thông (cầu/đường bộ/cầu đường);

+ Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm thi công công trình giao thông,

+ Đã tham gia thi công tối thiểu 01 công trình giao thông, trong đó có hạng mục thi công thảm bê tông nhựa mặt đường, móng cấp phối đá dăm.

+ Có thời gian làm công tác thi công xây dựng công trình giao thông tối thiểu là 3 năm.

         
 

$1-       Cán bộ phụ trách thí nghiệm:

- Tối thiểu 01 người, đáp ứng đủ các nội dung sau:

+ Phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành vật liệu xây dựng hoặc xây dựng công trình giao thông;

+ Phải có chứng chỉ thí nghiệm viên hoặc giấy chứng nhận đào tạo về thí nghiệm còn hiệu lực;

+ Có thời gian làm công tác thí nghiệm công trình giao thông tối thiểu 5 năm;

+ Đã tham gia công tác thí nghiệm của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II hoặc 2 công trình giao thông đường bộ cấp III.

         
 

$1-       Cán bộ phụ trách xe máy, thiết bị thi công; cán bộ phụ trách thanh toán; cán bộ phụ trách an toàn lao động.

$1-       Nhà thầu phải bố trí nhân sự cho các chức

danh: Cán bộ phụ trách xe máy, thiết bị có tối thiểu 01 người; cán bộ phụ trách thanh toán có tối thiểu 01 người; cán bộ phụ trách an toàn lao động có tối thiểu 01 người, và đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có thời gian làm công việc tương tự tối thiểu 3 năm.

+ Cán bộ phụ trách thanh toán: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế xây dựng hoặcđã tốt nghiệp đại họcchuyên ngành giao thôngvàcóchứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng;

+ Đối với cán bộ phụ trách xe máy, thiết bị: Tối thiểu phải có trình độ cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;

+ Đối với cán bộ phụ trách an toàn lao động: tối thiểu phải có trình độ cao đẳng nghề có chuyên ngành về an toàn lao động hoặctốt nghiệp đại học chuyên ngành giao thông và cóchứng chỉ đào tạo về an toàn lao động phù hợp với công việc đảm nhận.

         
 

- Cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công hệ thống điện chiếu sáng:

- Tối thiểu 02 người và đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

+ Phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc điện chiếu sáng;

+ Có thời gian làm công tác thi công xây dựng công trình điện tối thiểu là 3 năm;

+ Đã tham gia thi công 01 công trình điện chiếu sáng công cộng hoặc đèn tín hiệu giao thông.

         

5.4

Lực lượng lao động, công nhân kỹ thuật (không tính công nhân vận hành máy thi công)

$1-       Danh sách bố trí công nhân kỹ thuật có tối thiểu 30 người, đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình theo tiến độ yêu cầu. Có chứng chỉ đào tạo nghề phù hợp.

         

5.5

Thiết bị thi công chủ yếu

(Hạng mục thiết bị quy định tại mục 2.2.b, chương này)

a. Nhà thầu phải có khả năng cung cấp tối thiểu những máy móc, thiết bị chính phục vụ thi công.

b. Nhà thầu phải có phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn. Trường hợp nhà thầu không có phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn thì phải thuê một đơn vị thí nghiệm đủ tiêu chuẩn, phải có hợp đồng thuê thí nghiệm và phải bố trí phòng thí nghiệm hiện trường đầy đủ máy móc, thiết bị, nhân sự thí nghiệm theo yêu cầu gói thầu để phục vụ kiểm tra chất lượng thi công xây dựng.

- Nhà thầu phải có các loại máy móc, thiết bị với số lượng, chủng loại, tính năng, xuất xứ, chất lượng, công suất tối thiểu theo yêu cầu của gói thầu.

- Phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn là phòng thí nghiệm có quyết định công nhận phòng thí nghiệm LAS theo quy định, kèm theo danh mục được thực hiện các phép thử. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phòng thí nghiệm thiếu danh mục thực hiện các phép thử theo yêu cầu của công trình thì nhà thầu thi công bắt buộc phải thay thế hoặc bổ sung phòng thí nghiệm có danh mục phép thử theo yêu cầu.

+ Các thiết bị thí nghiệm phải có kết quả kiểm định còn hiệu lực và có bảng kê khai thiết bị thí nghiệm kèm theo.

         

6

Các yêu cầu khác: Nhà thầu phải cung cấp các tài liệu sau để làm cơ sở đối chứng với các số liệu mà nhà thầu kê khai tại điểm 1, 2, 3 nêu trên (Nhà thầu chỉ cần nộp bản chụp có công chứng hoặc chứng thực)

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

 

6.1

Về kinh nghiệm

- Nhà thầu (đã thực hiện hoàn thành hợp đồng với tư cách là nhà thầu độc lập, liên danh hoặc nhà thầu phụ) phải cung cấp bản sao công chứng hoặc chứng thực hợp đồng;   trường hợp hợp đồng không thể hiện được quy mô, tính chất công trình thì nhà thầu cung cấp văn bản công chứng hoặc chứng thực thể hiện được quy mô, tính chất công trình, một trong các tài liệu sau:

     + Quyết định duyệt dự án đầu tư;

     + Quyết định duyệt thiết kế kỹ thuật;

     + Quyết định duyệt thiết kế bản vẽ thi công;

     + Xác nhận của Chủ đầu tư.

     - Để chứng minh công trình nhà thầu đã thi công hoàn thành, tài liệu trong HSDT của nhà thầu phải là bản gốc hoặc bản sao công chứng hoặc chứng thực một trong các tài liệu sau:

     + Biên bản hoàn thành, bàn giao công trình đưa vào sử dụng (đối với nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

     + Biên bản Quyết toán công trình (đối với nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

     + Xác nhận đã hoàn thành công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ của chủ đầu tư (đối với nhà thầu độc lập, thành viên trong liên danh hoặc là nhà thầu phụ).

         

5.2

Về năng lực kỹ thuật

- Văn bằng, chứng chỉ và tài liệu chứng minh kinh nghiệm của các nhân sự chủ chốt (xác nhận của chủ đầu tư).

- Văn bằng, chứng chỉ các nhân sự chủ chốt khác; kinh nghiệm của cán bộ phụ trách thí nghiệm phải có tài liệu chứng minh (xác nhận của chủ đầu tư hoặc tài liệu khác chứng minh).

- Giấy tờ để chứng minh máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc đi thuê (giấy tờ sở hữu, ... và các giấy tờ liên quan).

         

5.3

Về năng lực tài chính

- Các báo cáo tài chính phải tương ứng với các kỳ kế toán đã hoàn thành, kèm theo là bản chụp được công chứng hoặc chứng thực một trong các tài liệu sau đây:

+ Biên bản kiểm tra quyết toán thuế;

+ Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai;

+ Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán thuế điện tử;

+ Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;

+ Báo cáo kiểm toán (nếu có);

+ Các tài liệu khác.

         

6

Nhà thầu phụ:

-Nhà thầu phụ phụ thí nghiệm hoặc nhà thầu phụ thực hiện công tác điện chiếu sáng phải đáp ứng yêu cầu của HSMT Mục 29 CDNT.

- Nhà thầu phụ xây lắp: Không áp dụng.

         
                 

                                

                                


2.2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kỹ thuật:

a) Nhân sự chủ chốt:

Nhà thầu phải chứng minh rằng mình có đầy đủ nhân sự cho các vị trí chủ chốt, chủ chốt khác đáp ứng những yêu cầu sau đây:

SỐ TT

Vị trí công việc

Tổng số năm kinh nghiệm tối thiểu

Tổng số năm kinh nghiệm làm công việc tương tự

tối thiểu

1

Chỉ huy trưởng công trường.

05 năm

03 năm

2

Chủ nhiệm kỹ thuật thi công.

05 năm

03 năm

3

Chủ nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm (Phụ trách KCS)

05 năm

03 năm

4

Cán bộ kỹ thuật thi công

03 năm

02 năm

5

Cán bộ phụ trách thí nghiệm

05 năm

03 năm

6

Cán bộ phụ trách xe máy, thiết bị thi công.

03 năm

02 năm

7

Cán bộ phụ trách thanh toán

03 năm

02 năm

8

Cán bộ phụ trách an toàn lao động.

03 năm

02 năm

9

Cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công hệ thống điện chiếu sáng:

03 năm

02 năm

Nhà thầu phải cung cấp thông tin chi tiết về các nhân sự chủ chốt được đề xuất và hồ sơ kinh nghiệm của nhân sự theo các Mẫu số 13, 14 và 15Chương IV - Biểu mẫu dự thầu.

       b) Thiết bị thi công chủ yếu huy động để thực hiện gói thầu:

Nhà thầu phải chứng minh khả năng huy động thiết bị thi công chủ yếu để thực hiện gói thầu theo yêu cầu sau đây:

Bảng tổng hợp thiết bị thi công chủ yếu huy động để thực hiện Gói thầu số 09:

TT

Loại thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu tối thiểu

Số lượng

Công suất

1

Máy nén khí

Cái

2

≥ 600m3/h

2

Máy đào

Cái

4

≥ 0,8m3

3

Máy đào

Cái

2

1,6m3

4

Máy xúc lật

Cái

2

≥ 2,3m3

5

Máy ủi

Cái

4

(110-180)CV

6

Máy san tự hành

Cái

2

(108-180)CV

7

Lu rung

Cái

6

25T

8

Lu rung bánh thép thi công BTN

Cái

2

25T

9

Lu rung

Cái

6

16T

10

Lu bánh lốp

Cái

2

≥ 25T

11

Lu bánh thép

Cái

4

8-16T

12

Máy rải BTN

Cái

2

120T/h

13

Máy rải CPĐD

Cái

2

50-60m3/h

14

Ô tô tưới nước

Cái

2

≥ 5m3

15

Ôtô tưới nhựa

Cái

2

7T

16

Ô tô vận tải tự đổ

Cái

16

10T

17

Máy cào bóc nhựa đường Wirtgen C1000 hoặc Máy cào bóc nhựa đường có công suất lớn hơn hoặc tương đương

Cái

1

 

18

Máy đóng cọc hộ lan hoặc thiết bị đóng cọc hộ lan

Cái

1

1,2T

19

Máy trộn BTXM

Cái

6

250-750L

20

Trạm trộn BTN

Cái

1

120T/h

21

Phòng thí nghiệm hiện trường

Toàn bộ

1

 

Nhà thầu phải kê khai thông tin chi tiết về các thiết bị thi công chủ yếu

Nhà thầu phải kê khai thông tin chi tiết về các thiết bị thi công chủ yếu dự kiến huy động để thực hiện gói thầu theo Mẫu số 16, 17 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu.

Máy móc thiết bị thi công thuộc sở hữu của nhà thầu và bên cho thuê phải có đầy đủ giấy tờ sở hữu, ... và các giấy tờ liên quan đảm bảo đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp nhà thầu không kê khai huy động đầy đủ thiết bị thi công chủ yếu đáp ứng về số lượng và công suất theo yêu cầu tại Bảng tổng hợp thiết bị thi công chủ yếu huy động để thực hiện gói thầu này, hoặc không có giấy tờ sở hữu, ... và các giấy tờ liên quan để chứng minh đảm bảo đủ điều kiện hoạt động thì HSDT của nhà thầu sẽ được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu của HSMT.

2.3. Nhà thầu phụ đặc biệt (nếu có): Không áp dụng

Mục 3. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụngphương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 tiêu chuẩn đánh giá vềkỹ thuật, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các nội dung làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:

- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;

- Tiến độ thi công;

- Các biện pháp bảo đảm chất lượng;

- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;

- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;

- Các yếu tố cần thiết khác (nếu có).

3.1. Đánh giá theo phương pháp chấm điểm như sau:

Hồ sơ dự thầu nào có tổng số điểm kỹ thuật > 70% tổng số điểm kỹ thuật tối đa và có tổng số điểm kỹ thuật của từng tiêu chí tổng quát (1, 2, 3, 4, 5 và 6) > mức điểm kỹ thuật tối thiểu của từng tiêu chí đó sẽ được đánh giá là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và được tiếp tục xem xét về tài chính.

Điểm đánh giá về kỹ thuật: Tổng số điểm tối đa 100 điểm

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

Điểm tối thiểu

Nhận xét

Đánh giá

1. Giải pháp kỹ thuật

30,0

21,0

   

1.1 Mức độ đáp ứng yêu cầu về vật tư dự kiến sử dụng cho gói thầu (thép, cát, đá, xi măng, các thành phần khác...):

- Nguồn gốc rõ ràng;
- Chất lượng phù hợp với chỉ dẫn kỹ thuật của dự án;
- Trữ lượng đáp ứng đủ gói thầu.

4,0

1,0

2,0

1,0

     

1.2 Giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công chủ yếu cho các công tác thi công các hạng mục chính:

- Thi công nền, móng, mặt đường BTN;

- Thi công hệ thống thoát nước;

- Thi công các hạng mục khác (đèn tín hiệu giao thông, …) và công tác hoàn thiện….

17,0

11,0

3,0

3,0

     

1.3. Tổ chức mặt bằng công trường:
- Mặt bằng bố trí công trường, thiết bị thi công, kho bãi tập kết vật liệu, đường tạm thi công, nhà điều hành, nhà ở …;

- Bố trí rào chắn, biển báo…;

- Giải pháp cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông, liên lạc trong quá trình thi công.

4,0

2,0

1,0

1,0

     

1.4. Hệ thống tổ chức:

- Sơ đồ hệ thống tổ chức của Nhà thầu tại công trường: Ban điều hành, chỉ huy trưởng, quản lý kỹ thuật, tiến độ, an toàn, chất lượng, KCS, thanh toán, các tổ thi công…

- Sơ đồ hệ thống tổ chức đảm bảo giao thông trong quá trình thi công

5,0

3,0

2,0

     

2. Tiến độ thi công

20,0

14,0

   

2.1. Tiến độ thi công

- Thời gian thi công gói thầu đáp ứng tiến độ yêu cầu của gói thầu
- Sự phối hợp giữa các tổ đội thi công trong quá trình thi công

8,0

4,0

4,0

     

2.2. Biểu đồ huy động nhân sự, vật liệu, thiết bị phù hợp với biểu tiến độ thi công

6,0

     

2.3. Biện pháp bảo đảm tiến độ thi công:
- Khi mất điện, thiết bị gặp sự cố
- Khi xét đến ảnh hưởng của yếu tố khí hậu (nắng nóng, mùa mưa…)

- Khi xét đến ảnh hưởng các yếu tố khác

       6,0

2,0

2,0

2,0

     

3. Biện pháp bảo đảm chất lượng

20,0

14,0

   

3.1. Sơ đồ quản lý chất lượng

5,0

     

3.2. Biện pháp đảm bảo chất lượng vật liệu đầu vào; đảm bảo chất lượng vật liệu tập kết trong quá trình thi công (ảnh hưởng do yếu tố mưa, nắng, khí hậu…); biện pháp xử lý vật liệu không đạt tiêu chuẩn, chất lượng

5,0

     

3.3. Biện pháp đảm bảo chất lượng khi thi công các hạng mục công trình

8,0

     

3.4. Biện pháp khắc phục hư hỏng (nếu có) trong quá trình thi công

2,0

     

4. Vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, an toàn giao thông

20,0

14

   

4.1 Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường (tiếng ồn, rung, nước thải, rác thải…)

5,0

     

4.2. Phòng cháy, chữa cháy
- Quy định, quy phạm tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy;
- Các giải pháp, biện pháp, trang bị phương tiện phòng chống cháy, nổ;
- Tổ chức bộ máy quản lý hệ thống phòng chống cháy nổ.

5,0

1,5

2,0

1,5

     

4.3. An toàn lao động:
- Tổ chức đào tạo, thực hiện và kiểm tra an toàn lao động;
- Biện pháp bảo đảm an toàn lao động cho từng hạng mục thi công chính;
- An toàn giao thông ra vào công trường;
- Quản lý an toàn cho công trình và cư dân xung quanh công trường.

5,0

1,0

1,5

1,0

1,5

     

4.4. Biện pháp đảm bảo giao thông trong trường hợp vừa thi công vừa khai thác

5,0

     

5. Bảo hành

6,0

4,2

   

5.1. Có cam kết về thời gian bảo hành là 24 tháng.

3,0

     

5.2. Có kế hoạch và nội dung rõ ràng về bảo hành công trình.

3,0

     

6. Uy tín của nhà thầu

4,0

2,8

   

6.1. Kinh nghiệm của nhà thầu:

3,5

     

- Hoàn thành 01 hợp đồng tương tự (đối với nhà thầu độc lập và các thành viên trong liên danh).

3

     

- Cứ hoàn thành thêm 01 hợp đồng tương tự được cộng 0,25 điểm, tối đa không quá 0,5 điểm.

0,5

     

6.2. Lịch sử thực hiện hợp đồng

0,5

     

- Hoàn thành 01 hợp đồng tương tự vượt tiến độ.

0,3

     

- Có > 01 hợp đồng tương tự vượt tiến độ

0,1

     

- Có ≥ 01 hợp đồng tương tự được cấp Bộ (hoặc tương đương) khen thưởng.

0,1

     

Tổng cộng

100

70

   

Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là không đạt và không được xem xét, đánh giá bước tiếp theo khi không đáp ứng được một trong các nội dung của HSMT như sau:

- Có tổng số điểm kỹ thuật < 70% tổng số điểm kỹ thuật tối đa;

$1-  tổng số điểm của từng tiêu chí tổng quát (1, 2, 3, 4, 5 và 6) < mức điểm kỹ thuật yêu cầu tối thiểu của từng tiêu chí tổng quát.

Mục 4. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ HSĐXTC

4.1. Kiểm tra HSĐXTC:

a) Kiểm tra số lượng bản chụp HSĐXTC;

b) Kiểm tra các thành phần của bản gốc HSĐXTC, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc HSĐXTC; Bảng tổng hợp giá dự thầu, Bảng chi tiết giá dự thầu và các thành phần khác thuộc HSĐXTC theo quy định tại Mục 10 CDNT;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết HSĐXTC.

4.2. Đánh giá tính hợp lệ HSĐXTC:

HSĐXTC của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

TT

Nội dung đánh giá

Mức yêu cầu để được đánh giá đạt

1

Có bản gốc HSĐXTC;

01 bản gốc

2

Đơn dự thầu thuộc HSĐXTC

Có đơn dự thầu thuộc HSĐXTC được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có).

3

Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu

Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logíc với tổng giá dự thầu ghi trong Bảng tổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu.

4

Thời hạn hiệu lực của HSĐXTC đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 17.1 CDNT;

150 ngày

Nhà thầu có HSĐXTC hợp lệ sẽ được tiếp tục đánh giá chi tiết về tài chính.

Mục 5. Tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về tài chính: Theo phương pháp giá thấp nhất để đánh giá HSĐXTC:

5.1. Phương pháp giá thấp nhất: Cách xác định giá thấp nhất theo các bước sau đây:

Bước 1. Xác định giá dự thầu;

Bước 2. Sửa lỗi (1);

Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch (2);

Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có);

Bước 5. Xếp hạng nhà thầu;

HSDT có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

(1) Sửa lỗi: Việc sửa lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:

a) Lỗi số học: bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá dự thầu. Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá dự thầu và thành tiền thì lấy đơn giá dự thầu làm cơ sở cho việc sửa lỗi; nếu phát hiện đơn giá dự thầu có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì thành tiền là cơ sở cho việc sửa lỗi. Trường hợp tại cột “đơn giá dự thầu” và cột “thành tiền” nhà thầu không ghi giá trị hoặc ghi là “0” thì được coi là nhà thầu đã phân bổ giá của công việc này vào các công việc khác thuộc gói thầu, nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện hoàn thành các công việc này theo đúng yêu cầu nêu trong HSMT và không được Chủ đầu tư thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

b) Các lỗi khác:

- Tại cột thành tiền đã được điền đầy đủ giá trị nhưng không có đơn giá dự thầu tương ứng thì đơn giá dự thầu được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng; khi có đơn giá dự thầu nhưng cột thành tiền bỏ trống thì giá trị cột thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá dự thầu; nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá dự thầu và giá trị tại cột thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia giá trị tại cột thành tiền cho đơn giá dự thầu của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong HSMT thì giá trị sai khác đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại Bước 3;

- Lỗi nhầm đơn vị tính: sửa lại cho phù hợp với yêu cầu nêu trong HSMT;

- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu "," (dấu phẩy) thay cho dấu "." (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam. Khi Bên mời thầu cho rằng dấu phẩy hoặc dấu chấm trong đơn giá dự thầu rõ ràng đã bị đặt sai chỗ thì trong trường hợp này thành tiền của hạng mục sẽ có ý nghĩa quyết định và đơn giá dự thầu sẽ được sửa lại;

- Nếu có sai sót khi cộng các khoản tiền để ra tổng số tiền thì sẽ sửa lại tổng số tiền theo các khoản tiền;

- Nếu có sự khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số sau khi sửa lỗi theo quy định tại Mục này làm cơ sở pháp lý.

(2) Hiệu chỉnh sai lệch:

a) Trường hợp có sai lệch về phạm vi cung cấp thì giá trị phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, giá trị phần chào thừa sẽ được trừ đi theo mức đơn giá dự thầu tương ứng trong HSĐXTC của nhà thầu có sai lệch;

Trường hợp một công việc trong HSĐXTC của nhà thầu có sai lệch không có đơn giá dự thầu thì lấy mức đơn giá dự thầu cao nhất đối với công việc này trong số các HSĐXTC của nhà thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp trong HSĐXTC của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật không có đơn giá dự thầu của công việc này thì lấy đơn giá trong dự toán được duyệt của gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch;

Trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì tiến hành hiệu chỉnh sai lệch trên cơ sở lấy mức đơn giá dự thầu tương ứng trong HSĐXTC của nhà thầu này; trường hợp HSĐXTC của nhà thầu không có đơn giá dự thầu tương ứng thì lấy mức đơn giá trong dự toán của gói thầu được duyệt làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch.

b) Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu.

5.2. Chi phí dự phòng: Quá trình đánh giá về tài chính không đánh giá chi phí dự phòng, sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch đưa chi phí dự phòng vào giá kiến nghị trúng thầu làm cơ sở thương thảo, ký kết và quản lý hợp đồng; chi phí dự phòng dùng để thanh toán cho các khoản bổ sung, phát sinh (nếu có) và trượt giá.

Mục 6. Phương án kỹ thuật thay thế trong HSDT (nếu có): Không áp dụng


Chương IV. BIỂU MẪU DỰ THẦU

A. Biểu mẫu dự thầu thuộc HSĐXKT

Mẫu số 01. Đơn dự thầu

Mẫu số 02. Giấy ủy quyền

Mẫu số 03. Thỏa thuận liên danh

Mẫu số 04. Bảo lãnh dự thầu

Mẫu số 05 (a). Bản kê khai thông tin về nhà thầu

Mẫu số 05 (b). Bản kê khai thông tin về thành viên của nhà thầu liên danh

Mẫu số 06. Danh sách các công ty đảm nhận phần công việc của gói thầu

Mẫu số 07. Hợp đồng không hoàn thành trong quá khứ

Mẫu số 08. Kiện tụng đang giải quyết

Mẫu số 09. Tình hình tài chính trước đây của nhà thầu

Mẫu số 10. Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng

Mẫu số 11. Nguồn lực tài chính

Mẫu số 12. Yêu cầu về nguồn lực tài chính

Mẫu số 13. Hợp đồng tương tự

Mẫu số 14. Bảng đề xuất nhân sự chủ chốt

Mẫu số 15. Bản lý lịch chuyên môn của nhân sự chủ chốt

Mẫu số 16. Bản kinh nghiệm chuyên môn

Mẫu số 17. Bảng kê khai thiết bị

Mẫu số 18 (a). Phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ

Mẫu số 18 (b). Bản kê khai nhà thầu phụ đặc biệt

B. Biểu mẫu dự thầu thuộc HSĐXTC

Mẫu số 19(a). Đơn dự thầu (áp dụng trong trường hợp nhà thầu không có đề xuất giảm giá hoặc có đề xuất giảm giá trong thư giảm giá riêng)

Mẫu số 19(b). Đơn dự thầu (áp dụng trong trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá trong đơn dự thầu)

Mẫu số 20. Bảng tổng hợp giá dự thầu

Mẫu số 21. Bảng chi tiếtgiá dự thầu

Mẫu số 22. Bảng phân tích đơn giá dự thầu

Mẫu số 23. Bảng kê số liệu điều chỉnh

C. Biểu mẫu khác

Mẫu số 24. Thư chấp thuận HSDT và trao hợp đồng

Mẫu số 25. Mẫu hợp đồng

Mẫu số 26. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Mẫu số 27. Bảo lãnh tạm ứng


BIỂU MẪU DỰ THẦU THUỘC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT

                                  

             Mẫu số 01

ĐƠN DỰ THẦU (1)

(THUỘC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT)

Ngày: [ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]

Tên gói thầu: [ghi tên gói thầu theo thông báo mời thầu]

Tên dự án: [ghi tên dự án]

Kính gửi: [ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ____ [ghi số của văn bản sửa đổi (nếu có)] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi,____ [ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu ____ [ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu với thời gian thực hiện hợp đồng là ____ [ghi thời gian thực hiện tất cả các công việc theo yêu cầu của gói thầu] (2). Hồ sơ dự thầu của chúng tôi gồm có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này và hồ sơ đề xuất về tài chính được niêm phong riêng biệt.

Chúng tôi cam kết:

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự thầu này với tư cách là nhà thầu chính.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thầu là trung thực.

Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 41 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật nàycó hiệu lực trong thời gian ____ (3)ngày, kể từ ngày ____ tháng ____ năm ____(4).

                                                    Đại diện hợp pháp của nhà thầu(5)

                                                [ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý,đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của Bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSDT, được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu.

(2) Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật và Biểu tiến độ thi công nêu trong HSDT.

(3) Ghi số ngày có hiệu lực theo quy định tại Mục 17.1 BDL. Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 1 ngày.

(4) Ghi ngày đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(5) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này). Trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh theo Mẫu số 03 Chương này có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập. Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình Chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm Mục 3 CDNT.


Mẫu số 02

GIẤY ỦY QUYỀN (1)

            Hôm nay, ngày ____ tháng ____ năm ____, tại ____

Tôi là ____ [ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu], là người đại diện theo pháp luật của ____ [ghi tên nhà thầu] có địa chỉ tại ____ [ghi địa chỉ của nhà thầu] bằng văn bản này ủy quyền cho ____ [ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham dự thầu gói thầu ____ [ghi tên gói thầu] thuộc dự án____ [ghi tên dự án] do ____ [ghi tên Bên mời thầu] tổ chức:

[- Ký đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Ký thỏa thuận liên danh (nếu có);

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu và văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc văn bản đề nghị rút hồ sơ dự thầu, sửa đổi, thay thế hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư nếu được lựa chọn.] (2)

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ____ [ghi tên nhà thầu]. ____ [ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do ____ [ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày____(3). Giấy ủy quyền này được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ____ bản, người được ủy quyền giữ ____ bản, Bên mời thầu giữ___bản.

Người được ủy quyền

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu ]

Người ủy quyền

[ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho Bên mời thầu cùng với đơn dự thầu theo quy định tại Mục 19.3 CDNT. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

(2) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

(3) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia đấu thầu.


Mẫu số 03

THỎA THUẬN LIÊN DANH(1)

______, ngày   tháng nãm               

Gói thầu:                                  [ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án:                            [ghi tên dự án]

Cãn cứ (2)                      [Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội];

Cãn cứ(2)                       [Nghị định số 63/2014/NÐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu];

Cãn cứ hồ sõ mời thầu gói thầu _______ [ghi tên gói thầu] ngày ___ tháng ____ nãm ____ [ngày được ghi trên HSMT];

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh____ [ghi tên từng thành viên liên danh]

Ðại diện là ông/bà:                                                                                        

Chức vụ:                                                                                                                      

Ðịa chỉ:                                                                                                                        

Ðiện thoại:                                                                                                                  

Fax:                                                                                                                              

E-mail:                                                                                                             

Tài khoản:                                                                                                                   

Mã số thuế:                                                                                                                 

Giấy ủy quyền số        ngày   ___tháng ____ nãm___(trường hợp được ủy quyền).

   Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

   Ðiều 1. Nguyên tắc chung

   1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham dự thầu gói thầu ____ [ghi tên gói thầu] thuộc dự án ____ [ghi tên dự án].

   2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến gói thầu này là: ____ [ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

   3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với thành viên khác để tham gia gói thầu này. Trường hợp trúng thầu, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng trừ khi được sự đồng ý bằng vãn bản của các thành viên trong liên danh. Trường hợp thành viên của liên danh từ chối hoàn thành trách nhiệm riêng của mình như đã thỏa thuận thì thành viên đó bị xử lý như sau:

- Bồi thường thiệt hại cho các bên trong liên danh;

- Bồi thường thiệt hại cho Chủ đầu tý theo quy định nêu trong hợp ðồng;

- Hình thức xử lý khác ____ [ghi rõ hình thức xử lý khác].

Ðiều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện gói thầu ____ [ghi tên gói thầu] thuộc dự án ____ [ghi tên dự án] đối với từng thành viên như sau:

1. Thành viên đứng đầu liên danh

   Các bên nhất trí ủy quyền cho ____ [ghi tên một bên] làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau(3):

[- Ký đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT hoặc văn bản đề nghị rút HSDT, sửa đổi, thay thế HSĐXKT, HSĐXTC;

- Thực hiện Bảo lãnh dự thầu cho cả liên danh;

- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng ____ [ghi rõ nội dung các công việc khác (nếu có)].

2. Các thành viên trong liên danh thỏa thuận phân công trách nhiệm thực hiện công việc theo bảng dưới đây(4):

STT

Tên

Nội dung công việc đảm nhận

Giá trị

(Tỷ lệ % so với giá dự thầu)

1

Tên thành viên đứng đầu liên danh

- ___

- ___

- ___%

- ___%

2

Tên thành viên thứ 2

- ___

- ___

- ___%

- ___%

....

....

....

......

Tổng cộng

Toàn bộ công việc của gói thầu

100%

            Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

   1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

   2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

   - Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng;

   - Các bên cùng thỏa thuận chấm dứt;

   - Nhà thầu liên danh không trúng thầu;

   - Hủy thầu gói thầu ____ [ghi tên gói thầu] thuộc dự án ____ [ghi tên dự án] theo thông báo của Bên mời thầu.

   Thỏa thuận liên danh được lập thành __________ bản, mỗi bên giữ ___________ bản, các bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN ĐỨNG ĐẦU LIÊN DANH

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN LIÊN DANH

[ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung thỏa thuận liên danh theo mẫu này có thể được sửa đổi bổ sung cho phù hợp.Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ tên, số hiệu của các phần mà nhà thầu liên danh tham dự thầu, trong đó nêu rõ trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh đối với phần tham dự thầu.

(2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

(3) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

(4) Nhà thầu phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện, trách nhiệm chung, trách nhiệm của từng thành viên, kể cả thành viên đứng đầu liên danh.

Mẫu số 04

BẢO LÃNH DỰ THẦU(1)

Bên thụ hưởng: [ghi tên và địa chỉ của Bên mời thầu]

Ngày phát hành bảo lãnh: [ghi ngày phát hành bảo lãnh]

BẢO LÃNH DỰ THẦU số: [ghi số trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

Bên bảo lãnh: [ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thể hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng [ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là "Bên yêu cầu bảo lãnh") sẽ tham dự thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên gói thầu] thuộc dự án [ghi tên dự án] theo Thư mời thầu/thông báo mời thầu số [ghi số trích yếu của Thư mời thầu/thông báo mời thầu].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng bảo lãnh cho nhà thầu tham dự thầu gói thầu này bằng một khoản tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ____(2) ngày, kể từ ngày____tháng___ năm___(3).

Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền không vượt quá tổng số tiền là [ghi bằng chữ] [ghi bằng số] khi nhận được văn bản thông báo nhà thầu vi phạm từ Bên thụ hưởng trong đó nêu rõ:

1. Nhà thầu rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;

2. Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d Mục 39.1 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu;

3. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của Bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

5. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 41.1 – Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Bên yêu cầu bảo lãnh ký kết hợp đồng và nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không được lựa chọn: bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản gốc văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh; trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi.

Đại diện hợp pháp của ngân hàng (4)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

(2) Ghi theo quy định tại Mục 18.2 BDL.

(3) Ghi ngày đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(4) Trường hợp đại diện theo pháp luật của ngân hàng ủy quyền cho cấp dưới ký thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền; trường hợp tại điều lệ hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký bảo lãnh thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền). Các tài liệu chứng minh là bản gốc hoặc bản chụp được công chứng hoặc chứng thực.


Mẫu số 05

NĂNG LỰC CỦA NHÀ THẦU

Để chứng minh có năng lực thực hiện hợp đồng theo Mục 2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT, nhà thầu phải cung cấp các thông tin cần thiết theo các mẫu sau đây:

                                                                                                               Mẫu số 05(a)

BẢN KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ NHÀ THẦU

Ngày: _________________
Số hiệu và tên gói thầu: _________________

Tên nhà thầu: [ghi tên nhà thầu]

Trong trường hợp liên danh, ghi tên của từng thành viên trong liên danh

Nơi nhà thầu đăng ký kinh doanh, hoạt động:

[ghi tên tỉnh/thành phố nơi đăng ký kinh doanh, hoạt động]

Năm thành lập công ty:

Địa chỉ hợp pháp của nhà thầu [tại nơi đăng ký]:

Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà thầu

Tên: _____________________________________

Địa chỉ: ___________________________________

Số điện thoại/fax: _______________________

Địa chỉ email: ______________________________

1. Kèm theo là bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu đang hoạt động cấp.

2. Trình bày sơ đồ tổ chức của nhà thầu.

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 05(b)

BẢN KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ THÀNH VIÊN CỦA NHÀ THẦU LIÊN DANH(1)

Ngày: _______________
Số hiệu và tên gói thầu: __________________

Tên nhà thầu liên danh:

Tên thành viên của nhà thầu liên danh:

Quốc gia nơi đăng ký công ty của thành viên liên danh:

Năm thành lập công ty của thành viên liên danh:

Địa chỉ hợp pháp của thành viên liên danh tại quốc gia đăng ký:

Thông tin về đại diện hợp pháp của thành viên liên danh

Tên: ____________________________________

Địa chỉ: __________________________________

Số điện thoại/fax: _____________________

Địa chỉ e-mail: _____________________________

1. Kèm theo là bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu đang hoạt động cấp.

2. Trình bày sơ đồ tổ chức.

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN LIÊN DANH

[ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu]


 

Mẫu số 06

DANH SÁCH CÁC CÔNG TY ĐẢM NHẬN PHẦN CÔNG VIỆC CỦA GÓI THẦU(1)

STT

Tên công ty con, công ty thành viên(2)

Công việc đảm nhận trong gói thầu(3)

Giá trị % so với giá dự thầu(4)

Ghi chú

1

       

2

       

3

       

4

       

5

       

       

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú

(1) Trường hợp nhà thầu tham dự thầu là công ty mẹ (ví dụ như Tổng công ty) thì nhà thầu phải kê khai cụ thể phần công việc dành cho các công ty con, công ty thành viên. Việc đánh giá kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu căn cứ vào giá trị, khối lượng do công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên đảm nhận trong gói thầu. Trường hợp nhà thầu tham dự thầu không phải là công ty mẹ thì không áp dụng Mẫu này.

(2) Ghi cụ thể tên công ty con, công ty thành viên.

(3) Ghi cụ thể phần công việc đảm nhận của công ty con, công ty thành viên.

(4) Ghi cụ thể giá trị % công việc của công ty con, công ty thành viênđảm nhận so với giá dự thầu.


Mẫu số 07

HỢP ĐỒNG KHÔNG HOÀN THÀNH TRONG QUÁ KHỨ (1)

Tên nhà thầu: ________________
Ngày:
______________________
Tên thành viên của nhà thầu liên danh (nếu có):_________________________

Các hợp đồng không hoàn thành trong quá khứ theo Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT

¨      Không có hợp đồng nào đã ký nhưng không thực hiện kể từ ngày 1 tháng 1 năm [ghi năm] theo quy định tại tiêu chí đánh giá 1 trong Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

¨      Có hợp đồng đã ký nhưng không hoàn thành tính từ ngày 1 tháng 1 năm___ [ghi năm] theo quy định tại tiêu chí đánh giá 1 trong Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

Năm

Phần việc hợp đồng không hoàn thành

Mô tả hợp đồng

Tổng giá trị hợp đồng (giá trị hiện tại, đơn vị tiền tệ, tỷ giá hối đoái, giá trị tương đương bằng VND)

   

Mô tả hợp đồng:

Tên Chủ đầu tư:

Địa chỉ:

Nguyên nhân không hoàn thành hợp đồng:

 
 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

         

Ghi chú:

(1) Nhà thầu phải kê khai chính xác, trung thực các hợp đồng không hoàn thành trong quá khứ; nếu Bên mời thầu phát hiện bất cứ nhà thầu nào có hợp đồng không hoàn thành trong quá khứ mà không kê khai thì được coi là hành vi “gian lận” và HSDT sẽ bị loại.


Mẫu số 08

KIỆN TỤNG ĐANG GIẢI QUYẾT(1)

Tên nhà thầu: ________________
Ngày: ______________________
Tên thành viên của nhà thầu liên danh (nếu có):_________________________

Các vụ kiện đang giải quyết

Chọn một trong các thông tin mô tả dưới đây:

$1q    Không có vụ kiện nào đang giải quyết.

$1q    Dưới đây là mô tả về các vụ kiện đang giải quyết mà nhà thầu là một bên đương sự (hoặc mỗi thành viên của liên danh nếu là nhà thầu liên danh).

Năm

Vấn đề tranh chấp

Giá trị vụ kiện đang giải quyết tính bằng VND

Tỷ lệ của giá trị vụ kiện đang giải quyết so với giá trị tài sản ròng

       
       

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu phải kê khai chính xác, trung thực các vụ kiện tụng đang giải quyết; nếu Bên mời thầu phát hiện bất cứ nhà thầu nào đang có các vụ kiện tụng mà không kê khai thì được coi là hành vi “gian lận” và HSDT sẽ bị loại.

Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mẫu này.


Mẫu số 09

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRƯỚC ĐÂY CỦA NHÀ THẦU

Tên nhà thầu: ________________
Ngày: ______________________

 

Số liệu tài chính cho 3 năm gần nhất (2) [VND]

Năm 1: 2015 (hoặc 2016)

Năm 2: 2016 (hoặc 2017)

Năm 3: 2017 (hoặc 2018)

Thông tin từ Bảng cân đối kế toán

Tổng tài sản

     

Tổng nợ

     

Giá trị tài sản ròng

     

Tài sản ngắn hạn

     

Nợ ngắn hạn

     

Vốn lưu động

     

Thông tin từ Báo cáo kết quả kinh doanh

Tổng doanh thu

       

Lợi nhuận trước thuế

       

Lợi nhuận sau thuế

       

Đính kèm là bản gốc hoặc bản sao công chứng hoặc chứng thực các báo cáo tài chính (các bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả thuyết minh có liên quan, các báo cáo kết quả kinh doanh) cho ba năm gần nhất (3) và tuân thủ các điều kiện sau:

$11.        Phản ánh tình hình tài chính của nhà thầu hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà thầu liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà thầu hoặc thành viên liên danh.

$12.        Các báo cáo tài chính phải hoàn chỉnh, đầy đủ nội dung theo quy định.

$13.        Các báo cáo tài chính phải tương ứng với các kỳ kế toán đã hoàn thành, kèm theo là bản chụp được công chứng hoặc chứng thực một trong các tài liệu sau đây:

- Biên bản kiểm tra quyết toán thuế;

- Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai;

- Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán thuế điện tử;

- Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;

- Báo cáo kiểm toán (nếu có);

- Các tài liệu khác.

 
 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

           


Mẫu số 10

DOANH THU BÌNH QUÂN HÀNG NĂM

TỪ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG(1)

Nhà thầu phải ghi vào Mẫu này.

Thông tin được cung cấp phải là doanh thu hàng năm từ hoạt động xây dựng của nhà thầu về các khoản tiền theo hóa đơn xuất cho nhà thầu trong từng năm đối với công việc đang thực hiện hoặc đã hoàn thành.

Số liệu doanh thu hàng năm từ hoạt động xây dựng cho 03 năm gần nhất

Năm

Số tiền (VND)

2015 (hoặc 2016)

 

2016 (hoặc 2017)

 

2017 (hoặc 2018)

 

Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng(2)

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Số liệu doanh thu hàng năm từ hoạt động xây dựng cho 03 năm gần nhất (kèm theo tài liệu được công chứng hoặc chứng thực để chứng minh doanh thu từ hoạt động xây dựng).

(2) Để xác định doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng, nhà thầu sẽ chia tổng doanh thu từ hoạt động xây dựng của các năm cho số năm dựa trên thông tin đã được cung cấp.

Mẫu số 11

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH(1)

Nêu rõ các nguồn tài chính dự kiến, chẳng hạn như các tài sản có khả năng thanh khoản cao(2), các hạn mức tín dụng và các nguồn tài chính khác (không phải là các khoản tạm ứng theo hợp đồng) có sẵn để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính được nêu trong Mẫu số 11 Chương này.

Nguồn lực tài chính của nhà thầu

STT

Nguồn tài chính

Số tiền (VND)

1

   

2

   

3

   

4

   

5

   

   

Tổng nguồn lực tài chính của nhà thầu (TNL)

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Nguồn lực tài chính mà nhà thầu dự kiến huy động để thực hiện gói thầu được tính theo công thức sau:

NLTC = TNL – ĐTH

Trong đó:

- NLTC là nguồn lực tài chính mà nhà thầu dự kiến huy động để thực hiện gói thầu;

- TNL là tổng nguồn lực tài chính của nhà thầu (tổng nguồn lực tài chính nêu tại Mẫu này);

- ĐTH là tổng yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện (nêu tại Mẫu số 12).

Nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu nếu có nguồn lực tài chính dự kiến huy động để thực hiện gói thầu (NLTC) tối thiểu bằng giá trị yêu cầu tại tiêu chí đánh giá đánh giá về năng lực và kinh nghiệm Mục 2.1 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT.

Trường hợp trong HSDT, nhà thầu có nộp kèm theo bản cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (3), trong đó cam kết sẽ cung cấp tín dụng cho nhà thầu để thực hiện gói đang xét với hạn mức tối thiểu bằng giá trị yêu cầu tại tiêu chí đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm Mục 2.1 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu và không phải kê khai thông tin theo quy định Mẫu này và Mẫu số 12.

(2) Tài sản có khả năng thanh khoản cao là tiền mặt và tương đương tiền mặt, các công cụ tài chính ngắn hạn, các chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán dễ bán, các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và các tài sản khác mà có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm.

(3) Trong bản cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng, phải thể hiện nhà thầu đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và theo quy định của tổ chức tín dụng cung cấp cam kết tín dụng. Nhà thầu phải được một tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cam kết với đại diện Chủ đầu tư (Ban QLDA5) là nhà thầu đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng và đảm bảo cung cấp tín dụng dành riêng cho việc thực hiện gói thầu này với hạn mức tối thiểu bằng 41 tỷ đồng trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Trường hợp tổ chức tín dụng không có cam kết với đại diện Chủ đầu tư (Ban QLDA5) là nhà thầu đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng và đảm bảo cung cấp tín dụng dành riêng cho việc thực hiện gói thầu này với hạn mức tối thiểu bằng 41 tỷ đồng trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thì nhà thầu được coi là không đáp ứng nguồn lực tài chính cho gói thầu.


Mẫu số 12

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH HÀNG THÁNG

CHO CÁC HỢP ĐỒNG ĐANG THỰC HIỆN(1)

STT

Tên hợp đồng

Người liên hệ của Chủ đầu tư (địa chỉ, điện thoại, fax)

Ngày hoàn thành hợp đồng

Thời hạn còn lại của hợp đồng tính bằng tháng (A)(2)

Giá trị hợp đồng chưa thanh toán, bao gồm cả thuế

(B)(3)

Yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng

(B/A)

1

           

2

           

3

           

4

           

           

Tổng yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện (ĐTH)

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu phảicung cấp thông tin được nêu dưới đây để tính toán tổng các yêu cầu về nguồn lực tài chính, bằng tổng của: (i) các cam kết hiện tại của nhà thầu (hoặc từng thành trong viên liên danh) trong tất cả các hợp đồng mà nhà thầu (hoặc từng thành trong viên liên danh) đang thực hiện hoặc sẽ được thực hiện; (ii) yêu cầu về nguồn lực tài chính đối với hợp đồng đang xét theo xác định của Chủ đầu tư. Ngoài ra, nhà thầu cũng phải cung cấp thông tin về bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào khác có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện hợp đồng đang xét nếu nhà thầu được trao hợp đồng.

(2) Thời hạn còn lại của hợp đồng tính tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.

(3) Giá trị hợp đồng còn lại chưa được thanh toán tính tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.


                                                                                                  Mẫu số 13

HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ

Hợp đồng tương tự

Hợp đồng số __ ngày__ tháng __năm___

Thông tin hợp đồng:

 

Ngày trao hợp đồng:

ngày__tháng__năm__

Ngàyhoàn thành:

ngày__tháng__năm__

Tổng giá hợp đồng

                                 VND

Nếu là thành viên trong liên danh hoặc nhà thầu phụ, nêu rõ khoản tiền thành viên đó tham gia trong tổng giá hợp đồng

Tỷ lệ trên tổng giá hợp đồng

Số tiền: _______VND

Tên Chủ đầu tư

Địa chỉ

Điện thoại/Số Fax

E-mail

 

Mô tả đặc điểm tương tự tại tiêu chí đánh giá 4 Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm Mục 2.1 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT

Mô tả yêu cầu về tính chất tương tự(1)

Đặc điểm tương tự của hợp đồng mà nhà thầu đã hoàn thành(2)

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Quy mô hợp đồng, mức độ phức tạp, các phương pháp, công nghệ hoặc các đặc điểm khác như mô tả trong Chương V - Yêu cầu về xây lắp.

(2) Nhà thầu cần ghi các đặc điểm tương tự của hợp đồng để chứng minh sự đáp ứng về hợp đồng tương tự.


                                                                                             Mẫu số 14

BẢNG ĐỀ XUẤT NHÂN SỰ CHỦ CHỐT HUY ĐỘNG THỰC HIỆN (1)

Gói thầu số 09:Thi công xây dựng và đảm bảo giao thông.

- Đối với từng vị trí công việc quy định tại Mẫu này thì nhà thầu phải kê khai các thông tin chi tiết theo Mẫu số 15 và Mẫu số 16 Chương này.

- Nhà thầu phải kê khai những nhân sự chủ chốt, nhân sự chủ chốt khác có năng lực phù hợp đáp ứng các yêu cầu quy định tại Mục 2.2 Chương III – Tiêu chuẩn đánh giá HSDT và có thể sẵn sàng huy động cho gói thầu; không được kê khai những nhân sự đã huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này (từ Quý II/2019 đến Quý II/2020). Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận.

1

Vị trí công việc: [ghi cụ thể vị trí công việc đảm nhận trong gói thầu]

 

Tên: [ghi tên nhân sự chủ chốt]

2

Vị trí công việc: [ghi cụ thể vị trí công việc đảm nhận trong gói thầu]

 

Tên: [ghi tên nhân sự chủ chốt]

3

Vị trí công việc

 

Tên

4

Vị trí công việc

 

Tên

5

Vị trí công việc

 

Tên

….

Vị trí công việc

Tên

Đại diện hợp pháp của nhà thầu (2)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

$1(1)  Nhà thầu phảiphải kê khai nhân sự chủ chốt và nhân sự chủ chốt khác huy động để thực hiện gói thầu.

Mẫu số 15

BẢN LÝ LỊCH CHUYÊN MÔN CỦA NHÂN SỰ CHỦ CHỐT

Nhà thầu phải cung cấp tất cả các thông tin được yêu cầu dưới đây và phải gửi kèm theo bản chụp được công chứng hoặc chứng thực các văn bằng, chứng chỉ ... và tài liệu chứng minh năng lực kinh nghiệm có liên quan đối với nhân sự chủ chốt và nhân sự chủ chốt khác theo yêu cầu của HSMT.

Vị trí

Thông tin nhân sự

Tên

Ngày, tháng, năm sinh:

 

Trình độ chuyên môn

Công việc hiện tại

Tên của người sử dụng lao động

 

Địa chỉ của người sử dụng lao động

 

Điện thoại

Người liên lạc (trưởng phòng / cán bộ phụ trách nhân sự)

 

Fax

E-mail

 

Chức danh

Số năm làm việc cho người sử dụng lao động hiện tại

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]


Mẫu số 16

 

BẢN KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN

Tóm tắt kinh nghiệm chuyên môn theo trình tự thời gian từ hiện tại trở về trước. Nêu rõ các kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm quản lý cụ thể liên quan đến gói thầu.

Từ

Đến

Công ty / Dự án / Chức vụ / Kinh nghiệm

chuyên môn và quản lý có liên quan

     
     
     
     
     
     
     

   Đại diện hợp pháp của nhà thầu                                                   Người kê khai

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]                                       [ký ghi rõ họ, tên]

 

 

                                                                                                

              

                                                                                                       Mẫu số 16 (a)

 

DANH SÁCH KINH NGHIỆM CÔNG NHÂN KỸ THUẬT

               Gói thầu số 09: Thi công xây dựng và đảm bảo giao thông

Số TT

Họ và tên

Năm sinh

Bậc thợ

Nghề

Ghi chú

           
           
           
           
           
           
           

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]


                                                                                       Mẫu số 17 (a)

 

BẢNGTỔNG HỢP MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG CHỦ YẾU

               Gói thầu số 09: Thi công xây dựng và đảm bảo giao thông

Số

TT

Loại máy móc thiết bị và đặc điểm thiết bị

Số lượng

Sở hữu của nhà thầu hoặc đi thuê

Ghi chú

         
         
         
         
         
         
         

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

              

                                                                                                   Mẫu số 17 (b)

BẢNG KÊ KHAI THIẾT BỊ

Nhà thầu chỉ được kê khai những thiết bị thi công chủ yếu đáp ứng yêu cầu đối với các thiết bị chính như đã nêu trong danh sách theo yêu cầu quy định tại điểm b Mục 2.2 Chương III- Tiêu chuẩn đánh giá HSDT mà có thể sẵn sàng huy động cho gói thầu; không được kê khai những thiết bị đã huy động cho gói thầu khác có thời gian huy động trùng với thời gian thực hiện gói thầu này (từ Quý II/2019 đến Quý II/2020). Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận.

Thiết bị thi công phải thuộc sở hữu của nhà thầu hoặc có thể đi thuê nhưng nhà thầu phải chứng minh khả năng huy động để đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Trường hợp đi thuê thì phải có hợp đồng thuê thiết bị và tài liệu chứng minh thiết bị thuộc sở hữu của bên cho thuê. Nhà thầu phải kê khai theo mẫu dưới đây đối với mỗi loại thiết bị.

Thiết bị thi công thuộc sở hữu của nhà thầu và bên cho thuê phải có đầy đủ giấy tờ sở hữu, ... và các giấy tờ liên quan (bản sao công chứng hoặc chứng thực) đảm bảo đủ điều kiện hoạt động. Hợp đồng thuê thiết bị phải cam kết đảm bảo tính sẵn sàng huy động cho gói thầu này.

Loại thiết bị

Thông tin thiết bị

Tên nhà sản xuất

Đời máy (model)

 

Công suất

Năm sản xuất

 

Tính năng

Xuất xứ

Hiện trạng

Địa điểm hiện tại của thiết bị

 

Thông tin về tình hình huy động, sử dụng thiết bị hiện tại

   

Nguồn

Nêu rõ nguồn thiết bị

o Sở hữu của nhà thầu   o Đi thuê   o Cho thuêo Chế tạo đặc biệt

Đối với các thiết bị không thuộc sở hữu của mình thì nhà thầu phải kê khai thêm các thông tin dưới đây:

Chủ sở hữu

Tên chủ sở hữu

 

Địa chỉ chủ sở hữu

   
 

Số điện thoại

Tên và chức danh

 

Số fax

Telex

Thỏa thuận

Thông tin chi tiết về thỏa thuận thuê/cho thuê/chế tạo thiết bị cụ thể cho dự án

   

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

                                                                              

                                                                                        Mẫu số 17 (c)

BẢNG KÊ KHAI DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM KIỂM TRA
TẠI HIỆN TRƯỜNG THI CÔNG

TT

Loại dụng cụ, thiết bị

Số lượng

Tính năng kỹ thuật

Nước sản xuất

Sở hữu của nhà thầu hay đi thuê

Chất lượng sử dụng

             

Ghi chú: Tùy theo tính chất, quy mô của gói thầu mà yêu cầu nhà thầu kê khai theo Mẫu này.

                                                     Đại diện hợp pháp của nhà thầu

                                                         [ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

 

 

 

 

Mẫu số 18

PHẠM VI CÔNG VIỆC SỬ DỤNG NHÀ THẦU PHỤ(1)

STT

Tên nhà thầu phụ(2)

Phạm vi công việc(3)

Khối lượng công việc(4)

Giá trị % ước tính(5)

Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với nhà thầu phụ(6)

1

         

2

         

3

         

4

         

         

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Không sử dụng nhà thầu phụ xây lắp.

(2) Nhà thầu ghi cụ thể tên nhà thầu phụ. Trường hợp khi tham dự thầu chưa xác định được cụ thể danh tính của nhà thầu phụ thì không phải kê khai vào cột này mà chỉ kê khai vào cột “Phạm vi công việc”. Sau đó, nếu được lựa chọn thì khi huy động thầu phụ thực hiện công việc đã kê khai phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư.

(3) Nhà thầu ghi cụ thể tên hạng mục công việc dành cho nhà thầu phụ.

(4) Nhà thầu ghi cụ thể khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ.

(5) Nhà thầu ghi cụ thể giá trị % công việc mà nhà thầu phụ đảm nhận so với giá dự thầu.

(6) Nhà thầu ghi cụ thể số hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, nhà thầu phải nộp kèm theo bản gốc hoặc bản chụp được chứng thực các tài liệu đó.


B. BIỂU MẪU DỰ THẦU

THUỘC HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH

Mẫu số 19 (a)

ĐƠN DỰ THẦU(1)

(thuộc HSĐXTC)

(áp dụng trong trường hợp nhà thầu không có đề xuất giảm giá hoặc có đề xuất giảm giá trong thư giảm giá riêng)

Ngày: [ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]

        

Tên gói thầu: [ghi tên gói thầu theo thông báo mời thầu]

Tên dự án: [ghi tên dự án]

Thư mời thầu số: [ghi số trích yếu của Thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế]

Kính gửi: [ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ____ [ghi số của văn bản sửa đổi (nếu có)] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi,____ [ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu ____ [ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cùng với Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, chúng tôi xin gửi kèm đơn này đề xuất về tài chính với tổng số tiền là ____ [ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền dự thầu](2).

Hồ sơ đề xuất về tài chính này có hiệu lực trong thời gian ____ (3)ngày, kể từ ngày ____ tháng ____ năm ____(4).

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu(5)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý,đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của Bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính, được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu.

$1(2)     Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong Bảngtổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu.

(3) Ghi số ngày có hiệu lực theo quy định tại Mục 17.1 BDL. Thời gian có hiệu lực của HSĐXTCđược tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 1 ngày.

(4) Ghi ngày đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(5) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này). Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình Chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm Mục 3 CDNT.


Mẫu số 19 (b)

ĐƠN DỰ THẦU(1)

(thuộc HSĐXTC)

(áp dụng trong trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá trong đơn dự thầu)

Ngày: [ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]

        

Tên gói thầu: [ghi tên gói thầu theo thông báo mời thầu]

Tên dự án: [ghi tên dự án]

Thư mời thầu số: [ghi số trích yếu của Thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế]

Kính gửi: [ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ____ [ghi số của văn bản sửa đổi (nếu có)] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi,____ [ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu ____ [ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cùng với Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, chúng tôi xin gửi kèm đơn này đề xuất về tài chính với tổng số tiền là ____ [ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền dự thầu](2) cùng với bảng giá kèm theo.

Ngoài ra, chúng tôi tự nguyện giảm giá dự thầu với số tiền giảm giá là____[ghi giá trị giảm giá bằng số, bằng chữ và đồng tiền](3).

Giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá là:_____[ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền].

Hồ sơ đề xuất về tài chính nàycó hiệu lực trong thời gian ____ (4)ngày, kể từ ngày ____ tháng ____ năm ____(5).

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu(6)

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý,đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của Bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính, được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu.

(2) Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong Bảng tổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu.

(3) Ghi rõ giảm giá cho toàn bộ gói thầu hay giảm giá cho một hoặc nhiều công việc, hạng mục nào đó (nêu rõ công việc, hạng mục được giảm giá). Giá trị giảm giá không bao gồm dự phòng.

(4) Ghi số ngày có hiệu lực theo quy định tại Mục 17.1 BDL. Thời gian có hiệu lực của HSĐXTCđược tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 1 ngày.

(5) Ghi ngày đóng thầu theo quy định tại Mục 21.1 BDL.

(6) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này). Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình Chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm Mục 3 CDNT.


Mẫu số 20

BẢNG TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU[3]

                                 

Bảng tổng hợp giá dự thầu và các công việc cụ thể của từng hạng mục tương ứng cùng với đơn vị tính, khối lượng mời thầu phù hợp với mô tả công việc và các yêu cầu quy định tại ChươngV – Yêu cầu về xây lắp.

Khi tham dự thầu, nhà thầu phải chịu trách nhiệm tìm hiểu, tính toán và chào đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có). Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định. Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.

Hạng mục số

Mô tả công việc mời thầu (1)

Yêu cầu kỹ thuật/Chỉ dẫn kỹ thuật(2)

Trang số

Số tiền(3)

I

Các hạng mục

   

A

1

Hạng mục 1:

(Công việc cụ thể của hạng mục này quy định tại Bảng số 01)

     

2

Hạng mục 2: (Công việc cụ thể của hạng mục này quy định tại Bảng số 02)

     

….

     

II

Chi phí dự phòng (5%)

   

B

1

Chi phí dự phòng (4): B = b% x A

 

b%

B

         

Giá dự thầu (A + B)

(Kết chuyển sang đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính, trang số ….)

 

                                                  Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu ghi tên các hạng mục để nhà thầu làm cơ sở chào giá dự thầu.

(2) Nhà thầu dẫn chiếu cụ thể đến nội dung yêu cầu về kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật (tập 2 – Chỉ dẫn kỹ thuật).

(3) Nhà thầu ghi số tiền được kết chuyển từ Bảng chi tiếtgiá dự thầu của từng hạng mục công việc tương ứng trong cột “Mô tả công việc mời thầu”.

Nhà thầu phải tính toán và phân bổ các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) của gói thầu vào trong giá dự thầu.

Chi phí dự phòng (B) sẽ không được xem xét, đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu. Nhà thầu không phân bổ chi phí dự phòng vào đơn giá dự thầu.

Giá trúng thầu và giá hợp đồng phải bao gồm chi phí dự phòng (B).

(4) Tỷ lệ dự phòng b = 5% để nhà thầu làm cơ sở chào thầu. Khi tham dự thầu, nhà thầu phải chào chi phí dự phòng với giá trị bằng tỷ lệ phần trăm (%) quy định trong hồ sơ mời thầu (b%) nhân với Chi phí của các hạng mục do nhà thầu chào (A).

Mẫu số 21

BẢNG CHI TIẾT GIÁ DỰ THẦU

Công việc số

Mô tả công việc mời thầu

Đơn vị tính

Khối lượng
mời thầu

Đơn giá dự thầu

Thành tiền

 

Hạng mục 1: Hạng mục chung

   

1

Chi phí nhà tạm hiện trường

%

2

   

2

Chi phí một số công việc không xác định được từ khối lượng thiết kế

%

2

   

3

Chi phí đảm bảo giao thông (tạm tính)

Toàn bộ

1

964.191.693

964.191.693

           
           
 

Tổng cộng bảng số 01

(Kết chuyển sang cột “số tiền” của hạng mục tương ứng trong Bảng tổng hợp giá dự thầu, trang số ….)

 
             

                                                   Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

Nhà thầu ghi đơn giá dự thầu, thành tiền cho từng công việc tương ứng trong cột “Mô tả công việc mời thầu”. Nhà thầu phải ghi giá trọn gói (thành tiền) cho từng công việc cụ thể. Riêng chi phí đảm bảo giao thông nhà thầu chào tạm tính bằng với giá trị nêu trên (964.191.693 đồng), nhà thầu không được chào cao hoặc thấp hơn giá trị tạm tính đã nêu trên, trong quá trình triển khai thi công sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, Nhà thầu lập dự toán chi tiết và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện các bước tiếp theo. Tổng giá của tất cả các công việc thuộc hạng mục sẽ là giá dự thầu cho hạng mục đó. Nhà thầu không phân bổ chi phí dự phòng vào đơn giá dự thầu.

Bảng số 02: Hạng mục 2

(Có bảng phụ lục chi tiết kèm theo)

Công việc số

Mô tả công việc mời thầu

Đơn vị

Khối lượng mời thầu

Đơn giá
dự thầu

Thành tiền

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

 

Hạng mục 2 – Hạng mục THI CÔNG và các hạng mục khác

 
           
           
           
 

…….

       
           
 

Tổng cộng bảng số 02

(Kết chuyển sang cột “số tiền” của hạng mục tương ứng trong Bảng tổng hợp giá dự thầu, trang số ….)

 
   

                                                   Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

$1-       Nhà thầu ghi đơn giá dự thầu, thành tiền cho từng công việc tương ứng trong cột “Mô tả công việc mời thầu”. Nhà thầu phải ghi giá trọn gói (thành tiền) cho từngcông việc cụ thể. Tổng giá của tất cả các công việc thuộc hạng mục sẽ là giá dự thầu cho hạng mục đó. Nhà thầu không phân bổ chi phí dự phòng vào đơn giá dự thầu.

$1-       Khối lượng mời thầu được Bên mời thầu ghi rõ trong phụ lục Bảng Khối lượng mời thầu của Hồ sơ mời thầu Gói thầu số 09: Thi công xây dựng và đảm bảo giao thông. Nhà thầu phải nghiên cứu thiết kế BVTC được duyệt tại Quyết định số 2719/QĐ-BGTVT ngày 18/12/2018 của Bộ GTVT, nếu có thay đổi thì nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn của HSMT.


Mẫu số 22

PHÂN TÍCH ĐƠN GIÁ DỰ THẦU (1)

Đối với đơn giá xây dựng chi tiết

Hạng mục công việc:_______________

                                                     Đơn vị tính: VND

Mã hiệu đơn giá

Mã hiệu VL, NC, M

Thành phần                           hao phí

Đơn vị tính

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

DG.1

 

Chi phí VL

       

Vl.1

         

Vl.2

         

...

         
 

Cộng

     

VL

 

Chi phí NC (theo cấp bậc thợ bình quân)

công

   

NC

 

Chi phí MTC

       

M.1

 

ca

     

M.2

 

ca

     

...

         
 

Cộng

     

M

TỔNG CỘNG

S1

Ghi chú:Nhà thầu phân tích đơn giá dự thầu theo Mẫu này. Đơn giá dự thầu bao gồm đầy đủ các chi phí: chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, các loại thuế theo quy định.Nhà thầu không phân bổ chi phí dự phòng vào đơn giá dự thầu.

                                                                          

 

Mẫu số 23

BẢNG KÊ SỐ LIỆU ĐIỀU CHỈNH

Bên mời thầu ghi

Nhà thầu ghi

chỉ số

Mô tả chỉ số

Nguồn chỉ số

Giá trị
cơ sở

Số tiền

Hệ số điểm do nhà thầu đề xuất

a

Hệ số cố định, biểu hiện phần không điều chỉnh giá

Nguồn cung cấp chỉ số do cơ quan có thẩm quyền công bố cho khu vực mà dự án đi qua: Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam, Tổng Cục thống kê, Viện kinh tế xây dựng hoặc các cơ quan được Nhà nước cho phép theo quy định hiện hành (Quy định tại khoản b, Mục 2, Điều 54, Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ)

0,05978

   

b

Hệ số biểu hiện tỷ lệ nhân công (không bao gồm CP nhân công trong ca máy)

0,11561

   

c

Hệ số biểu hiện tỷ lệ nhiên liệu (không bao gồm CP nhiên liệu trong ca máy)

0,09024

   

d

Hệ số biểu hiện tỷ lệ nhựa đường

0,33492

   

e

Hệ số biểu hiện tỷ lệ sắt, thép

0,03473

   

f

Hệ số biểu hiện tỷ lệ cát các loại

0,00799

   

g

Hệ số biểu hiện tỷ lệ đá các loại

0,15984

   

h

Hệ số biểu hiện tỷ lệ máy thi công (bao gồm CP nhân công, nhiên liệu trong giá ca máy)

0,17171

   

i

Hệ số biểu hiện tỷ lệ xi măng

0,02520

   

Tổng cộng

 

1,0000

   

*Ngày xác định chỉ số gốc: 28 ngày trước thời điểm đóng thầu

Phần 2. YÊU CẦU VỀ XÂY LẮP

Chương V. YÊU CẦU VỀ XÂY LẮP

I. Giới thiệu về gói thầu

1. Tên Gói thầu số 09: Thi công xây dựng và đảm bảo giao thông

        2. Phạm vi và vị trí xây dựng:

- Phạm vi xây dựng:

+ Điểm đầu: Tại Km1+770,00, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

+ Điểm cuối: Tại Km13+765,62 tiếp giáp với phạm vi nút giao vào trạm thu phí tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi thuộc huyện Phú Ninh.

+ Tổng chiều dài tuyến: Khoảng 11,51 km.

- Địa điểm xây dựng: Thành phố Tam Kỳ, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

  3. Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng: Tuân thủ khung tiêu chuẩn đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1466/QĐ-BGTVT ngày 06/7/2018 về việc phê duyệt danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam (thuộc đoạn tuyến Quốc lộ 40B), tỉnh Quảng Nam.

        4. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật:

- Cấp đường:

+ Đoạn qua Thành phố Tam Kỳ (Km1+770 - Km12+10): Đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế Vtk = 80 Km/h theo tiêu chuẩn TCVN 4054 - 2005.

+ Đoạn qua Huyện Phú Ninh (Km12+10 - Km13+765,62): Đường cấp IV đồng bằng, tốc độ thiết kế Vtk = 60 Km/h theo tiêu chuẩn TCVN 4054 - 2005.

- Mặt cắt ngang:

+ Đoạn qua Thành phố Tam Kỳ (Km1+770 - Km12+10): Chiều rộng nền đường Bn=12m.

+ Đoạn qua Huyện Phú Ninh (Km12+10 - Km13+765.62): Chiều rộng nền đường Bn=9m.

- Mặt đường:

+ Thảm BTN trên lớp móng CPĐD hoặc mặt đường nhựa cũ tăng cường.

+ Modun đàn hồi thiết kế: Eyc >140Mpa.

- Tần suất thiết kế: Nền đường, cống P = 4%.

- Khổ cống: Phù hợp với khổ nền đường (cho phần nối dài).

- Tải trọng thiết kế của cống: HL93.

1. Giải pháp thiết kế

1.1. Bình đồ tuyến:

Hướng tuyến cơ bản tuân thủ theo thiết kế đã được duyệt tại Quyết định số 1674/QĐ-BGTVT ngày 07/8/2018 của Bộ GTVT; cụ thể như sau: Đoạn Km1+770 - Km2+390,17 có quy mô phù hợp quy hoạch, tận dụng giữ nguyên; đoạn Km2+390,17 - Km3+649,05, tuyến đi lệch về bên trái từ 2 - 4m, đoạn Km3+649,05 - Km13+765,62 tuyến bám theo tim đường cũ, mở rộng nền đường cả hai bên, tại đỉnh P11 (Km11+823,85) châm chước bán kính R=190m để không ảnh hưởng đến phạm vi nghĩa trang liệt sĩ.

1.2. Trắc dọc:

          Trắc dọc thiết kế đảm bảo tận dụng tối đa công trình nền mặt đường hiện trạng và các yêu cầu kỹ thuật của cấp đường. Cục bộ một số đoạn châm chước chiều dài đoạn đổi dốc từ L = 150m xuống Lmin = 100m (đoạn tuyến Vtk = 80Km/h, theo TCVN4054-05) và từ L = 100m xuống Lmin = 70m (đoạn tuyến Vtk = 60Km/h, theo TCVN4054-05) để hạn chế tôn cao trên mặt đường cũ.

1.3. Trắc ngang:

- Đoạn qua thành phố Tam Kỳ: Chiều rộng nền đường Bnền= 12m, gồm: 02 làn xe cơ giới 2x3,5m=7m; gia cố lề 2x2m=4m; lề đất 2x0,5m=1m. Đoạn qua khu dân cư hai bên bố trí rãnh thoát nước, bó vỉa và đan rãnh 2x0,5m=1m. Độ dốc ngang mặt đường i=2%; độ dốc ngang lề đất i=6%.

- Đoạn qua huyện Phú Ninh: Chiều rộng nền đường Bnền= 9m, gồm: 02 làn xe cơ giới 2x3,5m=7m; gia cố lề 2x0,5m=1m; lề đất 2x0,5m=1m. Đoạn qua khu dân cư hai bên bố trí rãnh thoát nước, bó vỉa và đan rãnh 2x0,5m=1m. Độ dốc ngang mặt đường i=2%; độ dốc ngang lề đất i=6%. Đối với đoạn Km12+655,33 - Km13+00 vuốt nối êm thuận bằng kết cấu tương tự địa phương đã đầu tư với phạm vi đường hiện hữu địa phương đã đầu tư mở rộng.  

1.4. Kết cấu nền đường:

a/ Nền đường đắp:

- Độ dốc mái taluy áp dụng là 1:1,5; độ chặt yêu cầu 50cm trên cùng (dưới lớp kết cấu áo đường) đạt K ≥ 0,98, bên dưới chiều sâu kể trên K ≥ 0,95; Vật liệu dùng để đắp đảm bảo CBR > 6 đối với lớp đắp K98 và CBR > 4 đối với lớp đắp K95 và thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định.

- Trước khi thi công nền đường đắp, lớp đất trên bề mặt, có chiều dày trung bình 30cm, được đào bỏ sau khi dọn dẹp mặt bằng. Vật liệu đắp trả sử dụng vật liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; đối với các đoạn đắp nền đường mở rộng và tại các vị trí có độ dốc ngang lớn hơn 20% tiến hành đánh cấp, chiều rộng tối thiểu 1,0m.

b/ Nền đường đào:

- Độ dốc mái taluy nền đào thông thường 1:1, căn cứ vào điều kiện địa chất cụ thể của từng khu vực để thiết kế độ dốc mái ta luy nền đào phù hợp; độ chặt yêu cầu (30-50)cm trên cùng (dưới lớp kết cấu áo đường) đạt K ≥ 0,98. Sau khi đào đến lớp đáy nền thượng, nếu lớp đất đắp bên dưới không thích hợp, tiến hành đào bỏ thay bằng lớp đất đủ tiêu chuẩn đắp nền đường với độ chặt K³ 0,95, nếu lớp đất bên dưới lớp nền thượng đạt yêu cầu đắp lớp K³ 0,95.

1.5. Kết cấu mặt đường:

a/ Kết cấu áo đường làm mới, mở rộng (KCI); gồm các lớp theo thứ tự từ trên xuống dưới:

+ Bê tông nhựa chặt 12,5, dày 5cm.

+ Nhựa dính bám 0,5kg/m2               

+ Bê tông nhựa chặt 19, dày 7cm.

+ Nhựa thấm bám 1,0kg/m2

+ Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax25 dày 15cm.

+ Cấp phối đá dăm loại 2 Dmax37,5 dày 25cm.

b/ Kết cấu áo đường tăng cường trên mặt đường cũ: Sau khi sửa chữa hư hỏng cục bộ mặt đường cũ, kết cấu áo đường tăng cường như sau:

- Kết cấu loại IA khi Ecũ ≥ 115Mpa bao gồm các lớp:

+ Bê tông nhựa chặt 12,5, dày 5cm.

+ Nhựa dính bám 0,5kg/m2

+ Bê tông nhựa chặt 19, dày 7cm.

+ Bù vênh bằng BTNC 19

+ Nhựa dính bám 0,5kg/m2 trên đường cũ

- Kết cấu loại II khi 115Mpa > Ecũ ≥ 103Mpa bao gồm các lớp:

          + Bê tông nhựa chặt 12,5, dày 5cm.

          + Nhựa dính bám 0,5kg/m2

          + Bê tông nhựa chặt 19, dày 7cm.

          + Nhựa dính bám 0,5kg/m2

          + Bê tông nhựa rỗng Dmax25, dày 7cm.

          + Bù vênh bê tông nhựa rỗng Dmax25

          + Nhựa dính bám 0,5kg/m2 trên đường cũ

- Kết cấu loại III khi 103Mpa > Ecũ ≥ 82Mpa bao gồm các lớp:

+ Bê tông nhựa chặt 12,5, dày 5cm.

+ Nhựa dính bám 0,5kg/m2

+ Bê tông nhựa chặt 19, dày 7cm.

+ Nhựa dính bám 0,5kg/m2

+ Bê tông nhựa rỗng Dmax25, dày 10cm.

          + Bù vênh bê tông nhựa rỗng Dmax25

          + Nhựa dính bám 0.5kg/m2 trên đường cũ

- Kết cấu loại IV khi 82Mpa > Ecũ ≥ 71Mpa bao gồm các lớp:

+ Bê tông nhựa chặt 12,5, dày 5cm.

+ Nhựa dính bám 0,5kg/m2

+ Bê tông nhựa chặt 19, dày 7cm.

+ Nhựa dính bám 0,5kg/m2

+ Bê tông nhựa rỗng Dmax25, dày 14cm.

          + Bù vênh bê tông nhựa rỗng Dmax25

          + Nhựa dính bám 0.5kg/m2 trên đường cũ

1.6. Nút giao:

Toàn tuyến gồm có 11 nút giao được thiết kế giao đồng mức và 01 nút giao cùng mức đường sắt tại Km8+557,07.

- Các nút giao Km2+449,70, Km3+972,70, Km7+076,34, Km7+479,74, Km7+890,64, Km8+436,60 và Km11+091,65: Giao cắt hiện trạng là cùng mức, tổ chức giao thông bằng vạch sơn và biển báo. Thiết kế thực hiện cải tạo đảm bảo quy mô nền đường tuyến chính, vuốt nối êm thuận với đường giao. Các công trình hiện tại (vạch sơn, biển báo, đèn tín hiệu giao thông,…) được tận dụng tối đa. Tổ chức giao thông bằng vạch sơn phân làn, biển báo hiệu cho phù hợp với việc mở rộng. Kết cấu mặt đường nút giao như tuyến chính.

- Các nút giao Km8+436,60 (giao cắt giữa đường 40B với đường Nguyễn Hoàng), Km10+273,60: Là các nút giao ngã tư cùng mức, hiện trạng có đèn tín hiệu giao thông, quy mô hiện trạng tuyến chính phù hợp với cấp đường của dự án. Giải pháp thiết kế cơ bản giữ nguyên mặt bằng theo hiện trạng, vuốt nối êm thuận với đường giao. Các công trình hiện tại (vạch sơn, biển báo, đèn tín hiệu giao thông) được tận dụng tối đa. Tổ chức giao thông bằng bổ sung thêm vạch sơn phân làn, biển báo hiệu giao thông.

- Các nút giao Km6+918,08 (giao cắt giữa đường 40B với đường Ngô Thị Nhậm), Km12+625,56 (nút giao với đường vào Cụm công nghiệp Chợ Lò): Giao cắt hiện trạng là cùng mức, tổ chức giao thông bằng vạch sơn và biển báo. Giải pháp thiết kế cải tạo đảm bảo quy mô nền đường tuyến chính, vuốt nối êm thuận với đường giao. Các công trình hiện tại (vạch sơn, biển báo, đèn tín hiệu giao thông) được tận dụng tối đa. Tổ chức giao thông bằng vạch sơn phân làn, biển báo hiệu và đèn tín hiệu cho phù hợp với việc mở rộng. Kết cấu mặt đường nút giao như tuyến chính.

1.7. Đường giao dân sinh:

- Trên tuyến có tổng cộng 91 đường giao dân sinh được thiết kế vuốt nối đảm bảo êm thuận và an toàn giao thông, phù hợp với hiện trạng. Phạm vi thiết kế vuốt nối 10m - 50m theo từng vị trí địa hình với độ dốc dọc tối đa Imax £ 6%, cục bộ một số đường châm chước độ dốc dọc tối đa Imax £ 12%. Thiết kế vuốt nối mép mặt đường xe chạy từ đường chính vào đường giao dân sinh bằng các đường cong nằm với bán kính R ≥ 3m.

- Kết cấu mặt đường giao: Tùy theo kết cấu đường hiện hữu, kết cấu thiết kế như sau:

+ Đối với kết cấu bê tông nhựa, thấm nhập nhựa, láng nhựa và bê tông xi măng: Vuốt nối bằng kết cấu BTNC12,5 dày 5cm.

+ Đối với đường đất và cấp phối: Vuốt nối bằng kết cấu BTNC12,5 dày 5cm trên lớp cấp phối đá dăm loại 1 Dmax25 dày 15cm.

+ Đoạn mở rộng mặt đường cũ: Vuốt nối bằng kết cấu BTNC12,5 dày 5cm trên lớp cấp phối đá dăm loại 1 Dmax25 dày 12cm và lớp cấp phối đá dăm loại 2 Dmax37,5 dày 13cm.

+ Bố trí đầy đủ vạch sơn, biển báo, gờ giảm tốc để đảm bảo an toàn giao thông từ đường ngang vào đường chính.

1.8. Cống thoát nước ngang:

Trên tuyến có 48 cống thoát nước ngang, trong đó: Tận dụng giữ nguyên 12 cống;tận dụng nối dài 34 cống; thiết kế mới 02 cống; baogồm:

a/ Cống tròn:

Tận dụng cống cũ, thiết kế nối dài 24 cống và thiết kế mới 01 cống cho phù hợp với nền đường mở rộng, ống cống bằng bê tông cốt thép f’c = 20Mpalắp ghép chiều dài đốt cống L=1m; móng cống bằng bê tông cốt thép f’c = 15Mpa lắp ghép trên lớp đá dăm đệm dày 10cm; mối nối giữa hai cống bằng bê tông f’c = 20Mpa (trường hợp địa chất không ổn định sử dụng hố ga BTCT chịu lực f’c = 20Mpa). Tường đầu, tường cánh, sân cống bằng BTXM f’c = 15Mpa, gia cố sân cống bằng đá hộc xây vữa f’c = 10Mpa, gia cố mái taluy đầu cống bằng tấm ốp KT(40x40x5)cm đúc sẵn BTXM f’c = 20Mpa.

b/ Cống hộp:

- Cống hộp lắp ghép (khẩu độ < 2m): Tận dụng cống cũ, thiết kế nối dài 03 cống và làm mới 01 cống cho phù hợp nền đường mở rộng; kết cấu thân cống bằng bê tông cốt thép f’c = 25Mpa lắp ghép; móng cống bằng bê tông cốt thép f’c = 15Mpa lắp ghép trên lớp đá dăm đệm dày 10cm. Bản giảm tải bằng bê tông cốt thép f’c = 25Mpa lắp ghép, gia cố sân cống bằng đá hộc xây vữa f’c = 10Mpa, gia cố mái taluy đầu cống bằng tấm ốp KT(40x40x5)cm đúc sẵn BTXM f’c = 20Mpa.

- Cống hộp đổ tại chỗ (khẩu độ ≥ 2m): Tận dụng cống cũ, thiết kế nối dài 06 cống cho phù hợp nền đường mở rộng; kết cấu thân cống bằng bê tông cốt thép f’c = 25Mpa đổ tại chỗ; móng cống bằng bê tông f’c = 15Mpa đổ tại chỗ dày 30cm trên lớp đá dăm đệm dày 10cm. Bản giảm tải bằng bê tông cốt thép f’c = 25Mpa đổ tại chỗ. Tường đầu, tường cánh, sân cống bằng BTXM f’c = 15Mpa, gia cố sân cống bằng đá hộc xây vữa f’c = 10Mpa, gia cố mái taluy đầu cống bằng tấm ốp KT(40x40x5)cm đúc sẵn BTXM f’c = 20Mpa.

1.9. Hệ thống thoát nước dọc:

- Đối với các đoạn qua khu dân cư: Thiết kế rãnh thoát nước dọc bằng bê tông cốt thép f’c = 20Mpa dạng chữ U khẩu độ B=0,5m có đậy tấm đan bằng bê tông cốt thép f’c = 25Mpa lắp ghép. Cách khoảng 20m-30m, bố trí hố thu KT (50x100)cm bằng BTCT f’c = 20Mpa bán lắp ghép có cửa thu nước mặt đường, tấm chắn rác KT(700x115x30)mm bằng bê tông mác cao hoặc vật liệu gang.

- Đoạn từ Km5+918,60 - Km5+987,85 (trái tuyến) và Km5+918,60 - Km6+019,50 (phải tuyến) bố trí rãnh hình thang dưới chân taluy nền đắp để dẫn nước về cống C16 (Km5+918,47), khẩu độ KT(2,5x0,5x1,0)m bằng bê tông cốt thép f’c = 20Mpa dày 15cm đổ tại chỗ trên lớp đá dăm đệm dày 5cm.

- Đối với đoạn ngoài khu dân cư từ Km10+460,42 – Km10+713,38: Thiết kế rãnh dọc hình thang KT (0,4x1,2x0,4)m gia cố bằng tấm bê tông lắp ghép f’c = 20Mpa. Tại các vị trí qua nhà dân bố trí tấm đan BTCT f’c = 25Mpa.

1.10. Thiết kế trạm cân:

- Trạm cân đặt trái tuyến từ Km13+476,94 - Km13+556,94 dài 80m, trong đó: Đoạn từ Km13+496,94 - Km13+536,94, L = 40m bố trí làn cân xe có bề rộng mặt đường Bm = 3,5m; đoạn từ Km13+476,94 - Km13+496,94 và Km13+536,94 - Km13+556,94, L = 20m thiết kế vuốt nối về mặt đường tuyến chính.

- Kết cấu mặt đường làn xe trạm cân bằng BTXM f’c = 35Mpa dày 30cm trên lớp móng trên là lớp BTXM f’c = 10Mpa dày 12cm và lớp móng dưới CPĐD loại 1 Dmax25 dày 18cm, dưới là lớp đất K98 dày 30cm. Bố trí đầy đủ khe co, khe giãn.

1.11.Bó vỉa và đan rãnh:

Bó vỉa và đan rãnh được bố trí hai bên tuyến đoạn qua khu đông dân cư, rộng 50cm, đỉnh bó vỉa cao hơn mép mặt đường 13cm. Phần thân bó vỉa dạng vát, rộng 25cm bằng BTXM f’c = 20Mpa lắp ghép chiều dài phân đoạn 1 mét, phần móng bó vỉa bằng BTXM f’c = 15Mpa đổ tại chỗ trên lớp đá dăm đệm dày 10cm, liên kết giữa phần thân và móng bằng vữa xi măng dày 2cm.

1.12. Hệ thống an toàn giao thông:

$1-   Hệ thống an toàn giao thông thiết kế theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.

$1-   Tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu 02 nút giao: Nút ngã tư với đường Ngô Thì Nhậm (Km6+918,08) và nút ngã tư với đường vào Cụm công nghiệp Chợ Lò, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh (Km12+625,56).

$1-   Tổ chức giao thông bằng đèn vàng nhấp nháy 01 nút giao ngã ba giao với đường Điện Biên Phủ (tại Km 11+800).

(Một số chi tiết khác như hồ sơ thiết kế được duyệt)

5. Thời hạn hoàn thành: Từ năm 2019 – 2020. Tiến độ theo Hồ sơ mời thầu.

II. Yêu cầu về tiến độ thực hiện: Thời gian từ khi khởi công tới khi hoàn thành hợp đồng: 365 ngày.

III. Yêu cầu về kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật: Nhà thầu phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật như trong quy định của Tập II - Chỉ dẫn kỹ thuật (kèm hồ sơ mời thầu)

Toàn bộ các yêu cầu về mặt kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật dựa trên cơ sở quy mô, tính chất của dự án, gói thầu và tuân thủ quy định của pháp luật xây dựng chuyên ngành về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Yêu cầu về mặt kỹ thuật/chỉ dẫn kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1. Các yêu cầu về tổ chức kỹ thuật thi công, giám sát nội bộ:

- Nhà thầu trình bày rõ bộ máy thực hiện thi công công trình, giám sát nội bộ thi công công trình ở hiện trường, nêu rõ các phương pháp bố trí nhân lực đội ngũ cán bộ chủ chốt và phương pháp điều hành thi công, phương pháp giám sát nội bộ. Yêu cầu các cá nhân tham gia phải có trình độ, kỹ thuật thi công tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, vì chất lượng công trình, an toàn cho người lao động và khu cực dân cư xung quanh.

- Ngoài ra, Nhà thầu bằng kinh phí và năng lực của mình phải tổ chức tại hiện trường một bộ phận thí nghiệm để kiểm tra, kiểm định, thực hiện các phép thử và đánh giá chất lượng thi công của mình.

2. Các yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư, thiết bị (kèm theo các tiêu chuẩn về phương pháp thử)

- Thuyết minh cụ thể về nguồn cung cấp vật tư, vật liệu, thương hiệu, xuất xứ hàng hoá dự kiến sử dụng cho công trình.

- Nhà thầu phải tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, theo các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy định đã nêu trong Hồ sơ thiết kế được duyệt, chỉ dẫn kỹ thuật và các tiêu chuẩn, quy định hiện hành.

3. Các yêu cầu về trình tự thi công, lắp đặt:

- Yêu cầu Nhà thầu thi công theo đúng quy trình, quy phạm thi công hiện hành.

4. Các yêu cầu về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường:

- Nhà thầu phải trình bày rõ biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường trên phạm vi hoạt động của gói thầu cũng như bên ngoài công trường, trên tuyến đường vận chuyển. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động gồm có bảo đảm cho con người, thiết bị và an toàn cho công trình.

5. Biện pháp huy động nhân lực và thiết bị phục vụ thi công:

- Lập tiến độ cho từng hạng mục và toàn bộ công trình kèm theo biểu đồ nhân lực và máy móc thiết bị thi công tương ứng. Biểu tiến độ thi công có thể lập theo sơ đồ mạng sau đó tổng hợp thành sơ đồ ngang. Trên đó ghi rõ số lượng, công suất các loại máy, thiết bị chủ yếu, số ca máy làm việc, số lượng lao động. Các nội dung phải phù hợp với thời gian thi công.

- Về thiết bị huy động của gói thầu được yêu cầu trên cơ sở theo giải pháp thiết kế thi công chủ đạo đã được Bộ GTVT phê duyệt. Để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình, trong trường hợp thi công qua các khu dân cư, các thiết bị thi công có gây chấn động như lu rung, đóng cọc, khoan nhồi ... làm ảnh hưởng đến các công trình liền kề thì Nhà thầu thi công phải có giải pháp thi công và tự huy động các thiết bị thi công thay thế khác có tính năng phù hợp, kinh phí huy động thiết bị nhà thầu tính toán khi lập giá dự thầu.

6. Yêu cầu về biện pháp tổ chức thi công tổng thể và các hạng mục:

- Nhà thầu cần nghiên cứu kỹ và đề xuất giải pháp kỹ thuật thi công gói thầu bao gồm:

+ Trình bày giải pháp thi công tổng thể.

+ Trình bày giải pháp thi công chi tiết các hạng mục, kèm theo sơ đồ công nghệ thi công đối với các hạng mục phức tạp.

+ Mặt bằng và sơ đồ tổ chức thi công: Thuyết minh bố trí mặt bằng tổng thể, trình bày mặt bằng bố trí tổng thể công trường thi công và mặt bằng tổ chức thi công các hạng mục công việc.

+ Đảm bảo giao thông trên công trường xây dựng: Trong điều kiện vừa thi công vừa đảm bảo ATGT, nhà thầu phải có thiết kế sơ đồ chủ đạo đảm bảo giao thông phù hợp với giải pháp thi công các hạng mục công trình; có các giải pháp cụ thể thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông và xử lý các tình huống có thể gây ùn tắc và mất ATGT.

- Giải pháp thi công đã được Bộ GTVT phê duyệt là thiết kế chủ đạo trong đề xuất mời thầu. Nhà thầu phải khảo sát, nghiên cứu kỹ hiện trường của dự án để trong quá trình thi công đưa ra các giải pháp thi công, thiết bị, công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đảm bảo An toàn trong thi công xây dựng công trình” theo Điều 115 - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Khi để xảy ra sự cố công trình, nhất là các công trình liền kề như nhà dân, công trình hạ tầng kỹ thuật... thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm theo Điều 119-Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, tất cả các chi phí bồi thường thiệt hại liên quan bằng nguồn kinh phí của nhà thầu mà không được làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án, do vậy nhà thầu cần phải có phương án khi thực hiện dự án như công nghệ thi công, giải pháp kỹ thuật, mua bảo hiểm... để giảm thiểu thiệt hại về kinh phí bồi thường (nếu có).

7. Yêu cầu về hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng của nhà thầu:

Trình bày biện pháp quản lý chất lượng, hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng của nhà thầu cần lưu ý những vấn đề sau:

- Việc kiểm tra chất lượng được tiến hành khi được Nhà thầu thông báo về đề nghị nghiệm thu chất lượng hạng mục công trình, để thanh toán hoặc để chuyển tiếp giai đoạn thi công trong quá trình thi công, khi các công tác thi công được cho rằng không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật.

- Công tác kiểm tra chất lượng phải ghi rõ các kết quả kiểm tra, các thông số đo đạc về kích thước hình học, cao độ, cùng các chỉ tiêu kỹ thuật khác như kết quả thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất đá, cường độ bê tông cùng các yêu cầu khác liên quan. Kết quả kiểm tra chất lượng phải được ghi rõ vào biên bản kiểm tra, đặc biệt là các công trình ẩn dấu.

- Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về công trình như chất lượng vật liệu và sản phẩm thi công của mình, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các số liệu thí nghiệm, các chứng chỉ vật liệu và các thành phần cấu thành hạng mục công trình trước khi chuyển giai đoạn thi công, cũng như khi có Giám đốc quản lý dự án, Giám đốc quản lý dự án có thể sử dụng các số liệu của nhà thầu làm căn cứ để nghiệm thu công trình.

- Nhà thầu sẽ phải thực hiện bất kỳ những việc kiểm tra và thí nghiệm cần thiết khác dưới sự lãnh đạo của Giám đốc quản lý dự án khi xét thấy cần thiết để đảm bảo cho ổn định và chất lượng của công trình.

- Khi kiểm tra lại các hạng mục công trình hoặc các nguyên liệu thi công có kết quả không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật thì Nhà thầu phải tiến hành ngay việc sửa chữa hoặc phá dỡ các sản phẩm, các nguyên liệu đó, đồng thời Nhà thầu phải tiến hành các thí nghiệm các chứng chỉ chất lượng của việc sửa chữa đó bằng chi phí của Nhà thầu.

- Khi có thay đổi về công nghệ, thiết bị thi công thì Nhà thầu phải lập phương án thay đổi trình TVGS, ĐHDA xem xét trước khi thi công thí điểm, trên cơ sở kết quả thi công thí điểm nếu đạt được chất lượng thiết kế mới chấp thuận cho triển khai thi công đại trà. Các chi phí phát sinh nếu có cũng không được thay đổi giá dự thầu, trừ khi có ý kiến chấp thuận của cấp có thẩm quyền.

8. Yêu cầu khác: Thời gian bảo hành công trình là 24 tháng.

IV. Các bản vẽ

Liệt kê các bản vẽ

STT

Ký hiệu

Tên bản vẽ

Phiên bản / ngày phát hành

1

Tập II.1

Hồ sơ thiết kế BVTC (Bãn vẽ thiết kế)

Quyết định số 2719/QĐ-BGTVT ngày 18/12/2018 của Bộ GTVT.

 

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG

VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

 

$1A.   Các quy định chung

$11.   Định nghĩa

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

$11.1.“Bản vẽ” là các bản vẽ của công trình, bao gồm các bản vẽ theo hợp đồng và bất kỳ bản vẽ điều chỉnh hoặc bổ sung nào do Chủ đầu tư (hay đại diện) phát hành theo đúng hợp đồng, bao gồm các tính toán và thông tin khác được Chủ đầu tư cung cấp hay phê duyệt để thực hiện hợp đồng;

$11.2.“Bảng kê các hạng mục” là bảng liệt kê các hạng mục công việc thuộc gói thầu bao gồm thi công, lắp đặt, thử nghiệm và nghiệm thu công trình. Nội dung của Bảng kê các hạng mục bao gồm giá trọn gói cho mỗi hạng mục, làm cơ sở thanh toán, quyết toán, bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng;

$11.3.“Bất khả kháng” là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên, chẳng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch;

$11.4.Chủ đầu tư” là bên thuê Nhà thầu thực hiện công trìnhvà được quy định tại ĐKCT;

$11.5.“Chứng nhận hết thời hạn bảo hành công trình” là giấy chứng nhận được Chủ đầu tư phát hành trên cơ sở Nhà thầu đã khắc phục sửa chữa các sai sót của công trình trong thời hạn bảo hành công trình xây dựng;

$11.6.“Công trình” là những gì mà Hợp đồng yêu cầu Nhà thầu thi công, lắp đặt và bàn giao cho Chủ đầu tư được xác định trong ĐKCT;

$11.7.“Công trình tạm” là các công trình cần thiết cho việc thi công và lắp đặt công trình do Nhà thầu thiết kế, thi công, lắp đặt và tháo dỡ;

$11.8.“Công trường” là khu vực được xác định trong ĐKCT;

$11.9.“Giá hợp đồng” là tổng số tiền ghi trong hợp đồng cho việc thực hiện và hoàn thành công trình, trong đó bao gồm cả chi phí cho việc duy tu bảo dưỡng công trình. Giá hợp đồng đã bao gồm tất cả các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) và chi phí dự phòng;

$11.10.      “Hợp đồng” là thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu để thực hiện, hoàn thành và duy tu bảo dưỡng công trình. Hợp đồng bao gồm các tài liệu liệt kê trong Mục 2 ĐKC;

$11.11.      “Ngày” là ngày dương lịch; tháng là các tháng dương lịch;

$11.12.      “Ngày hoàn thành” là ngày hoàn tất công trình được Chủ đầu tư xác nhận theo Mục 46 ĐKC;

$11.13.      “Ngày hoàn thành dự kiến” là ngày mà dự kiến Nhà thầu sẽ hoàn thành công trình. Ngày hoàn thành dự kiến được quy định tại ĐKCT. Chỉ có Chủ đầu tư mới có thể điều chỉnh Ngày hoàn thành dự kiến bằng cách cho phép gia hạn thời gian hay đẩy nhanh tiến độ;

$11.14.      “Ngày khởi công” là ngày được ghi trong ĐKCT. Đó là ngày chậm nhất mà Nhà thầu phải bắt đầu thực hiện công trình. Ngày khởi công không nhất thiết phải trùng với ngày tiếp nhận mặt bằng Công trường;

$11.15.      “Nhà thầu” bên có HSĐX được Chủ đầu tư chấp thuận cho thực hiện công trình và được quy định tại ĐKCT;

$11.16.      “Nhà thầu phụ” là một cá nhân hay tổ chức có tên trong danh sách các Nhà thầu phụ do Nhà thầu chính đề xuất trong HSĐX hoặc Nhà thầu thực hiện các phần công việc mà Nhà thầu chính đề xuất trong HSĐX; ký Hợp đồng với Nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc trong Hợp đồng theo nội dung đã kê khai trong HSĐX được Chủ đầu tư chấp thuận;

$11.17.      “Nhà xưởng” là bất kỳ bộ phận không tách rời nào của công trình có chức năng cơ điện, hoá học hay sinh học;

$11.18.      “Sai sót” là bất kỳ phần nào của công trình chưa hoàn thành theo đúng hợp đồng;

$11.19.      “Sự kiện bồi thường” là các sự kiện được xác định theo Mục 42 ĐKC dưới đây;

$11.20.      “Thay đổi” là những yêu cầu do Chủ đầu tư đưa ra bằng văn bản làm thay đổi công trình;

$11.21.      “Thiết bị” là các nhà xưởng, xe, máy móc của Nhà thầu được tạm thời mang đến Công trường để thi công công trình;

$11.22.      Thời hạn bảo hành công trình xây dựng” là thời gian Nhà thầu chịu trách nhiệm pháp lý về sửa chữa các sai sót đối với công trình. Thời hạn bảo hành được tính từ ngày công trình được nghiệm thu, bàn giao;

$11.23.      “Thông số kỹ thuật” là các yêu cầu kỹ thuật của công trình kèm trong Hợp đồng và bất kỳ thay đổi hay bổ sung nào được Chủ đầu tư đưa ra hay phê duyệt;

$11.24.      Tư vấn giám sát là Nhà thầu tư vấn được Chủ đầu tư lựa chọn để hoạt động thường xuyên và liên tục tại hiện trường nhằm giám sát việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình. Tên Nhà thầu tư vấn giám sát được quy định tại ĐKCT;

$11.25.      “Vật tư” là tất cả những thứ được cung cấp, kể cả các vật tư tiêu hao Nhà thầu sử dụng trong công trình.

$12.   Thứ tự ưu tiên

Các tài liệu cấu thành Hợp đồng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau đây:

$12.1.          Hợp đồng, kèm theo các phụ lục hợp đồng;

$12.2.          Thư chấp thuận HSDT và trao hợp đồng

$12.3.          Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

$12.4.          ĐKCT;

$12.5.          ĐKC;

$12.6.          HSDT và các văn bản làm rõ HSDT của Nhà thầu;

$12.7.          HSMT và các tài liệu bổ sung HSMT (nếu có);

$12.8.          Các tài liệu khác quy định tại ĐKCT.

$13.   Luật và ngôn ngữ

Luật điều chỉnh hợp đồng là luật của Việt Nam, ngôn ngữ của hợp đồng là tiếng Việt.

$14.   Ủy quyền

Trừ khi có quy định khác trong ĐKCT, Chủ đầu tư có thể uỷ quyền thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào của mình cho người khác, sau khi thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu và có thể rút lại quyết định uỷ quyền sau khi đã thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu.

$15.   Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp đến Chủ đầu tư không muộn hơn ngày quy định tại ĐKCT. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được thực hiện theo hình thức và giá trị quy định cụ thể trong ĐKCT và có hiệu lực đến hết ngày thứ 28 sau khi Chủ đầu tư phát hành Giấy chứng nhận hoàn thành.

$16.   An toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường

Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường cho tất cả các hoạt động tại Công trường.

$17.   Nhà thầu phụ

$17.1.          Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các Nhà thầu phụ trong danh sách các Nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT để thực hiện một phần công việc nêu trong HSĐX. Việc sử dụng Nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của Nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với phần việc do Nhà thầu phụ thực hiện.

Việc thay thế, bổ sung Nhà thầu phụ ngoài danh sách các Nhà thầu phụ đã được nêu tại Mục này chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận.

$17.2.          Giá trị công việc mà các Nhà thầu phụ quy định tại Mục 7.1 ĐKC thực hiện không được vượt quá tỷ lệ phần trăm theo giá hợp đồng quy định tại ĐKCT.

$17.3.          Nhà thầu không được sử dụng Nhà thầu phụ cho các công việc khác ngoài công việc kê khai sử dụng Nhà thầu phụ nêu trong HSĐX.

$17.4.          Yêu cầu khác về Nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT.

$18.   Hợp tác với các Nhà thầu khác

Nhà thầu phải hợp tác với các Nhà thầu khác và các đơn vị liên quan cùng làm việc trên Công trường trong quá trình thực hiện hợp đồng.

$19.   Nhân sự và Thiết bị

$19.1.          Nhà thầu phải huy động các nhân sự chủ chốt và sử dụng các thiết bị đã xác định trong HSDT để thực hiện công trình hoặc huy động các nhân sự hay thiết bị khác được Chủ đầu tư chấp thuận. Chủ đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đề xuất thay thế nhân sự chủ chốt và thiết bị trong trường hợp kinh nghiệm, năng lực của nhân sự và chất lượng, tính năng của thiết bị thay thế về cơ bản bằng hoặc cao hơn so với đề xuất trong HSDT.

$19.2.          Nếu Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu cho một cán bộ/nhân viên của Nhà thầu thôi việc với lý do chính đáng, thì Nhà thầu phải bảo đảm rằng người đó sẽ rời khỏi Công trường trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Chủ đầu tư và không còn được thực hiện bất kỳ công việc nào liên quan đến hợp đồng.

$19.3.          Nếu Chủ đầu tư xác định được một cán bộ/nhân viên nào của Nhà thầu tham gia các hành vi tham nhũng, gian lận, thông đồng, ép buộc hoặc gây trở ngại trong quá trình thực hiện công trình thì nhân viên đó sẽ bị buộc thôi việc theo Mục 9.2 ĐKC.

$110.   Bất khả kháng

10.1. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Trong khoảng thời gian không thể thi công công trình do điều kiện bất khả kháng, Nhà thầu theo hướng dẫn của Chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, Chủ đầu tư phải xem xét để bồi hoàn cho Nhà thầu các khoản phụ phí cần thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.

10.2. Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình do trường hợp bất khả kháng sẽ không phải bồi thường thiệt hại, bị phạt hoặc bị chấm dứt hợp đồng. Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại Mục 21 ĐKC.

$111.   Rủi ro của Chủ đầu tư và Nhà thầu

Chủ đầu tư chịu mọi rủi ro mà Hợp đồng này xác định là rủi ro của Chủ đầu tư, Nhà thầu chịu mọi rủi ro mà Hợp đồng này xác định là rủi ro của Nhà thầu.

$112.   Rủi ro của Chủ đầu tư

Kể từ ngày khởi công cho đến ngày hết hạn nghĩa vụ bảo hành của Nhà thầu, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về những rủi ro sau đây:

12.1. Rủi ro về thương tích, tử vong đối với con người, mất mát hoặc hư hỏng tài sản (loại trừ công trình, vật tư, máy móc, thiết bị) do lỗi của Chủ đầu tư;

12.2. Rủi ro về tổn thất, hư hại đối với công trình, vật tư, máy móc, thiết bị do lỗi của Chủ đầu tư, do thiết kế của Chủ đầu tư hoặc do bất khả kháng.

$113.   Rủi ro của Nhà thầu

Nhà thầu chịu trách nhiệm về những rủi ro sau đây:

13.1. Các rủi ro không phải là rủi ro của Chủ đầu tư, bao gồm rủi ro về thương tích, tử vong, mất mát hay hư hỏng tài sản (kể cả đối với công trình, vật tư, máy móc, thiết bị) kể từ ngày khởi công cho đến ngày hết hạn nghĩa vụ bảo hành;

13.2. Rủi ro về tổn thất, hư hại đối với công trình kể từ ngày nghiệm thu, bàn giao công trình cho đến ngày hết hạn nghĩa vụ bảo hành của Nhà thầu do:

- Bất kỳ sai sót nào xảy ra vào Ngày hoàn thành;

- Bất kỳ sự việc nào xảy ra trước Ngày hoàn thành mà sự việc này không phải là rủi ro của Chủ đầu tư;

- Các hoạt động của Nhà thầu trên Công trường sau Ngày hoàn thành.

13.3. Rủi ro về tổn thất, hư hỏng, thiệt hại đối với công trình liền kề kể từ ngày khởi công đến ngày công trình thi công hoàn thành, mà nguyên nhân do quá trình thi công gây nên như: gây nứt nhà của rung lắc thiết bị đầm lèn, hư hai công trình hạ tầng khi thi công…

$114.   Bảo hiểm

Yêu cầu về bảo hiểm được quy định tại ĐKCT.

$115.   Thông tin về Công trường

Nhà thầu có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin về Công trường được đề cập trong ĐKCT và bất kỳ thông tin nào khác có liên quan đến Công trường.

$116.   An toàn

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về an toàn của tất cả các hoạt động tại Công trường.

$117.   Cổ vật phát hiện tại Công trường

17.1. Bất kỳ đồ vật gì có tính chất lịch sử hay có giá trị đáng kể được phát hiện tại Công trường sẽ là tài sản của Nhà nước. Nhà thầu không cho người của mình hoặc người khác lấy hoặc làm hư hỏng cổ vật được phát hiện. Nhà thầu phải thông báo ngay cho Chủ đầu tư về việc phát hiện này để giải quyết theo quy định của pháp luật.

17.2. Trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị chậm do việc phát hiện cổ vật hoặc Nhà thầu phải tham gia việc xử lý, bảo quản, vận chuyển cổ vật thì Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư để xem xét, giải quyết.

$118.   Quyền sử dụng Công trường

Chủ đầu tư phải giao quyền sử dụng Công trường cho Nhà thầu vào ngày quy định tại ĐKCT. Nếu một phần nào đó của Công trường chưa được giao cho Nhà thầu sử dụng vào ngày quy định tại ĐKCT thì Chủ đầu tư sẽ được xem là gây chậm trễ cho việc bắt đầu các hoạt động liên quan và điều này sẽ được xác định là một Sự kiện bồi thường.

$119.   Ra vào Công trường

Nhà thầu phải cho phép Chủ đầu tư hay bất kỳ người nào khác được Chủ đầu tư uỷ quyền ra vào Công trường và ra vào bất kỳ nơi nào đang thực hiện hoặc dự kiến sẽ thực hiện công việc có liên quan đến Hợp đồng.

$120.   Tư vấn giám sát

$120.1.      Tư vấn giám sát có trách nhiệm thực hiện các công việc nêu trong hợp đồng.

$120.2.      Tư vấn giám sát có thể đưa ra chỉ dẫn cho Nhà thầu về việc thi công xây dựng công trình và sửa chữa sai sót vào bất kỳ lúc nào. Nhà thầu phải tuân theo các chỉ dẫn của tư vấn giám sát.

$120.3.      Trường hợp Chủ đầu tư thay đổi tư vấn giám sát, Chủ đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu.

$121.   Giải quyết tranh chấp

$121.1.      Chủ đầu tư và Nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.

$121.2.      Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định quy định tại ĐKCT kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định tại ĐKCT.

 

$1B.              Quản lý thời gian

$122.   Ngày khởi công và ngày hoàn thành dự kiến

Nhà thầu có thể bắt đầu thực hiện công trình vào Ngày khởi công quy định tại ĐKCT và phải tiến hành thi công công trình theo đúng Biểu tiến độ thi công chi tiết do Nhà thầu trình và được Chủ đầu tư chấp thuận. Nhà thầu phải hoàn thành công trình vào Ngày hoàn thành dự kiến quy định tại ĐKCT.

$123.   Biểu tiến độ thi công chi tiết

$123.1.       Trong khoảng thời gian quy định tại ĐKCT, Nhà thầu phải trình Chủ đầu tư xem xét, chấp thuận Biểu tiến độ thi công chi tiết bao gồm các nội dung sau:

a) Trình tự thực hiện công việc của Nhà thầu và thời gian thi công dự tính cho mỗi giai đoạn chính của công trình;

b) Quá trình và thời gian kiểm tra, kiểm định được nêu cụ thể trong hợp đồng;

c) Báo cáo kèm theo gồm: báo cáo chung về các phương pháp mà Nhà thầu dự kiến áp dụng và các giai đoạn chính trong việc thi công công trình; số lượng cán bộ, công nhân và thiết bị của Nhà thầu cần thiết trên Công trường cho mỗi giai đoạn chính.

$123.2.      Nhà thầu phải thực hiện theo Biểu tiến độ thi công chi tiết sau khi Bảng này được Chủ đầu tư chấp thuận.

$123.3.      Nhà thầu phải trình Chủ đầu tư xem xét, chấp thuận Biểu tiến độ thi công chi tiết đã cập nhật vào những thời điểm không vượt quá thời gian quy định tại ĐKCT. Nếu Nhà thầu không trình Biểu tiến độ thi công chi tiết đã cập nhật vào những thời điểm trên, Chủ đầu tư có thể giữ lại một số tiền quy định tại ĐKCT trong kỳ thanh toán tiếp theo. Số tiền này sẽ được thanh toán ở kỳ thanh toán kế tiếp sau khi Biểu tiến độ thi công chi tiết này được trình.

$123.4.      Việc chấp thuận Biểu tiến độ thi công chi tiết của Chủ đầu tư sẽ không thay thế các nghĩa vụ của Nhà thầu. Nhà thầu có thể điều chỉnh lại Biểu tiến độ thi công chi tiết và trình lại cho Chủ đầu tư vào bất kỳ thời điểm nào.

$124.   Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng

Chủ đầu tư và Nhà thầu sẽ thương thảo về việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng trong những trường hợp sau đây:

24.1. Chủ đầu tư không giao quyền sử dụng Công trường cho Nhà thầu vào thời gian quy định tại Mục 18 ĐKC;

24.2. Chủ đầu tư chậm trễ không có lý do trong việc cấp Biên bản nghiệm thu công trình;

24.3. Các trường hợp khác được mô tả tại ĐKCT.

$125.   Đẩy nhanh tiến độ

$125.1.      Khi Chủ đầu tư cần Nhà thầu hoàn thành trước Ngày hoàn thành dự kiến, Chủ đầu tư phải yêu cầu Nhà thầu đề xuất các chi phí phát sinh nhằm đẩy nhanh tiến độ. Nếu Chủ đầu tư chấp nhận các chi phí mà Nhà thầu đề xuất thì Ngày hoàn thành dự kiến sẽ được điều chỉnh cho phù hợp và được cả Chủ đầu tư và Nhà thầu xác nhận.

$125.2.      Nếu các chi phí phát sinh do Nhà thầu đề xuất để đẩy nhanh tiến độ được Chủ đầu tư chấp thuận thì Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh và các chi phí phát sinh sẽ được xử lý như một thay đổi của hợp đồng.

$126.   Trì hoãn theo lệnh của Chủ đầu tư

Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu hoãn việc khởi công hay thực hiện chậm tiến độ của bất kỳ hoạt động nào trong công trình.

 

C. Quản lý chất lượng

$127.   Kiểm tra chất lượng vật tư, máy móc, thiết bị

$127.1.      Nhà thầu phải bảo đảm tất cả vật tư, máy móc, thiết bị đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.

$127.2.      Nhà thầu phải cung cấp mẫu, kết quả kiểm nghiệm đối với vật tư, máy móc, thiết bị quy định tại ĐKCT để kiểm tra và làm cơ sở nghiệm thu công trình.

$127.3.      Chủ đầu tư sẽ kiểm tra vật tư, máy móc, thiết bị tại nơi khai thác, nơi sản xuất hoặc tại Công trường vào bất kỳ thời điểm nào.

$127.4.      Nhà thầu phải bảo đảm bố trí cán bộ và các điều kiện cần thiết cho việc kiểm tra vật tư, máy móc, thiết bị nêu trên.

$128.   Xác định các sai sót trong công trình

Chủ đầu tư phải kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc của Nhà thầu và thông báo cho Nhà thầu về bất kỳ sai sót nào được phát hiện. Việc kiểm tra của Chủ đầu tư không làm thay đổi trách nhiệm của Nhà thầu. Chủ đầu tư có thể chỉ thị Nhà thầu tìm kiếm xem công trình có sai sót hay không và Nhà thầu phải kiểm tra, thử nghiệm bất kỳ phần việc nào mà Chủ đầu tư cho là có thể có sai sót.

$129.   Thử nghiệm

Nếu Chủ đầu tư chỉ thị Nhà thầu tiến hành một thử nghiệm không được quy định tại phần Thông số kỹ thuật nhằm kiểm tra xem có sai sót hay không và sau đó kết quả thử nghiệm cho thấy có sai sót thì Nhà thầu sẽ phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm. Nếu không có sai sót thì việc lấy mẫu, thử nghiệm đó sẽ được coi là một Sự kiện bồi thường.

$130.   Sửa chữa khắc phục Sai sót

$130.1.      Kể từ Ngày hoàn thành cho đến khi kết thúc Thời hạn bảo hành công trình, Chủ đầu tư phải thông báo cho Nhà thầu về các Sai sót trong công trình. Thời hạn bảo hành công trình phải được gia hạn cho đến khi các Sai sót được sửa chữa xong.

$130.2.      Mỗi lần có thông báo về Sai sót trong Công trình, Nhà thầu phải tiến hành sửa chữa Sai sót đó trong khoảng thời gian quy định mà Chủ đầu tư đã thông báo.

$131.    Sai sót không được sửa chữa

Nếu Nhà thầu không sửa chữa Sai sót trong khoảng thời gian được Chủ đầu tư quy định tại thông báo Sai sót trong Công trình thì Chủ đầu tư được thuê tổ chức khác khắc phục sai sót, xác định chi phí khắc phục sai sót và Nhà thầu sẽ phải hoàn trả khoản chi phí này.

$132.   Dự báo về sự cố

Nhà thầu cần dự báo sớm cho Chủ đầu tư về các sự việc có thể sắp xảy ra mà tác động xấu đến chất lượng công trình, làm tăng giá hợp đồng hay làm chậm trễ việc thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu dự báo về ảnh hưởng của sự việc này đối với giá hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng. Nhà thầu phải hợp tác với Chủ đầu tư để đưa ra các biện pháp khắc phục.

 

D. Quản lý chi phí

$133.   Loại hợp đồng

Loại hợp đồng theo quy định tại ĐKCT.

$134.   Giá hợp đồng và bảng giá hợp đồng

34.1. Giá hợp đồng được ghi tại ĐKCT là toàn bộ chi phí để thực hiện hoàn thành tất cả các hạng mục của gói thầu nêu trong Bảng giá hợp đồng bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu của gói thầu. Giá hợp đồng đã bao gồm toàn bộ các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) và chi phí dự phòng.

34.2. Bảng giá hợp đồng quy định tại Phụ lục bảng giá hợp đồng là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm các hạng mục công việc mà Nhà thầu phải thực hiện và thành tiền của các hạng mục đó.

$135.   Điều chỉnh Giá hợp đồng và khối lượng hợp đồng

Việc điều chỉnh Giá hợp đồng và khối lượng hợp đồng thực hiện theo quy định tại ĐKCT.

$136.   Tạm ứng

$136.1. Chủ đầu tư phải cấp cho Nhà thầu khoản tiền tạm ứng theo quy định tại ĐKCT, sau khi Nhà thầu nộp Bảo lãnh tiền tạm ứng tương đương với khoản tiền tạm ứng. Bảo lãnh tiền tạm ứng phải được phát hành bởi một ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và có hiệu lực cho đến khi hoàn trả hết khoản tiền tạm ứng; giá trị của Bảo lãnh tiền tạm ứng sẽ được giảm dần theo số tiền tạm ứng mà Nhà thầu hoàn trả. Không tính lãi đối với tiền tạm ứng.

$136.2. Nhà thầu chỉ được sử dụng tiền tạm ứng cho việc trả lương cho người lao động, mua hoặc huy động thiết bị, nhà xưởng, vật tư và các chi phí huy động cần thiết cho việc thực hiện Hợp đồng. Nhà thầu phải chứng minh rằng khoản tiền tạm ứng đã được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng bằng cách nộp bản sao các hóa đơn chứng từ hoặc tài liệu liên quan cho Chủ đầu tư. Nhà thầu sẽ bị thu Bảo lãnh tiền tạm ứng trong trường hợp sử dụng tiền tạm ứng không đúng mục đích.

$136.3. Tiền tạm ứng phải được hoàn trả bằng cách khấu trừ một tỷ lệ nhất định trong các khoản thanh toán đến hạn cho Nhà thầu, theo bảng kê tỷ lệ phần trăm công việc đã hoàn thành làm cơ sở thanh toán. Khoản tiền tạm ứng hay hoàn trả tiền tạm ứng sẽ không được tính đến khi định giá các công việc đã thực hiện, các Thay đổi Hợp đồng, các Sự kiện bồi thường, thưởng hợp đồng hoặc Bồi thường thiệt hại.

$137.   Thanh toán

$137.1. Việc thanh toán thực hiện theo quy định tại ĐKCT. Trường hợp Chủ đầu tư thanh toán chậm, Nhà thầu sẽ được trả lãi trên số tiền thanh toán chậm vào lần thanh toán kế tiếp. Lãi suất thanh toán chậm được tính từ ngày phải thanh toán theo thỏa thuận hoặc kế hoạch phải thanh toán cho đến ngày thanh toán thực tế và mức lãi suất áp dụng là mức lãi suất hiện hành đối với các khoản vay thương mại.

$137.2. Đồng tiền thanh toán là: VND.  

$138.   Điều chỉnh thuế

Việc điều chỉnh thuế thực hiện theo quy định tại ĐKCT.

$139.   Tiền giữ lại

$139.1. Mỗi lần thanh toán cho Nhà thầu, Chủ đầu tư sẽ giữ lại một phần theo quy định tại ĐKCT cho đến khi hoàn thành toàn bộ công trình.

$139.2. Tiền giữ lại sẽ được hoàn trả cho Nhà thầu khi kết thúc Thời hạn bảo hành và Chủ đầu tư đã xác nhận rằng mọi sai sót mà Chủ đầu tư thông báo cho Nhà thầu trước khi kết thúc thời hạn đó đã được sửa chữa. Nhà thầu có thể thay thế tiền giữ lại bằng thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

$140.   Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng

$140.1. Việc hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:

$1a)      Bổ sung hạng mục công việc, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc dịch vụ cần thiết ngoài khối lượng công việc phải thực hiện theo thiết kế và ngoài phạm vi công việc quy định trong hợp đồng;

$1b)      Thay đổi về chất lượng và các thông số của một hạng mục công việc nào đó;

$1c)      Thay đổi về thiết kế;

$1d)      Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng.

$140.2. Chủ đầu tư và Nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.

$140.3. Trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng, Nhà thầu phải đưa khối lượng công việc được bổ sung vào Biểu tiến độ thi công chi tiết.

$141.   Dự trù dòng tiền mặt

Khi cập nhật Biểu tiến độ thi công, Nhà thầu đồng thời phải cung cấp cho Chủ đầu tư một bản dự trù dòng tiền mặt đã cập nhật.

$142.   Sự kiện bồi thường

$142.1. Các sự kiện sau đây sẽ được xem là Sự kiện bồi thường:

a) Chủ đầu tư không giao một phần mặt bằng Công trường vào Ngày tiếp nhận Công trường theo quy định tại Mục 18 ĐKC;

b) Chủ đầu tư sửa đổi lịch hoạt động của các Nhà thầu khác, làm ảnh hưởng đến công việc của Nhà thầu trong Hợp đồng này;

c) Chủ đầu tư thông báo trì hoãn công việc hoặc không cấp Bản vẽ, Thông số kỹ thuật hay các chỉ thị cần thiết để thực hiện Công trình đúng thời hạn;

d) Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu tiến hành các thử nghiệm bổ sung nhưng kết quả không tìm thấy sai sót;

đ) Chủ đầu tư không phê chuẩn hợp đồng sử dụng Nhà thầu phụ mà không có lý do xác đáng, hợp lý;

e) Chủ đầu tư yêu cầu giải quyết tình huống đột xuất hoặc công việc phát sinh cần thiết để bảo đảm an toàn công trình hoặc các lý do khác;

g) Tạm ứng chậm;

h) Nhà thầu chịu ảnh hưởng từ rủi ro của Chủ đầu tư;

i) Chủ đầu tư chậm cấp giấy chứng nhận hoàn thành công trình mà không có lý do hợp lý.

$142.2. Nếu Sự kiện bồi thường làm tăng chi phí hay cản trở việc hoàn thành công việc trước Ngày hoàn thành dự kiến, thì Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh tăng lên, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được gia hạn. Chủ đầu tư phải xem xét quyết định việc điều chỉnh Giá hợp đồng và gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng.

$142.3. Sau khi Nhà thầu cung cấp thông tin chứng minh ảnh hưởng của từng Sự kiện bồi thường đối với dự toán chi phí của Nhà thầu, Chủ đầu tư phải xem xét, đánh giá và điều chỉnh Giá hợp đồng cho phù hợp. Nếu dự toán của Nhà thầu không hợp lý thì Chủ đầu tư sẽ điều chỉnh Giá hợp đồng dựa trên dự toán phù hợp theo đúng quy định do Chủ đầu tư lập.

$142.4. Nhà thầu có thể không được bồi thường khi các quyền lợi của Chủ đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề do việc Nhà thầu không cảnh báo sớm hoặc không hợp tác với Chủ đầu tư.

$142.5.Nhà thầu phải chịu trách nhiệm bồi thường, khắc phục thiệt hại cho các bên liên quan về các “Rủi ro của Nhà thầubằng nguồn kinh phí của mình. Nhà thầu cần phải có cảnh báo sớm để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm tránh các rủi ro gây thiệt hại cho mình.

$143.    Phạt vi phạm và thưởng hợp đồng

$143.1. Nhà thầu bị phạt theo mức quy định tại ĐKCT cho mỗi ngày chậm hoàn thành công trình so với ngày hoàn thành dự kiến hoặc ngày hoàn thành dự kiến được gia hạn. Tổng số tiền phạt không vượt quá tổng số tiền quy định tại ĐKCT. Chủ đầu tư có thể khấu trừ khoản tiền phạt từ các khoản thanh toán đến hạn của Nhà thầu.

$143.2. Chủ đầu tư bị phạt hợp đồng theo mức quy định tại ĐKCT trong trường hợp Chủ đầu tư không thanh toán cho Nhà thầu theo thời gian quy định trong ĐKCT.

$143.3. Trường hợp quy định tại ĐKCT, Nhà thầu được thưởng một khoản tiền theo mức quy định tại ĐKCT cho các sáng kiến của Nhà thầu, cho mỗi ngày hoàn thành sớm công trình so với ngày hoàn thành dự kiến. Tổng số tiền thưởng không vượt quá tổng số tiền quy định tại ĐKCT.

$144.   Chi phí sửa chữa

Những tổn thất hoặc hư hại của Công trình hoặc Vật tư đưa vào sử dụng cho Công trình trong khoảng thời gian từ Ngày khởi công đến khi kết thúc Thời hạn bảo hành sẽ do Nhà thầu sửa chữa và tự chi trả chi phí sửa chữa, nếu các tổn thất hay hư hại đó xảy ra do các hành động hay sơ suất của Nhà thầu.

 

E. Kết thúc hợp đồng

$145.   Nghiệm thu

Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy định của pháp luật xây dựng chuyên ngành hiện hành. Biên bản nghiệm thu phải được đại diện Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và Nhà thầu ký xác nhận.

$146.   Hoàn thành

Nhà thầu phải yêu cầu Chủ đầu tư cấp Giấy chứng nhận hoàn thành công trình và Chủ đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận sau khi xác định Công trình đã được hoàn thành.

$147.   Bàn giao

Chủ đầu tư cần tiếp nhận Công trường và công trình theo thời gian được quy định tại ĐKCT kể từ khi Nhà thầu được cấp Biên bản nghiệm thu công trình.

$148.   Bản vẽ hoàn công, hướng dẫn vận hành

48.1. Nhà thầu phải hoàn thành và nộp cho Chủ đầu tư bản vẽ hoàn công theo quy định của pháp luật hiện hành, tài liệu hướng dẫn quy trình vận hành thiết bị lắp đặt (nếu có) vào ngày quy định tại ĐKCT.

48.2. Nếu Nhà thầu không nộp bản vẽ hoàn công hoặc hướng dẫn vận hành vào ngày quy định tại ĐKCT hoặc các tài liệu này không được Chủ đầu tư chấp nhận, Chủ đầu tư sẽ giữ lại số tiền quy định tại ĐKCT từ khoản thanh toán đến hạn cho Nhà thầu.

$149.   Quyết toán

Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư một bản kê chi tiết cho số tiền mà Nhà thầu yêu cầu được thanh toán theo Hợp đồng trước khi kết thúc Thời hạn bảo hành. Chủ đầu tư phải cấp Giấy chứng nhận kết thúc thời hạn bảo hành và xác nhận quyết toán cho Nhà thầu trong vòng 56 ngày kể từ ngày nhận được bản kê chi tiết đúng và hoàn chỉnh của Nhà thầu.

$150.   Chấm dứt hợp đồng

$150.1. Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu có thể chấm dứt Hợp đồng nếu bên kia có vi phạm cơ bản Hợp đồng.

$150.2.Các vi phạm cơ bản Hợp đồng bao gồm, nhưng không chỉ hạn chế ở các trường hợp sau đây:

a) Nhà thầu dừng thi công 28 ngày trong khi việc dừng thi công này không có trong Biểu tiến độ thi công và chưa được Chủ đầu tư cho phép;

b) Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu trì hoãn tiến độ Công trình và không rút lại chỉ thị này trong vòng 28 ngày kể từ ngày ban hành văn bản yêu cầu Nhà thầu trì hoãn tiến độ;

c) Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu bị phá sản hoặc phải thanh lý tài sản để tái cơ cấu hoặc sáp nhập;

d) Nhà thầu có một giấy đề nghị thanh toán cho các khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu theo quy định nhưng không được Chủ đầu tư thanh toán trong vòng 28 ngày kể từ ngày Nhà thầu gửi đề nghị thanh toán;

đ) Nhà thầu không sửa chữa những sai sót gây ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng Công trình trong khoảng thời gian mà Chủ đầu tư yêu cầu;

e) Nhà thầu không duy trì Bảo lãnh tiền tạm ứng, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo quy định;

g) Nhà thầu chậm trễ việc hoàn thành Công trình và số tiền phạt hợp đồng tương đương với tổng số tiền tối đa bị phạt;

h) Có bằng chứng cho thấy Nhà thầu đã vi phạm một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 89 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 trong quá trình đấu thầu hoặc thực hiện Hợp đồng.

$150.3. Khi Nhà thầu vi phạm Hợp đồng do một nguyên nhân khác ngoài các trường hợp liệt kê trong Mục 48.2. ĐKC nêu trên, Chủ đầu tư sẽ quyết định đó có phải một vi phạm cơ bản với Hợp đồng hay không.

$150.4. Nếu Hợp đồng bị chấm dứt, Nhà thầu phải ngừng công việc ngay lập tức, giữ Công trường an toàn và rời khỏi Công trường càng sớm càng tốt.

$151.   Thanh toán khi chấm dứt hợp đồng

$151.1. Nếu hợp đồng bị chấm dứt do lỗi của Nhà thầu quy định tại Mục 50 ĐKC, Chủ đầu tư sẽ lập biên bản xác nhận giá trị các công việc đã thực hiện, vật liệu đã mua trừ đi khoản tiền tạm ứng của Nhà thầu đã nhận. Nếu số tiền tạm ứng nhiều hơn giá trị các công việc đã thực hiện, vật liệu đã mua thì Nhà thầu phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho Chủ đầu tư khoản tiền chênh lệch này. Trường hợp ngược lại, Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán cho Nhà thầu.

$151.2. Nếu hợp đồng bị chấm dứt do lỗi của Chủ đầu tư quy định tại Mục 50 ĐKC hoặc do bất khả kháng, Chủ đầu tư sẽ lập biên bản xác nhận giá trị các công việc đã thực hiện, vật liệu đã mua, chi phí hợp lý cho việc di chuyển máy móc, thiết bị, hồi hương nhân sự mà Nhà thầu thuê cho công trình và chi phí của Nhà thầu về việc bảo vệ công trình, trừ đi khoản tiền tạm ứng mà Nhà thầu đã nhận. Chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán cho Nhà thầu khoản tiền chênh lệch này.

$152.   Tài sản

Tất cả Vật tư trên Công trường, Nhà xưởng, Thiết bị, Công trình tạm và Công trình đều sẽ là tài sản của Chủ đầu tư nếu Hợp đồng bị chấm dứt do lỗi của Nhà thầu.

$153.   Chấm dứt hợp đồng do bất khả kháng

Nếu việc thực hiện hợp đồng bị dừng lại do bất khả kháng thì Chủ đầu tư phải chứng nhận hợp đồng bị chấm dứt do bất khả kháng. Nhà thầu phải bảo đảm an toàn cho Công trường và dừng công việc càng nhanh càng tốt sau khi nhận được giấy chứng nhận của Chủ đầu tư; Nhà thầu sẽ được thanh toán cho tất cả các công việc đã thực hiện trước khi có giấy chứng nhận hợp đồng bị chấm dứt do bất khả kháng.

$154.   Tổ chức thi công

Trong quá trình thi công nhà thầu phải lường trước tất cả các yếu tố, nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong quá trình thi công do ảnh hưởng bởi công nghệ thi công như thi công khoan cọc, lu rung, hoạt động của máy móc thiết bị, ... gây ra chấn động, dịch chuyển kết cấu có thể dẫn đến nứt, sụt lún, hư hỏng nhà ở, công trình ngoài phạm vi cọc GPMB. Trường hợp nếu có phát sinh hư hỏng, tổn thất phải bồi thường do các yếu tố và nguyên nhân trên, nhà thầu có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại (nếu có) bằng nguồn kinh phí của mình để đảm bảo tiến độ thi công liên tục và không bị gián đoạn, hoặc nhà thầu có giải pháp khắc phục trong quá trình thực hiện thi công dự án.


Chương VII. ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG

 

ĐKCT được bên mời thầu ghi đầy đủ như sau:

A. Các quy định chung

ĐKCT 1.4

$1-       Chủ đầu tư là: Bộ Giao thông vận tải

+ Địa chỉ: số 80 Trần Hưng Đạo, thành phố Hà Nội.

-     Đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án 5

+ Địa chỉ trụ sở chính: Số 10B, đường Nguyễn Chí Thanh, TP Đà Nẵng

- Điện thoại: 0236.3822021; Fax: 0236.3894916

ĐKCT 1.6

- Gói thầu số 09:Thi công xây dựng và đảm bảo giao thông.

- Địa điểm xây dựng: QL40B, tỉnh Quảng Nam.

ĐKCT 1.8

Địa điểm Công trường:

+ Điểm đầu: Tại Km1+770,00, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

+ Điểm cuối: Tại Km13+765,62 tiếp giáp với phạm vi nút giao vào trạm thu phí tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi thuộc huyện Phú Ninh.

ĐKCT 1.13

Thời gian hoàn thành dự kiến cho toàn bộ công trình là 365 ngày (kể cả ngày nghỉ lễ và nghỉ tuần theo quy định của pháp luật).

ĐKCT 1.14

Thời gian khởi công: dự kiến Quý II/2019

ĐKCT 1.15

Nhà thầu là: [ghi tên, địa chỉ, số tài khoản, mã số thuế, điện thoại, fax, email của Nhà thầu trúng thầu].

ĐKCT 1.24

Tư vấn giám sát là: Thông báo sau.

ĐKCT 2.8

Các tài liệu sau đây cũng là một phần của Hợp đồng:

- Các Quyết định số 1674/QĐ-BGTVT ngày 07/8/2018 của Bộ GTVT phê duyệt dự án, Quyết định số 1948/QĐ-BGTVT ngày 04/9/2018 phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Quyết định số 2719/QĐ-BGTVT ngày 18/12/2018 phê duyệt Thiết kế BVTC dự án; Quyết định số 01/QĐ-BGTVT ngày 02/01/2019 phê duyệt dự toán công trình - Các tài liệu khác có liên quan.

ĐKCT 4

Chủ đầu tư ủy quyền các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình cho Ban Quản lý dự án 5.

ĐKCT 5

     - Ngày nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng đến Chủ đầu tư: trước khi ký hợp đồng hoặc sau 10 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng.

$1-  Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành hoặc theo hình thức đặt cọc] với số tiền tương đương 5% giá trị hợp đồng (bao gồm dự phòng).

[Thư bảo lãnh phải là bảo đảm không có điều kiện (trả tiền khi có yêu cầu) Mẫu số 28 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng.

- Thời gian hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng là: Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngàycông trình được nghiệm thu, bàn giao cho cơ quan quản lý khai thác công trình và Nhà thầu chuyển sang nghĩa vụ bảo hành theo quy định.

- Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: không chậm hơn 28 ngày kể từ khi công trình được nghiệm thu, bàn giao, đồng thời Nhà thầu đã chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định.

ĐKCT 7.1

Danh sách Nhà thầu phụ: [ghi danh sách Nhà thầu phụ phù hợp với danh sách Nhà thầu phụ nêu trong HSDT].

ĐKCT 7.2

Giá trị công việc mà Nhà thầu phụ thực hiện: kê khai trong HSDT có giá hợp đồng.

ĐKCT 7.4

Các yêu cầu cần thiết khác về Nhà thầu phụ: Nhà thầu phụ xây lắp không áp dụng.

ĐKCT 14

Yêu cầu về bảo hiểm: bảo hiểm công trình phù hợp với pháp luật xây dựng đối với cả Chủ đầu tư và Nhà thầu, kể từ ngày khởi công cho đến hết thời hạn bảo hành công trình, Nhà thầu phải mua bảo hiểm cho vật tư, máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba cho rủi ro của Nhà thầu.

ĐKCT 15

Thông tin về Công trường

ĐKCT 18

Ngày tiếp nhận, sử dụng Công trường dự kiến: Quí II/2019 tại QL40B tỉnh Quảng Nam.

ĐKCT 21.2

- Thời gian để tiến hành hòa giải: Khi có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên sẽ cố gắng thương lượng để giải quyết bằng biện pháp hòa giải

- Giải quyết tranh chấp:.

+ Trường hợp thương lượng không có kết quả thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp hợp đồng không thể hòa giải, các bên sẽ gửi vấn đề lên Tòa án kinh tế Đà Nẵng để xử lý tranh chấp theo các quy tắc của Việt Nam theo quy định của pháp luật. Quyết định của Tòa án kinh tế Đà Nẵng là quyết định cuối cùng và có tính chất bắt buộc với các bên.

+Trong thời gian chờ đợi phán quyết của Tòa án kinh tế, Bên B vẫn phải chịu trách nhiệm thi công công trình theo đúng tiến độ đề ra, không vì lí do tranh chấp mà trì trệ hoặc chậm trễ công việc đối với thi công công trình. Nếu không thực hiện quy định trên thì Bên B phải bồi thường cho Bên A theo quy định về chậm trễ hoàn thành công trình.

B. Quản lý thời gian

ĐKCT 22

- Ngày khởi công dự kiến: Quí II/2019

- Ngày hoàn thành dự kiến: Quý II/2020

ĐKCT 23.1

Nhà thầu phải trình Chủ đầu tư Biểu tiến độ thi công chi tiết trong vòng 15 ngày từ ngày ký Hợp đồng.

ĐKCT 23.3

- Thời gian cập nhật Biểu tiến độ thi công chi tiết: 5 ngày

- Số tiền gi lại nếu nộp muộnBiểu tiến độ thi công chi tiết cập nhật: quy định cụ thể trong hợp đồng (nếu có),

ĐKCT 24.3

Các trường hợp khác:

C. Quản lý chất lượng

ĐKCT 27.2

$1-         Vật tư, máy móc, thiết bị: vật tư, máy móc, thiết bị yêu cầu Nhà thầu cung cấp mẫu, kết quả kiểm nghiệm, các hồ sơ liên quan và tiến độ cụ thể cho từng máy móc huy động thực hiện gói thầu.

$1-         Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày khởi công công trình, nhà thầu phải huy động đầy đủ các thiết bị, nhân sự chủ chốt theo quy định của HSMT để thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ của dự án. Nếu nhà thầu không huy động đầy đủ thiết bị, nhân sự chủ chốt theo tiến độ hạng mục thi công thì đại diện Chủ đầu tư sẽ xem xét đánh giá về năng lực thực tế của Nhà thầu để báo cáo Chủ đầu tư xem xét, nếu không chuyển biến sẽ đề xuất xử lý chấm dứt hợp đồng theo quy định.

D. Quản lý chi phí

ĐKCT 33

Loại hợp đồng: Theo đơn giá điều chỉnh

ĐKCT 34.1

Giá hợp đồng: [ghi giá hợp đồng theo giá trị nêu trong Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu].

ĐKCT 35

35.1. Điều chỉnh giá hợp đồng và khối lượng hợp đồng:

- Đối với loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh như sau:

“a) Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ được áp dụng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.

b) Việc điều chỉnh đơn giá được thực hiện từ thời điểm phát sinh yếu tố làm thay đổi giá và chỉ áp dụng đối với khối lượng được thực hiện theo đúng tiến độ ghi trong hợp đồng hoặc tiến độ được điều chỉnh theo quy định tại Mục 35.2 ĐKCT. Không điều chỉnh giá hợp đồng đối với phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu (quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP) kể từ thời điểm tạm ứng.

c) Giá hợp đồng được điều chỉnh theo sự thay đổi của các chi phí đầu vào. Việc điều chỉnh giá hợp đồng áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá. Phương pháp điều chỉnh giá, chỉ số giá áp dụng theo Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng.

- Công thức điều chỉnh giá:

GĐC = G x Pn                        

Trong đó:

- GĐC: Là giá điều chỉnh tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”. GĐC có thể là giá điều chỉnh cho cả hợp đồng, hoặc giai đoạn thanh toán, hoặc của hạng mục công trình, hoặc loại công việc, hoặc yếu tố chi phí trong hợp đồng.

- G: Là giá trong hợp đồng đã ký tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”. G có thể là giá trị của cả hợp đồng hoặc của giai đoạn thanh toán hoặc của hạng mục hoặc của loại công việc hoặc của yếu tố chi phí trong hợp đồng.

- Pn: Là hệ số điều chỉnh giá (tăng hoặc giảm) được áp dụng cho thanh toán hợp đồng đối với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu của giai đoạn thanh toán, hoặc của hạng mục, hoặc của loại công việc, hoặc của yếu tố chi phí trong hợp đồng trong khoảng thời gian “n”.

- Các hệ số ký hiệu trong công thức:

*) Các hệ số a, b, c, d, e, f , g, h, i được xác định trong hồ sơ đề xuất (Nhà thầu sẽ tính toán và đưa ra các hệ số này trong HSĐXTC của mình).

Trong đó:

- “a” là hệ số cố định biểu hiện tỷ trọng phần không điều chỉnh xác định như sau:

a = 1- (b + c + d + e+ f+ g+ h+ i)

- “b” là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần nhân công (Ln) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này;

- “c” là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần nhiên liệu (F) trong chi phí xây dựng công trình {bao gồm nhiên liệu như Diezen khi sản xuất BTN, lớp dính bám… (nếu có),,..};

- “d” là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần nhựa đường (B) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này;

- “e” là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần thép (T) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này;

- “f” là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần cát (C) xây dựng trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này;

- “g” là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần đá (D) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này;

- “h” là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần giá ca máy (E) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này;

- “i” là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần xi măng (X) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này.

Bảng các giá trị hệ số công thức điều chỉnh giá:

Hệ số

Nội dung

Giá trị (trị số)

a

Hệ số cố định, biểu hiện phần không điều chỉnh giá

0,05978

b

Hệ số biểu hiện tỷ lệ nhân công

0,11561

c

Hệ số biểu hiện tỷ lệ nhiên liệu

0,09024

d

Hệ số biểu hiện tỷ lệ nhựa đường

0,33492

e

Hệ số biểu hiện tỷ lệ sắt, thép

0,03473

f

Hệ số biểu hiện tỷ lệ cát các loại

0,00799

g

Hệ số biểu hiện tỷ lệ đá các loại

0,15984

h

Hệ số biểu hiện tỷ lệ máy thi công

0,17171

i

Hệ số biểu hiện tỷ lệ xi măng

0,02520

Tổng trị số các hệ số a+b+c+d+e+f+g+h+i = 100%.

Nhà thầu có trách nhiệm đề xuât các hệ số “b”, “c”,”d”, “e”, “f”, “g”, “h”, “i” để làm căn cứ đưa vào công thức tính toán điều chỉnh giá hợp đồng. Trường hợp nhà thầu đề xuất chỉ số, hệ số vượt quá quy định trên và tổng các hệ số vượt quá giá trị 100%, khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng Bên mời thầu sẽ yêu cầu sửa lại cho đúng quy định. Nêú nhà thầu không chấp nhận sưả thì cuộc thương thảo bị coi là không thành công và sẽ lựa chọn nhà thầu xếp hạng kế tiếp theo trình tự và thủ tục quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

- Các chỉ số ký hiệu trong công thức:

Các chỉ số Lo, Fo, To, Co, Do, Eo, Xo là các chỉ số giá gốc tương ứng với mỗi loại chi phí (chi phí nhân công, chi phí nhiên liệu, thép, cát, đá, máy thi công, xi măng,…), được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày đóng thầu.

Các chỉ số Ln, Fn, Bn, Tn, Cn, Dn, En và Xn là các chỉ số giá hiện hành tương ứng với mỗi loại chi phí (chi phí nhân công, chi phí nhiên liệu, thép, cát, đá, máy thi công, xi măng,…) cho thời gian “n”, được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng.

- Nguồn cung cấp chỉ số do một trong các cơ quan sau ban hành: Sở Xây dựng hoặc Tổng cục thống kê công bố cho khu vực mà dự án đi qua.

- Trong trường hợp Sở Xây dựng hoặc Tổng cục thống kê không công bố, chủ đầu tư và nhà thầu cùng phối hợp làm việc với cơ quan chức năng (Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng) cung cấp các chỉ số để áp dụng.

Trường hợp bên nhận thầu không hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy địnhtrong hợp đồng do nguyên nhân chủ quan của nhà thầu thì việc điều chỉnh giá sẽ được áp dụng trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán theo thời gian quy định trong hợp đồng, hoặc thời điểm thực hiện công việc đó do bên giao thầu quyết định theo nguyên tắc có lợi cho bên giao thầud) Điều chỉnh khối lượng:

- Những khối lượng công việc tăng do lỗi chủ quan của Nhà thầu gây ra thì không được phép điều chỉnh;

- Đối với những khối lượng công việc trong bảng giá hợp đồng mà thực tế thực hiện chênh lệch quá 20% khối lượng quy định ban đầu thì hai bên phải thỏa thuận nguyên tắc điều chỉnh đơn giá hợp lý, phù hợp với điều kiện thay đổi khối lượng (tăng hoặc giảm) khi thanh toán cho phần khối lượng thực hiện chênh lệch quá 20% này;

- Những khối lượng phát sinh ngoài điều kiện quy định điều chỉnh ban đầu của hợp đồng hoặc trường hợp cần phải có sự tham gia của cả hai bên trong hợp đồng để ngăn ngừa, khắc phục các rủi ro thuộc trách nhiệm một bên thì hai bên cùng bàn bạc thống nhất biện pháp xử lý.

35.2. Điều chỉnh tiến độ: Tiến độ thực hiện hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong trường hợp sau đây:

a) Trường hợp bất khả kháng, không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng;

b) Thay đổi phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;

c) Việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng mà không do lỗi của Nhà thầu gây ra”].

35.3. Về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán: Nếu các cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán dự án phát hiện các yếu tố cần phải giảm trừ, xuất toán một số chi phí không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, chế độ chính sách của Nhà nước, kể cả giảm giá dự toán của gói thầu được duyệt thì nhà thầu chấp thuận thực hiện giảm trừ hoặc hoàn trả cho Ngân sách Nhà nước, kể cả trường hợp khi Bên A và Bên B đã thanh lý hợp đồng.

ĐKCT 36.1

- Tạm ứng: phù hợp quy định của pháp luật về xây dựng.

- Thời gian tạm ứng: Sau khi Bên A nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền tạm ứng

ĐKCT 37.1

$1a)        Phương thức thanh toán: Việc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng công việc thực tế hoàn thành được nghiệm thu hàng tháng (hoặc theo thời điểm cụ thể do các bên thoả thuận);

$1b)       Hồ sơ thanh toán:

$1-            Định kỳ hàng tháng vào ngày 28, Bên B nộp 07 bộ hồ sơ thanh toán cho Bên A sau khi hoàn thành công việc và hoàn tất các hồ sơ quy định theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của cấp có thẩm quyền ban hành.

$1-            Khi thanh toán các chi phí khác (ngoài chi phí xây lắp) sau khi hoàn thành công việc Bên B lập các bộ hồ sơ thanh toán thành các bộ riêng biệt theo biểu mẫu quy định nộp cho Bên A.

$1c)        Thời hạn thanh toán: Bên A s thanh toán cho Bên B trong vòng 10 ngày kể từ ngày Bên A nhận được hồ sơ thanh toán hợp lệ của Bên B;

$1d)       Hình thức thanh toán, đồng tiền thanh toán:

$1-            Phương thức thanh toán: Chuyển khoản 100%.

$1-            Đồng tiền thanh toán: bằng đồng tiền Việt Nam (VNĐ)

ĐKCT 38

Điều chỉnh thuế: trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp tại thời điểm thanh toán nếu chính sách về thuế có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) và trong hợp đồng có quy định được điều chỉnh thuế, đồng thời Nhà thầu xuất trình được các tài liệu xác định rõ số thuế phát sinh thì khoản chênh lệch về thuế sẽ được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng.

ĐKCT 39.1

Phần tiền giữ lại từ số tiền thanh toán là: theo các quy định hiện hành.

Bên A sẽ thanh toán toàn bộ các khoản tiền bị giữ lại cho Bên B khi các bên đã đủ căn cứ để xác định giá trị của các lần thanh toán và khi Bên B hoàn thành nghĩa vụ bảo hành công trình theo quy định

ĐKCT 43.1

Mức phạt: theo quy định của pháp luật về xây dựng.

ĐKCT 43.2

Yêu cầu về phạt do Chủ đầu tư không thanh toán cho Nhà thầu theo thời gian quy định trong hợp đồng: theo quy định của pháp luật về xây dựng.

ĐKCT 43.3

Mức thưởng: Trường hợp Bên B hoàn thành các nghĩa vụ của hợp đồng sớm hơn so với thời hạn quy định trong hợp đồng này, mang lại hiệu quả cho Bên A thì Bên A sẽ đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định hiện hành của pháp luật

   

E. Kết thúc hợp đồng

ĐKCT 47

Thời gian bàn giao công trình: dự kiến năm 2020

ĐKCT 48.1

- Thời gian nộp bản vẽ hoàn công: sau 60 ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc cần thực hiện theo hợp đồng

- Thời gian hoàn thành quyết toán công trình: Theo quy định hiện hành.

ĐKCT 48.2

Số tiền giữ lại: theo các quy định hiện hành

     


Chương VIII

BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Mục này bao gồm các biểu mẫu mà sau khi ghi thông tin hoàn chỉnh sẽ trở thành một phần của Hợp đồng. Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng và Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng dành cho Nhà thầu trúng thầu ghi thông tin và hoàn chỉnh sau khi được trao hợp đồng.


Mẫu số 24

THƯ CHẤP THUẬN HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ TRAO HỢP ĐỒNG

____, ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: [ghi tên và địa chỉ của Nhà thầu trúng thầu, sau đây gọi tắt là “Nhà thầu”]

Về việc:Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng.  

Căn cứ Quyết định số___ ngày___ tháng___năm___ của Chủ đầu tư [ghi tên Chủ đầu tư, sau đây gọi tắt là “Chủ đầu tư”] về việc phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà thầu gói thầu [ghi tên, số hiệu gói thầu], Bên mời thầu [ghi tên Bên mời thầu, sau đây gọi tắt là “Bên mời thầu”] xin thông báo Chủ đầu tư đã chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng cho Nhà thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên, số hiệu gói thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì ghi tên, số hiệu của phần mà Nhà thầu được công nhận trúng thầu] với giá hợp đồng là ____ [ghi giá trúng thầu trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu] với thời gian thực hiện hợp đồng là ____[ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu].

Đề nghị đại diện hợp pháp của Nhà thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo kế hoạch như sau:

$1-  Thời gian hoàn thiện hợp đồng: [ghi thời gian hoàn thiện hợp đồng], tại địa điểm [ghi địa điểm hoàn thiện hợp đồng];

$1-  Thời gian ký kết hợp đồng: [ghi thời gian ký kết hợp đồng]; tại địa điểm [ghi địa điểm ký kết hợp đồng], gửi kèm theo Dự thảo hợp đồng.

Đề nghị Nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo Mẫu số 26 Chương IX – Biểu mẫu hợp đồng của Hồ sơ mời thầu với số tiền ___ và thời gian hiệu lực___[ghi số tiền và thời gian có hiệu lực theo quy định tại Mục 5 Chương VIII - Điều kiện cụ thể của hợp đồng của Hồ sơ mời thầu].

Văn bản này là một phần không tách rời của hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được văn bản này, Nhà thầu phải có văn bản chấp thuận đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo yêu cầu nêu trên, trong đó Nhà thầu phải cam kết năng lực hiện tại của Nhà thầu vẫn đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu. Chủ đầu tư sẽ từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng với Nhà thầu trong trường hợp phát hiện năng lực hiện tại của Nhà thầu không đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

Nếu đến ngày___ tháng___năm___ [căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu để quy định thời hạn cuối cùng cho việc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, hoàn thiện, ký kết hợp đồng nhưng không muộn hơn 28 ngày, kể từ ngày phát hành văn bản thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng] mà Nhà thầu không tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu nêu trên thì Nhà thầu sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

Đại diện hợp pháp của Bên mời thầu

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Tài liệu đính kèm: Dự thảo hợp đồng


Mẫu số 25

HỢP ĐỒNG(1)

____, ngày ____ tháng ____ năm ____

Hợp đồng số: _________                  

Gói thầu: ____________ [ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: _________ [ghi tên dự án]

         PHẦN 1 - CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

Bộ luật Dân sự 2015;

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội khoá XIII;

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết hợp đồng xây dựng;

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng v/v hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình;

Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng v/v hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng;

Quyết định số ….

….

         PHẦN 2 - CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại trụ sở …..; chúng tôi gồm các bên dưới đây:

1. Đại diện Chủ đầu tư:

Tên giao dịch:

Đại diện là:                                            Chức vụ:

Địa chỉ:                        

Tài khoản số:              

Mã số thuế:                 

Điện thoại:                                         Fax:

2. Nhà thầu:

Đại diện là:                                                   Chức vụ:

Địa chỉ:

Tài khoản:

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:

Điện thoại:                            Fax:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số .... do .... cấp ngày ...

     Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng xây lắp với các nội dung sau:

Điều 1. Các định nghĩa và diễn giải

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Hợp đồng” là sự thỏa thuận giữa đại diện chủ đầu tư và nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo.

2. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà chủ đầu tư đã thỏa thuận phải trả nhà thầu theo hợp đồng.

3. “Chủ đầu tư” là:

      Đại diện chủ đầu tư:

4. “Nhà thầu” là:

5. “Nhà thầu phụ” là nhà thầu được Chủ đầu tư cho phép thỏa thuận với Nhà thầu chính hoặc được Chủ đầu tư chỉ định ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc xây dựng đã được dự kiến trong HSDT.

6. “Tư vấn giám sát” là nhà thầu tư vấn được chủ đầu tư lựa chọn để hoạt động thường xuyên và liên tục tại hiện trường nhằm giám sát việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.

7. "Ngày khởi công" là ngày mà chủ đầu tư quyết định cho nhà thầu bắt đầu thi công công trình.

8. "Thời gian hoàn thành” là khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành công trình được tính từ ngày khởi công đến ngày công trình được nghiệm thu, bàn giao.

9. “Ngày” là ngày dương lịch, được tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.

10. “Thời hạn bảo hành công trình xây dựng” là thời gian nhà thầu chịu trách nhiệm pháp lý về sửa chữa các sai sót đối với công trình do lỗi của nhà thầu.

11. “Công trường” là địa điểm mà chủ đầu tư quy định cho nhà thầu sử dụng để thi công công trình: ....

Điều 2. Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên

2.1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng gồm thỏa thuận hợp đồng này và các tài liệu kèm theo hợp đồng.

2.2. Các tài liệu kèm theo hợp đồng là một bộ phận không tách rời của hợp đồng, bao gồm:

a) Văn bản thông báo trúng thầu.

b) Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

c) Điều kiện chung của hợp đồng.

d) Hồ sơ mời thầu của bên giao thầu.

đ) Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật.

e) Hồ sơ dự thầu của bên nhận thầu.

g) Biên bản đàm phán hợp đồng, các văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

h) Các phụ lục của hợp đồng.

i) Các tài liệu khác có liên quan.

2.3. Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng theo thứ tự quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 3. Luật và ngôn ngữ sử dụng

3.1. Hợp đồng xây dựng chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

3.2. Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng là tiếng Việt.

Điều 4. Bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

4.1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Bên B phải thực hiện biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu sau:

a) Từng thành viên liên danh của Bên B phải nộp cho Bên A Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng để bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện.

b) Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: Chứng thư bảo lãnh của ngân hàng là loại bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang, theo mẫu số 25 Chương VIII, biểu mẫu hợp đồng, hồ sơ mời thầu.

c) Tổng giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng của Bên B:

d) Thời gian hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng: “Kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi công trình được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng và Bên B chuyển sang nghĩa vụ bảo hành công trình”.

Trước 10 ngày bảo đảm thực hiện hợp đồng hết hiệu lực mà công trình chưa được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng thì Bên A yêu cầu Bên B phải gia hạn bảo đảm thực hiện hợp đồng.

e) Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được trả cho Bên A như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát sinh do lỗi của Bên B khi Bên B không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo hợp đồng.

f) Bên A phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho Bên B không chậm hơn 28 ngày kể từ khi công trình được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng đồng thời Bên B đã chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định.

g) Trường hợp giá trị hợp đồng được bổ sung lớn hơn 20% giá trị ban đầu thì Bên B có trách nhiệm tăng giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng với tỷ lệ % tăng tương ứng.

h) Bên B sẽ không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau:

- Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực;

- Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

- Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

4.2. Bảo lãnh tiền tạm ứng.

Trước khi Bên A tạm ứng hợp đồng cho Bên B thì từng thành viên trong liên danh Bên B phải nộp cho Bên A Chứng thư bảo lãnh của ngân hàng để Bảo lãnh tạm ứng với giá trị bảo lãnh tương đương giá trị khoản tiền tạm ứng của từng thành viên liên danh (đối với hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng).Giá trị bảo lãnh tạm ứng sẽ được giảm trừ dần theo giá trị thu hồi tạm ứng.

Loại và mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng: Bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang với nội dung bảo lãnh được Bên A chấp thuận trước khi phát hành.

Thời gian hiệu lực của Chứng thư bảo lãnh tạm ứng: Kể từ ngày ngân hàng phát hành Chứng thư bảo lãnh đến khi Bên A thu hồi hết số tiền tạm ứng của Bên B.

Trường hợp Bên B không đáp ứng được yêu cầu của Bên A về tiến độ, chất lượng, an toàn mà bị xử phạt chấm dứt Hợp đồng thì tiền tạm ứng sẽ được thu hồi ngay khi có thông báo của Bên A về chấm dứt Hợp đồng.

   Điều 6. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao

6.1. Yêu cầu về chất lượng

a) Công trình phải được thi công theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (kể cả phần sửa đổi được Bên A chấp thuận), chỉ dẫn kỹ thuật phù hợp với hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng cho dự án và các quy định về chất lượng công trình xây dựng của nhà nước có liên quan; Bên B phải có sơ đồ và thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng thi công, giám sát chất lượng thi công của mình.

b) Bên B phải cung cấp cho Bên A các kết quả thí nghiệm vật liệu, sản phẩm của công việc hoàn thành. Các kết quả thí nghiệm này phải được thực hiện bởi phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định.

c) Bên B đảm bảo vật tư, thiết bị do nhà thầu cung cấp có nguồn gốc xuất xứ như quy định của hồ sơ hợp đồng.

6.2. Kiểm tra, giám sát của Bên A

a) Bên A được quyền vào các nơi trên công trường và các nơi khai thác nguyên vật liệu tự nhiên của Bên B để kiểm tra;

b) Trong quá trình sản xuất, gia công, chế tạo và xây dựng ở trên công trường, nơi được quy định trong Hợp đồng, Bên A được quyền kiểm tra, kiểm định, đo lường, thử các loại vật liệu và kiểm tra quá trình gia công, chế tạo thiết bị, sản xuất vật liệu.

Bên B sẽ tạo mọi điều kiện cho người của Bên A để tiến hành các hoạt động này, bao gồm cả việc cho phép ra vào, cung cấp các phương tiện, các giấy phép và thiết bị an toàn. Những hoạt động này không làm giảm đi bất cứ nghĩa vụ hoặc trách nhiệm nào của Bên B.

Sau khi thi công hoàn thành từng hạng mục công việc (kể cả các hạng mục bị vùi lấp) bên B phải báo cho bên A biết để tiến hành kiểm tra nghiệm thu trước khi chuyển giai đoạn thi công bước tiếp theo. Bên A sẽ tiến hành ngay việc kiểm tra, giám định, đo lường hoặc kiểm định không được chậm trễ mà không cần lý do, hoặc thông báo ngay cho Bên BBên A không đòi hỏi phải làm như vậy.

6.3. Nghiệm thu sản phẩm các công việc hoàn thành

a) Bên A chỉ nghiệm thu các sản phẩm của Hợp đồng khi sản phẩm của các công việc này đảm bảo chất lượng theo quy định tại khoản 6.1 nêu trên.

b) Căn cứ nghiệm thu sản phẩm của Hợp đồng là các hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (kể cả phần sửa đổi được Bên A chấp thuận); thuyết minh kỹ thuật; các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan; chứng chỉ kết quả thí nghiệm; biểu mẫu hồ sơ nghiệm thu bàn giao...Các công việc cần nghiệm thu là các công việc xây dựng trong quá trình thi công sửa chữa cấu thành các bộ phận, hạng mục công trình; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình để đưa vào sử dụng. Đối với các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình, Bên A sẽ tiến hành nghiệm thu (nghiệm thu chuyển giai đoạn).

c) Thành phần tham gia, hồ sơ nghiệm thu bàn giao: Theo quy định của pháp luật.

d) Hồ sơ nghiệm thu bàn giao gồm:

- Biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng hoàn thành (Theo mẫu biên bản nghiệm thu chất lượng có ghi khối lượng do 02 bên thống nhất trên cơ sở quy định của pháp luật.)

- Kết quả thí nghiệm vật liệu, sản phẩm cần nghiệm thu...

6.4. Nghiệm thu, bàn giao công trình và các hạng mục công trình       sau khi các công việc theo hợp đồng được hoàn thành, công trình chạy thử (nếu có) đáp ứng các điều kiện để nghiệm thu theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, yêu cầu của hợp đồng thì Bên B và Bên A tiến hành nghiệm thu công trình. Sau khi công trình đủ điều kiện để nghiệm thu, hai bên lập biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành theo hợp đồng. Nếu có những công việc nhỏ còn tồn đọng lại và các sai sót về cơ bản không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng công trình thì những tồn đọng này được ghi trong biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình và bên nhận thầu phải có trách nhiệm hoàn thành những tồn đọng này bằng chi phí của mình.

Trường hợp công trình chưa đủ điều kiện để nghiệm thu, bàn giao; các bên xác định lý do và nêu cụ thể những công việc mà bên nhận thầu phải làm để hoàn thành công trình.

Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của nhà nước.

6.5. Trách nhiệm của Bên B đối với các sai sót

a) Bằng kinh phí của mình Bên B phải hoàn thành các công việc còn tồn đọng vào ngày đã nêu trong biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng trong khoảng thời gian hợp lý mà Bên A yêu cầu.

b) Trường hợp không sửa chữa được sai sót:                  

- Nếu Bên B không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng trong khoảng thời gian hợp lý, Bên A có thể ấn định ngày để sửa chữa các sai sót hay hư hỏng và thông báo cho Bên B biết về ngày này.

- Nếu Bên B không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng vào ngày đã được thông báo, Bên A (tuỳ theo lựa chọn) có thể:

Tự tiến hành công việc hoặc thuê người khác sửa chữa và Bên B phải chịu mọi chi phí (Bên B không được kiến nghị về chi phí sửa chữa nếu không cung cấp được tài liệu chứng minh sự thiếu chính xác trong cách xác định chi phí sửa chữa của Bên A), Bên B sẽ không phải chịu trách nhiệm về công việc sửa chữa nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm tiếp tục nghĩa vụ của mình đối với công trình theo Hợp đồng.

c) Nếu sai sót hoặc hư hỏng dẫn đến việc Bên A không sử dụng được công trình hay phần lớn công trình cho mục đích đã định thì Bên A sẽ chấm dứt hợp đồng; khi đó, Bên B sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Bên A theo Hợp đồng và theo các quy định của pháp luật.

d) Nếu sai sót hoặc hư hỏng không thể sửa chữa tốt ngay trên công trường được và được Bên A đồng ý, Bên B có thể chuyển khỏi công trường thiết bị hoặc cấu kiện bị sai sót hay hư hỏng để sửa chữa.

6.6. Các kiểm định thêm                

Nếu việc sửa chữa sai sót hoặc hư hỏng làm ảnh hưởng đến sự vận hành của công trình, Bên A có thể yêu cầu tiến hành lại bất cứ cuộc kiểm định nào nêu trong Hợp đồng, bao gồm cả các cuộc kiểm định định khi hoàn thành và kiểm định sau khi hoàn thành. Yêu cầu này được thông báo trong khoảng thời gian 30 ngày sau khi đã sửa chữa sai sót hoặc hư hỏng.

Các kiểm định này phải được tiến hành theo các điều kiện được áp dụng cho các kiểm định trước, chỉ khác là được tiến hành bằng kinh phí của Bên B.

6.7. Những nghĩa vụ chưa được hoàn thành

Sau khi đã cấp biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng mỗi bên sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện tại thời điểm đó. Hợp đồng vẫn được coi là có hiệu lực đối với nội dung và phạm vi của những nghĩa vụ chưa được hoàn thành.

   Điều 7. Thời gian và tiến độ thực hiện Hợp đồng

7.1. Thời gian thi công hoàn thành gói thầu: …… (kể cả ngày nghỉ tuần và ngày nghỉ lễ…) và kể từ ngày bắt đầu thi công theo Công văn thông báo thực hiện hợp đồng của bên A.

Nếu các cấp thẩm quyền yêu cầu Nhà thầu làm cả ngày nghỉ lễ, tết thì Nhà thầu phải bố trí lực lượng nhân công và máy móc để thực hiện.[A1]

7.2. Tiến độ thực hiện Hợp đồng  

Căn cứ vào thời gian thực hiện Hợp đồng Bên B phải lập bảng tiến độ chi tiết để trình cho Bên A trong vòng 05 ngày [A2]sau ngày khởi công. Bên B cũng phải trình bảng tiến độ thi công chi tiết đã được sửa đổi nếu tiến độ thi công trước đó không phù hợp với tiến độ thực tế hoặc không phù hợp với nghĩa vụ của Bên B. Trừ khi được quy định khác trong Hợp đồng, mỗi bảng tiến độ thi công sẽ bao gồm:

a) Trình tự thực hiện công việc của Bên B và thời gian thi công cho mỗi giai đoạn chính của công trình;

b) Quá trình và thời gian kiểm tra, kiểm định;

c) Báo cáo tiến độ Bên B phải thể hiện:

- Biện pháp tổ chức thi công chi tiết trên công trường và các giai đoạn chính trong việc thi công công trình, số lượng cán bộ, công nhân và thiết bị của Bên B cần thiết trên công trường cho mỗi giai đoạn chính;

- Bên B được phép điều chỉnh tiến độ chi tiết theo tuần, tháng nhưng phải phù hợp với tiến độ tổng thể của Hợp đồng.

Bên B phải trình Bên A xem xét, chấp thuận tiến độ thi công chi tiết khi tình hình thực tế thi công không phù hợp với tiến độ đã được chấp thuận hoặc khi có yêu cầu của bên A. Nếu Bên B không trình bảng tiến độ thi công chi tiết đã cập nhật vào những thời điểm trên, Bên A có thể giữ lại một số tiền 30% giá trị trong kỳ thanh toán tiếp theo. Số tiền này sẽ được thanh toán ở kỳ thanh toán kế tiếp sau khi bảng tiến độ thi công chi tiết này được Bên A chấp thuận.

Việc chấp thuận bảng tiến độ thi công chi tiết của Bên A sẽ không thay thế các nghĩa vụ của Bên B. Bên B có thể điều chỉnh lại bảng tiến độ thi công chi tiết và trình lại cho Bên A vào bất kỳ thời điểm nào. Bên B phải thực hiện theo tiến độ thi công và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng. Nếu bảng tiến độ thi công này không phù hợp với Hợp đồng thì Bên A sẽ thông báo cho Bên B trong vòng 05 ngày sau khi nhận được bảng tiến độ thi công của Bên B. Bên A sẽ được phép dựa vào bảng tiến độ thi công này để yêu cầu Bên B thực hiện theo tiến độ của Hợp đồng.

Bên B phải thông báo cho Bên A về các tình huống cụ thể có thể xảy ra trong tương lai có tác động xấu hoặc làm chậm việc thi công công trình hay làm tăng giá hợp đồng. Trong trường hợp đó, Bên A hoặc Nhà thầu tư vấn giám sát có thể yêu cầu Bên B báo cáo về những ảnh hưởng của các tình huống trong tương lai và đề xuất theo khoản 7.3 [Gia hạn thời gian hoàn thành]. Bên B phải nộp cho Bên A một bảng tiến độ thi công sửa đổi phù hợp với khoản này.

7.3. Gia hạn thời gian hoàn thành             

Bên B được phép theo Điều 21 [Khiếu nại và giải quyết tranh chấp] gia hạn thời gian hoàn thành nếu do một trong những lý do sau đây:

a) Có sự thay đổi phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của Bên A làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Hợp đồng.

b) Do ảnh hưởng của các trường hợp bất khả kháng như: ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hoả hoạn, địch hoạ hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;

c) Các nguyên nhân chủ quan khác do bên A.

7.4. Khắc phục tiến độ chậm trễ                

Khi tiến độ đã bị chậm hơn so với tiến độ thi công như các bên đã thoả thuận trong Hợp đồng của công việc đó mà không phải do những nguyên nhân đã nêu trong khoản 7.3 [Gia hạn thời gian hoàn thành], khi đó Bên A yêu cầu Bên B trình một bảng tiến độ thi công được sửa đổi để thực hiện tiến độ hoàn thành trong thời gian yêu cầu. Thời gian gia hạn phải hợp lý, phù hợp với sự thay đổi và do hai bên thương thảo, ý kiến chấp thuận của Bên A là quyết định cuối cùng.

Điều 8. Giá Hợp đồng, tạm ứng và thanh toán

8.1. Giá trị hợp đồng: ….   (Bằng chữ: ......)

Chi tiết bảng phân chia hạng mục công việc, giá trị thực hiện như phụ lục kèm theo.                

Giá Hợp đồng trên đã bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện công việc theo Hợp đồng, đến bản quyền, lợi nhuận của Bên B và tất cả các loại thuế liên quan đến công việc theo quy định của pháp luật.

Hình thức hợp đồng: Theo đơn giá điều chỉnh.

8.2. Tạm ứng:

Sau khi hợp đồng có hiệu lực, Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B tối thiểu 15% giá trị hợp đồng (tương đương với …. đồng) và tối đa 50% giá trị hợp đồng (tương đương với … đồng) tuân thủ theo các quy định của pháp luật nhưng không vượt quá kế hoạch vốn được Nhà nước giao hàng năm và nhà thầu phải kèm theo kế hoạch giải phóng mặt bằng.

Số lần tạm ứng không quá 02 lần.

Số tiền tạm ứng sẽ được Bên A thu hồi dần qua từng đợt thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng với mức khấu trừ tối thiểu 15% và thu hồi hết khi thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đạt tối đa 80% giá hợp đồng. Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu 10% thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.

Bên B phải nộp cho Bên A bản gốc Chứng thư bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng. Thời gian có hiệu lực của Chứng thư bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi Bên A thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của Chứng thư bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

Bên B phải sử dụng tiền tạm ứng đúng mục đích cho việc thực hiện gói thầu và gửi hồ sơ đề nghị tạm ứng cho bên A gồm: văn bản đề nghị tạm ứng mua vật tư... kèm theo bản sao hợp đồng, hóa đơn chứng từ và các tài liệu có liên quan để chứng minh việc sử dụng tiền tạm ứng đúng mục đích. Bên B sẽ bị thu tiền bảo lãnh tạm ứng trong trường hợp sử dụng tiền tạm ứng không đúng mục đích.

Trường hợp Bên B sử dụng tiền tạm ứng sai mục đích mà Bên A hoặc cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện ra thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng tiền tạm ứng sai mục đích này. Ngày 02 hàng tháng, Bên B phải gửi báo cáo về tình hình sử dụng tiền tạm ứng cho Bên A.

Từng nhà thầu trong liên danh (nếu có) chịu trách nhiệm làm Hồ sơ tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng theo quy định hoặc theo Thỏa thuận liên danh. Giá trị tạm ứng, thanh toán theo hợp đồng của từng nhà thầu sẽ được chuyển về tài khoản của từng thành viên trong liên danh.

8.3. Thanh toán

Sau khi Bên B xuất trình đầy đủ giấy đề nghị thanh toán, hồ sơ thanh toán, hồ sơ hoàn công, hóa đơn chứng từ hợp lệ của nhà thầu trong liên danh theo khối lượng công việc được giao theo hợp đồng với các văn bản phục vụ cho việc thanh toán, Bên A sẽ thanh toán cho Bên B giá trị tương ứng với khối lượng được nghiệm thu mà Bên B đề nghị thanh toán và phù hợp với kế hoạch vốn được giao cho dự án.

Định kỳ hàng tháng trên cơ sở khối lượng thi công hoàn thành đảm bảo các điều kiện kỹ thuật chất lượng theo quy định hiện hành thì tổ chức nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán gửi về Bên A để làm cá c thủ tục giải ngân thanh toán theo quy định hiện hành và phù hợp với nguồn vốn được cấp cho dự án. Bên A sẽ giữ lại số tiền bảo hành công trình là 5% giá trị của đợt thanh toán cho đến khi hoàn thành toàn bộ công trình.

Từng thành viên trong liên danh chịu trách nhiệm thanh toán phần khối lượng được giao và thực hiện theo hợp đồng tại Điều 8.1.

8.4. Thời hạn thanh toán:

Bên A sẽ thanh toán cho Bên B trong vòng 10 ngày (không kể thứ bảy, chủ nhật), kể từ ngày Bên A nhận được hồ sơ thanh toán hợp lệ của Bên B, hóa đơn chứng từ hợp lệ và phụ thuộc vào nguồn vốn bố trí cho dự án.

8.5. Thanh toán tiền bị giữ lại

Bên A sẽ hoàn trả toàn bộ các khoản tiền bị giữ lại (Số tiền bị giữ lại 5% để bảo hành công trình sẽ được chuyển vào tài khoản tạm giữ của Bên A) cho Bên B khi các bên đã đủ căn cứ để xác định giá trị của các lần thanh toán và khi Bên B hoàn thành nghĩa vụ bảo hành công trình theo quy định tại Điều 18[Bảo hiểm và Bảo hành] hoặc được Bên A chấp thuận thay đổi hình thức bảo hành bằng bảo lãnh.

8.6. Đồng tiền và hình thức thanh toán                

a) Đồng tiền thanh toán: Đồng tiền Việt Nam (VNĐ)

b) Hình thức thanh toán: Chuyển khoản.

8.7. Hồ sơ thanh toán:

Bên B sẽ trình cho Bên A 08 (Bộ) hồ sơ thanh toán với các tài liệu trình bày chi tiết theo mẫu mà Bên A đã chấp thuận, bao gồm các tài liệu sau:

- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành tại thời điểm lập [Biên bản nghiệm thu khối lượng].

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo Hợp đồng đề nghị thanh toán (Phụ lục 03.a theo TT08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính);

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài Hợp đồng đề nghị thanh toán (nếu có) theo (Phụ lục 04 theo TT08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính).

- Giấy đề nghị thanh toán của nhà thầu bao gồm: Giá trị hoàn thành theo Hợp đồng, giá trị cho những công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng (nếu có), giá trị đề nghị thanh toán sau khi đã bù trừ các khoản này.

- Hoá đơn Giá trị gia tăng.

Điều 9. Điều chỉnh hợp đồng

9.1. Điều chỉnh giá hợp đồng và khối lượng hợp đồng:

- Đối với loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

a) Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ được áp dụng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.

b) Việc điều chỉnh đơn giá được thực hiện từ thời điểm phát sinh yếu tố làm thay đổi giá và chỉ áp dụng đối với khối lượng được thực hiện theo đúng tiến độ ghi trong hợp đồng hoặc tiến độ được điều chỉnh theo quy định tại [9.2.Điều chỉnh tiến độ]. Không điều chỉnh đơn giá cho các khối lượng công việc trong hợp đồng tương ứng với số tiền đã tạm ứng hợp đồng.

c) Điều chỉnh giá hợp đồng được áp dụng cho phần công việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá. Nội dung điều chỉnh, phương pháp và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh giá hợp đồng được thực hiện theo Thông tư 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.Việc điều chỉnh giá Hợp đồng được thực hiện theo công thức điều chỉnh giá dưới đây:

GTT = G x Pn (1)

Trong đó:

- GTT: Là giá thanh toán tương ứng với khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”. “GTT” có thể là giá thanh toán cho cả hợp đồng, hoặc của hạng mục công trình, hoặc loại công việc, hoặc yếu tố chi phí trong hợp đồng.

- G: Là giá trong hợp đồng đã ký tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”. “G” có thể là giá trị của cả hợp đồng, hoặc của hạng mục công trình, hoặc loại công việc, hoặc yếu tố chi phí trong hợp đồng.

- Pn: Là hệ số điều chỉnh giá (tăng hoặc giảm) được áp dụng cho thanh toán hợp đồng đối với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”.

“Pn” được xác định tương ứng và phù hợp với giá thanh toán “GTT”, cụ thể:

+ Nếu “GTT” là giá thanh toán của cả hợp đồng tại thời điểm “n”, thì “Pn” là hệ số điều chỉnh giá được xác định cho cả hợp đồng tương ứng trong khoảng thời gian “n”.

+ Nếu “GTT ” là giá thanh toán cho hạng mục công trình trong hợp đồng tại thời điểm “n”, thì “Pn” là hệ số điều chỉnh giá được xác định cho hạng mục công trình tương ứng trong hợp đồng trong khoảng thời gian “n”.

+ Nếu “GTT” là giá thanh toán cho loại công việc hoặc yếu tố chi phí trong hợp đồng tại thời điểm “n”, thì “Pn” là hệ số điều chỉnh giá được xác định cho loại công việc hoặc yếu tố chi phí tương ứng trong hợp đồng trong khoảng thời gian “n”.

Khi điều chỉnh giá hợp đồng theo công thức (1) thì cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung công việc trong hợp đồng. Trong hợp đồng phải quy định việc sử dụng nguồn thông tin về giá hoặc nguồn chỉ số giá của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh giá hợp đồng.

* Kinh phí thanh toán cho nhà thầu sẽ được điều chỉnh theo mức tăng thêm hay giảm đi của giá cả đối với lao động, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, và những yếu tố khác đưa vào công trình. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách nhân thêm vào đơn giá thanh toán hệ số điều chỉnh Pn được xác định bằng công thức sau:

- a: Là hệ số cố định biểu hiện tỷ trọng phần không trượt giá xác định như sau:

a= 1- (b+c+d+e+f+g+i+h)

- b: là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần nhân công (L) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này (không bao gồm chi phí tiền lương thợ điều khiển trong giá ca máy)

- c: là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần nhiên liệu (F) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này (bao gồm nhiên liệu như Diezen khi sản xuất bê tông nhưa, tưới nhựa dính bám...(nếu có); (không bao gồm nhiên liệu trong giá ca máy));

- d: là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần nhựa đường (B) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này;

- e: là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần thép (T) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này;

- f: là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần cát (C) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này;

- g: là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần đá (D) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này;

- h: là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần ca máy (bao gồm nhân công và nhiên liệu, năng lượng trong ca máy) (E) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này;

- i: là hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần xi măng (X) trong dự toán chi phí xây dựng gói thầu này.

Tổng trị số các hệ số a+b+c+d+e+f+g+i+h = 1.

Các hệ số của gói thầu này được xác định cụ thể theo hồ sơ dự thầu của nhà thầu tương ứng với các giá trị như sau và các hệ số này mặc định và không thay đổi:

 

HỆ SỐ

NỘI DUNG

TRỊ SỐ

a

Hệ số cố định biểu hiện tỷ trọng phần không trượt giá

 

b

Hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần nhân công

 

c

Hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần nhiên liệu

 

d

Hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần nhựa đường

 

e

Hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần thép

 

f

Hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần cát

 

g

Hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần đá

 

h

Hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần ca máy

 

i

Hệ số biểu hiện tỷ trọng của phần xi măng

 

- Các chỉ số cơ bản Lo, Fo, Bo, To, Co, Do, Eo, Xo là các chỉ số giá tại được xác định trong khoảng thời gian 28 ngày trước ngày đóng thầu:

+ Chỉ số giá nhân công tại thời điểm chỉ định thầu (Lo),

+ Chỉ số giá nhiên liệu (Fo), (Không bao gồm nguyên liệu trong ca máy)

+ Chỉ số giá nhựa đường (Bo),

+ Chỉ số giá thép (To),

+ Chỉ số giá cát (Co),

+ Chỉ số giá đá (Do),

+ Chỉ số giá ca máy (Eo), (Đã bao gồm nhân công + nguyên liệu)

+ Chỉ số giá xi măng (Xo).

- Các chỉ số Ln, Fn, Bn, Tn, Cn, Dn, En: Là các chỉ số giá tương ứng với mỗi loại chi phí cho thời gian “n”, được xác định trong Khoảng thời gian 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán:

+ Chỉ số giá nhiên liệu (Fn),

+ Chỉ số giá nhựa đường (Bn),

+ Chỉ số giá thép (Tn),

+ Chỉ số giá cát (Cn),

+ Chỉ số giá đá (Dn),

+ Chỉ số giá ca máy (En),

+ Chỉ số giá xi măng (Xn).

- Nguồn chỉ số giá: Nguồn cung cấp chỉ số do một trong các cơ quan sau ban hành Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam hoặc Tổng cục thống kê công bố cho khu vực mà dự án đi qua. Trong trường hợp Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam hoặc Tổng cục thống kê không công bố, chủ đầu tư và nhà thầu cùng phối hợp làm việc với cơ quan chức năng (Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng) cung cấp các chỉ số để áp dụng.

- Chỉ số gốc và chỉ số thanh toán: Chỉ số gốc là chỉ số giá vào thời điểm trước 28 ngày trước ngày đóng thầu. Chỉ số giá thanh toán được áp dụng vào trước 28 ngày kể từ ngày nhà thầu trình hồ sơ thanh toán hoặc thời điểm thực hiện công việc đó do bên giao thầu quyết định.[A3]

d) Điều chỉnh khối lượng:

- Những khối lượng công việc tăng do lỗi chủ quan của Nhà thầu gây ra thì không được phép điều chỉnh;

- Đối với những khối lượng công việc trong bảng giá hợp đồng mà thực tế thực hiện chênh lệch quá 20% khối lượng quy định ban đầu thì hai bên phải thỏa thuận nguyên tắc điều chỉnh đơn giá hợp lý, phù hợp với điều kiện thay đổi khối lượng (tăng hoặc giảm) khi thanh toán cho phần khối lượng thực hiện chênh lệch quá 20% này;

- Những khối lượng phát sinh ngoài điều kiện quy định điều chỉnh ban đầu của hợp đồng hoặc trường hợp cần phải có sự tham gia của cả hai bên trong hợp đồng để ngăn ngừa, khắc phục các rủi ro thuộc trách nhiệm một bên thì hai bên cùng bàn bạc thống nhất biện pháp xử lý.

e) Không điều chỉnh giá hợp đồng đối với phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu (quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP), kể từ thời điểm tạm ứng; đối với khối lượng công việc phát sinh tăng do lỗi chủ quan của nhà thầu gây ra và hạng mục công việc thuộc trách nhiệm bồi thường của đơn vị bảo hiểm. Việc điều chỉnh giá với phần tạm ứng hợp đồng theo quy định của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 và Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 của Bộ Tài chính và theo các quy định hiện hành có liên quan khác.  

9.2. Điều chỉnh tiến độ: Tiến độ thực hiện hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong trường hợp sau đây:

a) Trường hợp bất khả kháng, không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng; Khi Bên B đã thi công đạt khối lượng tương ứng với giá trị bằng kế hoạch vốn được bố trí cho gói thầu (có xác nhận giá trị của các bên liên quan) hoặc trường hợp bất khả kháng (ảnh hưởng thiên tai, bão lũ …) thì bên B đề nghị bên A cho tạm dừng thi công để bên A xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định việc cho tạm dừng thi công và gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng. Thời gian gia hạn phải hợp lý, phù hợp với thực tế và do hai bên thương thảo, ý kiến chấp thuận của Chủ đầu tư là quyết định cuối cùng.[A4]

b) Thay đổi phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng; Trường hợp có phát sinh phức tạp, ảnh hưởng đến thời gian thi công thì hai bên sẽ thương thảo và kéo dài thời gian để thực hiện thi công hạng mục phát sinh và các hạng mục liên quan đến hạng mục phát sinh đó.[A5]

c) Việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng mà không do lỗi của Nhà thầu gây ra.

9.3. Đối với các trường hợp bất khả kháng, bất khả kháng khác: Đơn giá cho các công việc phải khắc phục hậu quả bất khả kháng xác định căn cứ vào Điều kiện thực tế, Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng hoặc áp dụng đơn giá theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết, kể cả đơn giá đã được Điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có).

9.4. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng. Bên A và Bên B sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết phụ lục hợp đồng trong trường hợp điều chỉnh hợp đồng. Trường hợp điều chỉnh hợp đồng, Bên B phải đưa khối lượng công việc được bổ sung vào bảng tiến độ thi công chi tiết.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

10.1. Quyền của Bên A:

a) Tạm dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi Bên B vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn giao thông, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;

b) Kiểm tra chất lượng thực hiện công việc, cơ sở gia công chế tạo vật liệu của Bên B nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của Bên B;

c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

10.2. Nghĩa vụ của Bên A:

a) Bàn giao toàn bộ hoặc từng phần mặt bằng xây dựng cho Bên B quản lý, sử dụng phù hợp với tiến độ và các thỏa thuận của hợp đồng.

b) Cử và thông báo bằng văn bản cho Bên B về nhân lực chính tham gia quản lý thực hiện hợp đồng.

c) Cung cấp kịp thời hồ sơ thiết kế và các tài liệu có liên quan.

d) Thanh toán cho Bên B theo đúng tiến độ thanh toán trong hợp đồng.

e) Thuê tư vấn giúp Bên A giám sát theo quy định tại Điều 12 của Hợp đồng này [Quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn];

f) Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ của Bên B.

g) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng đúng thời hạn theo quy định.

h) Xem xét và chấp thuận kịp thời bằng văn bản các đề xuất liên quan đến thiết kế, thi công của Bên B trong quá trình thi công xây dựng công trình.

i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

11.1. Quyền của Bên B:

a) Được quyền đề xuất với Bên A về khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng; từ chối thực hiện những công việc ngoài phạm vi của hợp đồng khi chưa được hai bên thống nhất và những yêu cầu trái pháp luật của Bên A.

b) Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được Bên A chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết.

c) Tiếp cận công trường:

Bên giao thầu phải bàn giao cho Bên nhận thầu mặt bằng thi công công trình để Bên nhận thầu thực hiện Hợp đồng.

d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

11.2. Nghĩa vụ củaBên B:             

a) Cung cấp nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị thi công và các điều kiện vật chất liên quan khác đủ số lượng và chủng loại theo hợp đồng và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công để thực hiện các công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết (Trình đầy đủ cho Bên A các chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm của vật tư trước khi thi công).

b) Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.

c) Thi công xây dựng theo đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm chất lượng, tiến độ, đảm bảo an toàn giao thông và an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

d) Ghi nhật ký thi công xây dựng công trình.

đ) Thí nghiệm vật liệu, kiểm định thiết bị, sản phẩm xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.

e) Quản lý người lao động trên công trường, bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh.

g) Lập biện pháp tổ chức thi công chi tiết, hồ sơ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình.

h) Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận. Sửa chữa sai sót trong công trình đối với những công việc do mình thi công.

i) Bên B phải tuyệt đối chấp hành sử dụng phương tiện cơ giới đường bộ đúng tải trọng, kích thước thùng hàng theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

k) Phối hợp với các nhà thầu khác cùng thực hiện trên công trường. Định kỳ (hàng tuần, hàng tháng..) báo cáo cho Bên A về chất lượng công trình, tiến độ thi công, nhân lực và thiết bị chính để thi công xây dựng công trình.

l) Di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường trong thời hạn quy định sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng hoặc hợp đồng bị chấm, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.

m) Nếu Giám đốc điều hành (chỉ huy trưởng công trường) bị phê bình quá 03 lần bằng văn bản của Bên A thì Bên B sẽ phải thay thế Giám đốc điều hành (chỉ huy trưởng công trường) khác.

n) Hoàn trả mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Giữ bí mật thông tin liên quan đến hợp đồng hoặc pháp luật có quy định.

o) Cùng bên A giải trình, bảo vệ số liệu quyết toán công trình với thanh tra, kiểm toán, cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán và các cơ quan khác có liên quan.[A6]Trường hợp sau khi phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, nếu các cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán dự án phát hiện các yếu tố cần phải giảm trừ, xuất toán một số chi phí không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, giá cả, chế độ chính sách của Nhà nước,... kể cả giảm giá dự toán của gói thầu được duyệt thì nhà thầu chấp thuận thực hiện giảm trừ hoặc hoàn trả cho Ngân sách Nhà nước trong vòng 20 ngày kể từ ngày Bên A có văn bản thu hồi.[A7]

p) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

11.3. Nhân lực của Bên B

Nhân lực của Bên B phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp về nghề nghiệp, công việc của họ. Bên A có thể yêu cầu Bên B đình chỉ công tác (hay tác động để Bên B đình chỉ công tác) bất cứ nhân lực nào ở công trường hay công trình, kể cả đại diện của Bên B nếu những người đó: có thái độ sai trái hoặc thiếu cẩn thận; thiếu năng lực hoặc bất cẩn; không tuân thủ bất kỳ Điều Khoản nào của Hợp đồng; gây phương hại đến an toàn, sức khỏe hoặc bảo vệ môi trường.

Khi đó, Bên B sẽ chỉ định (hoặc buộc phải chỉ định) một người khác thích hợp để thay thế. Bên B phải luôn đảm bảo trật tự, an toàn cho người và tài sản trên công trường.

11.4. Báo cáo về nhân lực và thiết bị của Bên B

Bên nhận thầu phải trình cho Bên A những chi tiết về số lượng nhân lực tối thiểu, thiết bị chủ yếu của Bên B trên công trường.

11.5. Hợp tác

Bên B phải có trách nhiệm thực hiện việc hợp tác trong công việc đối với: nhân lực của Bên A; các nhà thầu khác do Bên A thuê;

Các dịch vụ cho những người này và các nhà thầu khác có thể bao gồm việc sử dụng thiết bị của Bên B, các công trình tạm hoặc việc bố trí đường vào công trường là trách nhiệm của Bên B. Trường hợp các dịch vụ này làm phát sinh chi phí ngoài giá Hợp đồng thì các bên xem xét thỏa thuận bổ sung chi phí này.

Bên B phải chịu trách nhiệm về các hoạt động thi công xây lắp của mình trên công trường, phải phối hợp các hoạt động của mình với hoạt động của các nhà thầu khác ở phạm vi (nếu có) được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu của Bên A.

11.6. Định vị các mốc

Bên B phải định vị công trình theo các mốc và cao trình tham chiếu được xác định trong Hợp đồng. Bên B sẽ chịu trách nhiệm về việc định vị đúng tất cả các hạng mục của công trình và phải điều chỉnh sai sót về vị trí, cao độ, kích thước hoặc căn tuyến của công trình.

Bên B phải cố gắng để kiểm chứng độ chính xác của những hồ sơ được Bên A cung cấp (các điểm mốc, tuyến và cao trình chuẩn) trước khi sử dụng.

Trường hợp, Bên B bị chậm trễ và phải chịu chi phí mà không phải do lỗi của mình gây ra, thì Bên B sẽ thông báo cho Bên A và có quyền thực hiện theo Điều 21 của Hợp đồng [Khiếu nại và xử lý các tranh chấp].

11.7. Điều kiện về công trường

Bên B được coi là đã thẩm tra và xem xét công trường, khu vực xung quanh công trường, các số liệu và thông tin có sẵn nêu trên, và đã được thỏa mãn trước khi nộp thầu, bao gồm:

a) Địa hình của công trường, bao gồm cả các điều kiện địa chất công trình;

b) Điều kiện địa chất thủy văn và khí hậu;

c) Mức độ và tính chất của công việc và vật liệu cần thiết cho việc thi công, hoàn thành công trình và sửa chữa sai sót.

d) Các quy định của pháp luật về lao động;

e) Các yêu cầu của Bên B về đường vào, ăn, ở, phương tiện, nhân lực, điều kiện giao thông, nước và các dịch vụ khác.

Bên B được coi là đã thỏa mãn về tính đúng và đủ của điều kiện công trường để xác định giá Hợp đồng.

Nếu Bên B gặp phải các điều kiện địa chất bất lợi mà Bên B cho là không lường trước được, thì Bên B phải thông báo cho Bên A biết một cách sớm nhất có thể. Thông báo này sẽ mô tả các điều kiện địa chất sao cho Bên A có thể kiểm tra được và phải nêu lý do tại sao Bên B coi các điều kiện địa chất đó là không lường trước được. Bên B phải tiếp tục thi công xây dựng công trình, sử dụng các biện pháp thỏa đáng và hợp lý và thích ứng với điều kiện địa chất đó, và phải tuân theo bất kỳ chỉ dẫn nào mà Bên A có thể đưa ra. Nếu một chỉ dẫn tạo ra sự thay đổi, thì áp dụng theo Điều 19 của Hợp đồng [Rủi ro và bất khả kháng].

11.8. Đường đi và phương tiện

Bên B phải chịu toàn bộ chi phí và lệ phí cho các quyền về đường đi lại chuyên dùng hoặc tạm thời mà Bên B cần có, bao gồm lối vào công trường. Bên B cũng phải có thêm các phương tiện khác bên ngoài công trường cần cho công việc bằng sự chịu rủi ro và kinh phí của mình.

Bên B phải nỗ lực để tránh làm hư hỏng đường hoặc cầu do việc sử dụng, đi lại của Bên B hoặc người của Bên B gây ra. Những nỗ lực này phải bao gồm việc sử dụng đúng các phương tiện và tuyến đường thích hợp.

Trừ khi được quy định khác trong các điều kiện và Điều Khoản này:

a) Bên B không được sử dụng và chiếm lĩnh toàn bộ đường đi, vỉa hè bất kể nó là công cộng hay thuộc quyền kiểm soát của Bên A hoặc những người khác.

b) Bên B (trong quan hệ giữa các bên) sẽ phải chịu trách nhiệm sửa chữa nếu Bên B làm hỏng khi sử dụng các tuyến đường đó;

c) Bên B phải cung cấp các biển hiệu, biển chỉ dẫn cần thiết dọc tuyến đường và phải xin phép nếu các cơ quan liên quan yêu cầu cho việc sử dụng các tuyến đường, biển hiệu, biển chỉ dẫn;

d) Bên A không chịu trách nhiệm về bất cứ khiếu nại nào có thể nảy sinh từ việc sử dụng hoặc các việc liên quan khác đối với các tuyến đường đi lại;

đ) Bên A không bảo đảm sự thích hợp hoặc sẵn có các tuyến đường riêng biệt nào;

e) Chi phí do sự không thích hợp hoặc không có sẵn các tuyến đường cho yêu cầu sử dụng của Bên B, sẽ do Bên B chịu.

11.9. Vận chuyển vật tư thiết bị:

a) Bên B phải thông báo cho Bên A không muộn hơn 05 ngày, trước ngày mà mọi vật tư, thiết bị được vận chuyển tới công trường (bao gồm cả đóng gói, xếp hàng, vận chuyển, nhận, dỡ hàng, lưu kho và bảo vệ vật tư thiết bị);

b) Bên B phải bồi thường và gánh chịu thiệt hại cho Bên A đối với các hư hỏng, mất mát và chi phí (kể cả lệ phí và phí tư pháp) do việc vận chuyển vật tư thiết bị của Bên B.

11.10. Thiết bị của Bên B

Bên B phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiết bị của mình. Khi được đưa tới công trình, thiết bị của Bên B phải dùng riêng cho việc thi công công trình. Bên B không được di chuyển ra khỏi công trường bất kỳ một loại thiết bị chủ yếu nào nếu không được sự đồng ý của Bên A. Tuy nhiên, không yêu cầu phải có sự đồng ý của Bên A đối với các xe cộ vận chuyển vật tư thiết bị hoặc nhân lực của Bên B ra khỏi công trường.

11.11. Hoạt động của Bên B trên công trường

Bên B phải giới hạn các hoạt động của mình trong phạm vi công trường và khu vực bổ sung mà Bên B có và được Bên A đồng ý là nơi làm việc. Bên B phải có sự chú ý cần thiết để giữ cho thiết bị của Bên B và nhân lực của Bên B chỉ hoạt động trong phạm vi công trường và các khu vực bổ sung và giữ cho không lấn sang khu vực lân cận. Trong thời gian thi công công trình, Bên B phải giữ cho công trường không có các cản trở không cần thiết, và phải cất giữ hoặc sắp xếp thiết bị hoặc vật liệu thừa của mình. Bên B phải dọn sạch rác và dỡ bỏ công trình tạm ra khỏi công trường khi không cần nữa.

Sau khi biên bản nghiệm thu công trình đã được cấp, Bên B phải dọn sạch và đưa đi tất cả thiết bị của Bên B, nguyên vật liệu thừa, phế thải xây dựng, rác rưởi và công trình tạm. Bên B phải để lại những khu vực đó của công trường và công trình trong trạng thái sạch sẽ và an toàn. Tuy nhiên, Bên B có thể để lại công trường, trong giai đoạn thông báo sai sót, những vật tư thiết bị cần để Bên B hoàn thành nghĩa vụ theo Hợp đồng.

Nếu tất cả những vật tư thiết bị này không được dọn khỏi công trường trong vòng 15 ngày sau khi Bên A cấp biên bản nghiệm thu, bàn giao; Bên A có thể bán hoặc thải bỏ vật tư thiết bị, số tiền thu được từ việc bán vật tư thiết bị sẽ trả cho Bên B sau khi đã trừ đi các chi phí phát sinh.

11.13. Các vấn đề khác có liên quan

- Tất cả các cổ vật, đồng tiền, đồ cổ hoặc các di vật khác hoặc các hạng mục địa chất hoặc khảo cổ được tìm thấy trên công trường sẽ được đặt dưới sự bảo quản và thẩm quyền của Bên A. Bên B phải chú ý không cho người của mình hoặc người khác lấy đi hoặc làm hư hỏng các đồ vật tìm thấy này.

- Khi phát hiện ra những đồ vật này, Bên B phải thông báo ngay cho Bên A để hướng dẫn giải quyết. Nếu Bên B gặp phải sự chậm trễ và phải chịu chi phí để thực hiện hướng dẫn thì Bên B phải thông báo cho Bên A và có quyền theo Điều 21 của Hợp đồng [Khiếu nại và xử lý các tranh chấp].

- Để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình, trong trường hợp thi công qua các khu dân cư, các thiết bị thi công có gây chấn động như lu rung, đóng cọc, khoan nhồi ... làm ảnh hưởng đến các công trình liền kề thì Nhà thầu thi công phải có giải pháp thi công và tự huy động các thiết bị thi công thay thế khác có tính năng phù hợp, kinh phí huy động thiết bị nhà thầu tự bỏ kinh phí để thực hiện.

- Nhà thầu phải khảo sát, nghiên cứu kỹ hiện trường của dự án để trong quá trình thi công đưa ra các giải pháp thi công, thiết bị, công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đảm bảo An toàn trong thi công xây dựng công trình” theo Điều 115-Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Khi để xảy ra sự cố công trình, nhất là các công trình liền kề như nhà dân, công trình hạ tầng kỹ thuật... thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm theo Điều 119-Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, tất cả các chi phí bồi thường thiệt hại liên quan bằng nguồn kinh phí của nhà thầu mà không được làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án, do vậy nhà thầu cần phải có phương án khi thực hiện dự án như công nghệ thi công, giải pháp kỹ thuật, mua bảo hiểm... để giảm thiểu thiệt hại về kinh phí bồi thường (nếu có).

- Khi có thay đổi về công nghệ, thiết bị thi công thì Nhà thầu phải lập phương án thay đổi trình TVGS, ĐHDA xem xét trước khi thi công thí điểm, trên cơ sở kết quả thi công thí điểm nếu đạt được chất lượng thiết kế mới chấp thuận cho triển khai thi công đại trà. Các chi phí phát sinh nếu có nhà thầu tự bỏ chi phí thực hiện, trừ khi có ý kiến chấp thuận của cấp có thẩm quyền.

Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng

12.1. Quyền của Bên nhận thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng

Bên nhận thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng là người sẽ thực hiện các nhiệm vụ do Bên A giao trong hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình và các quy định cụ thể theo quy định của pháp luật. Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng có thể bao gồm những cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp và có đủ năng lực để thực hiện những công việc này.

Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng không có quyền sửa đổi Hợp đồng. Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng có thể thực hiện quyền hạn được gắn với chức danh như đã được xác định hoặc được bao hàm do thấy cần thiết trong Hợp đồng. Nếu nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng được yêu cầu phải có sự chấp thuận của Bên A trước khi thực thi một quyền hạn được xác định cụ thể thì những yêu cầu này phải được nói rõ trong hợp đồng. Bên A cam kết không áp đặt đối với quyền hạn của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng, trừ những gì đã thỏa thuận với nhà thầu.

Trừ khi được nêu khác đi trong điều kiện này thì:

a) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng không có quyền giảm bớt bất kỳ nhiệm vụ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm nào theo hợp đồng, hay cho một bên nào;

b) Bất kỳ sự chấp thuận, kiểm tra, xác nhận, đồng ý, xem xét, giám sát, thông báo, yêu cầu, kiểm định hoặc hành động tương tự nào của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng (bao gồm cả trường hợp không có sự phản đối) cũng không hề miễn cho Bên A khỏi bất kỳ trách nhiệm nào theo Hợp đồng, bao gồm cả trách nhiệm đối với các sai sót, bỏ sót, không nhất quán và không tuân thủ đúng.

12.2. Trách nhiệm của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng

Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình:

Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

12.3. Thay thế nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng

Nếu Bên A có ý định thay thế nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng thì không ít hơn 10 ngày trước khi dự định thay thế, Bên A phải thông báo cho Bên B thông tin chi tiết tương ứng của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng được dự kiến thay thế. Bên A không được thay thế nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng bằng một người mà Bên B có ý kiến từ chối một cách có lý do bằng cách gửi thông báo cho Bên A các chi tiết, lý lẽ để giải thích.

Điều 13. Nhà thầu phụ (nếu có)

13.1. Khi ký hợp đồng thầu phụ, Bên B phải thực hiện theo các quy định sau:

a) Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.

b) Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được Bên A chấp thuận.

c) Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước Bên A về tiến độ, chất lượng, an toàn giao thông, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện.

d) Bên nhận thầu không được giao lại toàn bộ công việc theo Hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.

13.2. Nhà thầu phụ do Bên A chỉ định (nếu có)

a) Nhà thầu phụ do Bên A chỉ định là nhà thầu phụ được Bên A chỉ định cho nhà thầu chính thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc khi nhà thầu chính không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi Bên A đã yêu cầu.

b) Nhà thầu chính có quyền từ chối nhà thầu phụ do Bên A chỉ định nếu công việc nhà thầu chính, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng nhà thầu phụ do Bên A chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng.

13.3. Bên A thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

13.4. Nhà thầu phụ có tất cả các quyền và nghĩa vụ của nhà thầu theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 14. An toàn lao động, bảo vệ môi trườngvà phòng chống cháy nổ

14.1. An toàn lao động:

a) Bên B phải lập các biện pháp an toàn cho người, máy móc thiết bị và công trình trên công trường xây dựng, kể cả các công trình phụ cận. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thống nhất.

b) Biện pháp an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

c) Bên B và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

d) Bên B có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động cho người lao động của mình. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo về an toàn lao động.

đ) Bên B có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.

e) Khi có sự cố về an toàn lao động, Bên B và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do Bên B không bảo đảm an toàn lao động gây ra.

f) Công tác đảm bảo giao thông: chậm nhất trong vòng 07 ngày kể từ ngày có thông báo thực hiện, Bên B phối hợp với TVGS tiến hành khảo sát, lập biện pháp đảm bảo giao thông chi tiết trình Bên A chấp thuận để thực hiện.[A8]

14.2. Bảo vệ môi trường:

a) Bên B phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn và thu dọn hiện trường; nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định.

b) Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.

c) Bên B, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn quan trắc, giám sát môi trường và các bên liên quan phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp Bên B không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì Bên A, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền tạm dừng thi công xây dựng và yêu cầu Bên B thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.

d) Các tổ chức, cá nhân để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.[A9]

e) Bên B khẳng định chịu trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường trong suốt quá trình thi công theo quy định hiện hành và đảm bảo giảm thiểu tối đa các tác động ảnh hưởng vệ sinh môi trường trên công trường. Sau khi hoàn thành các hạng mục công trình Bên B phải thu dọn hoàn trả mặt bằng trong phạm vi mình thi công, công việc hoàn trả mặt bằng hiện trường thi công phải được Tư vấn giám sát và Bên A chấp thuận.

f) Bên B phải có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ môi trường và lập Biên bản giám sát sự tuân thủ môi trường theo quy định tại TT số 32/2015/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ GTVT Quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

14.3. Phòng chống cháy nổ:

Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải tuân thủ các quy định hiện hành về phòng chống cháy nổ.

Điều 15. Điện, nước và an ninh công trường

15.1. Điện, nước trên công trường

Trừ trường hợp quy định ở dưới đây, Bên B phải chịu trách nhiệm cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác mà Bên B cần.

Bên B có quyền sử dụng việc cung cấp điện, nước và dịch vụ khác có thể có trên công trường cho mục đích thi công công trình mà các chi tiết và giá đã được đưa ra trong các yêu cầu của Bên A; Bên B có trách nhiệm bảo vệ nguồn điện, nước để phục vụ thi công công trình. Bên B phải tự mình chịu rủi ro và dùng chi phí của mình, cung cấp máy móc thiết bị cần thiết để sử dụng những dịch vụ này và để đo số lượng tiêu thụ.

Số lượng tiêu thụ và số tiền phải trả cho các dịch vụ trên Bên B phải thanh toán theo quy định của Hợp đồng.

15.2. An ninh công trường             

Trừ khi có quy định khác trong những điều kiện riêng:

a) Bên B phải chịu trách nhiệm về việc cho phép những người không có nhiệm vụ vào công trường;

b) Những người có nhiệm vụ được vào công trường gồm nhân lực của Bên B và của Bên A và những người khác do Bên A (hoặc người thay mặt) thông báo cho Bên B biết.

Điều 16. Tạm dừng và chấm dứt Hợp đồng bởi Bên A

16.1. Tạm dừng Hợp đồng bởi Bên A

Bên A có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi Bên B không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng công trình, an toàn giao thông, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết.

Nếu Bên B không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng, Bên A có thể ra thông báo yêu cầu Bên B phải thực hiện và sửa chữa các sai hỏng trong khoảng thời gian hợp lý cụ thể.

Trước khi tạm dừng, Bên A sẽ thông báo bằng văn bản cho Bên B không ít hơn 10 ngày và trong thông báo sẽ nêu rõ lý do tạm dừng.

16.2. Chấm dứt Hợp đồng bởiBên A

Bên A sẽ được quyền chấm dứt Hợp đồng nếu Bên B:

a) Không thực hiện theo bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc một thông báo theo Khoản 16.1 của Hợp đồng này [Tạm dừng Hợp đồng bởi Bên A];

b) Bỏ dở công trình hoặc thể hiện rõ ràng ý định không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng; Từ chối thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc năm mươi sáu (56) ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp được phép của Bên A;

c) Không có lý do chính đáng mà 30 ngày liên tục không thực hiện công việc theo Hợp đồng;

d) Giao thầu phụ toàn bộ công trình hoặc chuyển nhượng Hợp đồng mà không có sự thỏa thuận củaBên A;

đ) Bị phá sản, vỡ nợ, bị đóng cửa, bị quản lý tài sản, phải thương lượng với chủ nợ hoặc tiếp tục kinh doanh dưới sự giám sát của người quản lý tài sản, người được uỷ quyền hoặc người quản lý vì lợi ích của chủ nợ hoặc đã có hành động hoặc sự kiện nào xảy ra (theo các luật được áp dụng) có ảnh hưởng tương tự tới các hoạt động hoặc sự kiện này;

Nếu có ở một trong những trường hợp này, Bên A có thể, bằng cách thông báo cho Bên B trước 10 ngày, chấm dứt Hợp đồng và trục xuất Bên B ra khỏi công trường. Tuy nhiên, trong trường hợp của phần (đ) Bên giao thầu có thể thông báo chấm dứt Hợp đồng ngay lập tức.

Sự lựa chọn của Bên A trong việc quyết định chấm dứt Hợp đồng sẽ không được làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác của Bên A theo Hợp đồng.

Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ khi hợp đồng xây dựng bị chấm dứt, Bên B phải di chuyển toàn bộ vật tư, nhân lực, máy móc, thiết bị và các tài sản khác thuộc sở hữu của mình ra khỏi công trường, nếu sau khoảng thời gian này Bên B chưa thực hiện việc di chuyển thì Bên A có quyền xử lý đối với các tài sản này.

Sau khi chấm dứt Hợp đồng, Bên A có thể hoàn thành công trình và sắp đặt cho các đơn vị khác thực hiện. Bên A và các đơn vị này khi đó có thể sử dụng bất cứ vật tư, vật liệu, tài liệu nào của Bên B và các tài liệu thiết kế khác do Bên B thực hiện hoặc do đại diện Bên B thực hiện.

Bên A sẽ thông báo rằng thiết bị của Bên B và các công trình tạm thời sẽ được giải phóng cho Bên B ở tại hoặc gần công trường. Bên B sẽ ngay lập tức sắp xếp để chuyển đi, rủi ro và chi phí cho việc này sẽ do Bên B chịu. Tuy nhiên, nếu đến lúc này mà Bên B còn nợ đại diện Bên A một khoản thanh toán nào thì đại diện Bên A được quyền bán chúng để lấy lại tiền. Số tiền dư ra sẽ được trả cho Bên B.

Trường hợp đặc biệt, Bên A có quyền chấm dứt Hợp đồng vào bất cứ lúc nào thuận tiện cho Bên A, bằng cách thông báo cho Bên B việc chấm dứt Hợp đồng. Việc chấm dứt này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày sau khi Bên B nhận được thông báo này của Bên A hoặc Bên A trả lại bảo lãnh thực hiện. Bên A sẽ không được chấm dứt Hợp đồng theo khoản này để tự thi công công trình hoặc sắp xếp để cho nhà thầu khác thi công công trình.

16.3. Xác định giá trị thực hiện hợp đồng vào ngày chấm dứt Hợp đồng                   

Ngay khi thông báo chấm dứt theo khoản 16.2 của Hợp đồng [Chấm dứt Hợp đồng bởi Bên A] có hiệu lực, đại diện Bên A sẽ xem xét đồng ý hoặc xác định giá trị của công trình, vật tư, vật liệu và tài liệu của Bên B và các khoản tiền phải thanh toán cho Bên B cho các công việc được thực hiện theo đúng Hợp đồng.

16.4. Thanh toán sau khi chấm dứt Hợp đồng                 

Sau khi thông báo chấm dứt Hợp đồng theo khoản 16.2 của Hợp đồng này [Chấm dứt Hợp đồng bởi Bên A] có hiệu lực, Bên A có thể:

a) Không thanh toán thêm cho Bên B cho đến khi chi phí thi công, hoàn thành và sửa chữa các sai sót và hư hỏng do chậm trễ trong thời gian hoàn thành (nếu có) và các chi phí khác mà Bên A chấp thuận đã được xác định;

b) Thu lại từ Bên B các phí tổn do hư hỏng, mất mát mà Bên A phải chịu và các chi phí thêm khác của việc hoàn thành công trình, sau khi tính đến bất kỳ một khoản nợ nào đối với Bên B. Sau khi đã thu hồi lại từ các mất mát, hư hỏng và các chi phí thêm, Bên A sẽ thanh toán phần tiền cân đối còn lại cho Bên B.

Điều 17. Tạm dừng và chấm dứt Hợp đồng bởi Bên B

17.1. Quyền tạm dừng công việc của Bên B

Nếu Bên A không tuân thủ khoản 8.4 của Hợp đồng [Thời hạn thanh toán] vượt quá 14 ngày; Bên B có thể, sau khi thông báo cho Bên A không muộn hơn 45 ngày, sẽ tạm dừng công việc (hoặc giảm tỷ lệ công việc) trừ khi và cho đến khi Bên B được thanh toán theo các điều khoản của Hợp đồng, tùy từng trường hợp và như đã mô tả trong thông báo.

Việc tạm dừng công việc của Bên B theo khoản này không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Bên B đối với các chi phí tài chính và để chấm dứt Hợp đồng theo khoản 17.2 của Hợp đồng [Chấm dứt Hợp đồng bởi Bên B].

Nếu Bên B tiếp đó nhận được thanh toán trước khi thông báo chấm dứt Hợp đồng, Bên B phải tiếp tục tiến hành công việc trở lại như bình thường ngay khi có thể được.

Nếu Bên B phải chịu sự chậm trễ và các chi phí phát sinh là hậu quả của việc tạm dừng công việc (hoặc do giảm tỷ lệ công việc) theo khoản này, Bên B phải thông báo cho Bên A và theo Điều 21 của Hợp đồng [Khiếu nại và giải quyết tranh chấp].

17.2. Chấm dứt Hợp đồng bởi Bên B                   

Bên B được quyền chấm dứt Hợp đồng nếu:

a) Bên A không thanh toán cho Bên B sau bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày Bên A nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ;

b) Bên A về cơ bản không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng;

c) Sau bốn mươi lăm (45) ngày liên tục công việc bị dừng do lỗi của Bên A, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

d) Bên A bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của Bên B.

Trong bất cứ sự kiện hoặc trường hợp nào được nêu trên, Bên B có thể, bằng thông báo trước không ít hơn hai mươi tám (28) ngày cho Bên A để chấm dứt Hợp đồng.

17.3. Ngừng công việc và di dời thiết bị Bên B:

Sau khi nhận được thông báo chấm dứt Hợp đồng, Bên B sẽ ngay lập tức:

a) Ngừng tất cả các công việc thêm, ngoại trừ các công việc đã được Bên A hướng dẫn để bảo vệ con người và tài sản hoặc an toàn của công trình;

b) Chuyển giao cho Bên A toàn bộ tài liệu của Bên B, thiết bị, các vật liệu và các công việc khác mà Bên B đã được thanh toán;

c) Di dời tất cả vật tư, vật liệu khỏi công trường, ngoại trừ các thứ cần thiết cho việc an toàn và rời khỏi công trường;

17.4. Thanh toán khi chấm dứt Hợp đồng;

Sau khi thông báo chấm dứt Hợp đồng theo khoản 17.2 của Hợp đồng [Chấm dứt Hợp đồng bởi Bên B] đã có hiệu lực, Bên A sẽ ngay lập tức:

a) Trả lại bảo lãnh thực hiện cho Bên B;

b) Thanh toán cho Bên B (nếu có vốn cấp).

Điều 18. Bảo hiểm và bảo hành

18.1. Bảo hiểm

a) Bên A sẽ mua bảo hiểm xây dựng công trình theo quy định được Bộ GTVT phê duyệt. Tuy nhiên trong quá trình thi công nhà thầu phải lường trước tất cả các yếu tố, nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong quá trình thi công do ảnh hưởng bởi công nghệ thi công như thi công khoan cọc, lu rung, hoạt động của máy móc thiết bị, ... gây ra chấn động, dịch chuyển kết cấu có thể dẫn đến nứt, sụt lún, hư hỏng nhà ở, công trình ngoài phạm vi cọc GPMB. Trường hợp nếu có phát sinh hư hỏng, tổn thất phải bồi thường do các yếu tố và nguyên nhân trên, thì ngoài phần giá trị bảo hiểm phải chi trả, bồi thường theo quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng, nhà thầu có trách nhiệm bồi thường thêm giá trị ngoài phạm vi quy tắc bảo hiểm quy định cho bên bị thiệt hại (nếu có) bằng nguồn kinh phí của mình để đảm bảo tiến độ thi công liên tục và không bị gián đoạn, hoặc nhà thầu có giải pháp khắc phục trong thực hiện thi công dự án.[A10]

b) Bên B phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm thiết bị, máy móc, vật tư, bảo hiểm đối với bên thứ ba,...) để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.

Bên B đảm bảo rằng Bên A không phải chịu trách nhiệm một yêu cầu bồi thường từ bất kỳ một bên thứ ba nào, cho tất cả mọi tai nạn hoặc rủi ro nào xảy ra trên công trường trong phạm vi thực hiện hợp đồng của bên B.

18.2. Bảo hành

1. Thời gian bảo hành công trình: 42 tháng kể từ ngày công trình hoàn thành và được bàn giao đưa vào sử dụng.[A11][A12]

2. Yêu cầu về bảo hành công trình được quy định như sau:

- Trường hợp, Bên A chấp thuận trả tiền giữ lại trong các giai đoạn thanh toán cho bảo hành thì Bên B phải nộp cho Bên A một Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ bảo hành công trình.

Loại và mẫu bảo lãnh bảo hành công trình: Bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang với nội dung bảo lãnh được Bên A chấp thuận trước khi phát hành.

Thời gian hiệu lực của bảo lãnh bảo hành công trình: Kể từ ngày ngân hàng phát hành bảo lãnh cho đến hết thời gian bảo hành và phải do một ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp.

- Trong thời gian bảo hành công trình Bên B phải sửa chữa mọi sai sót, khiếm khuyết do lỗi của Bên B gây ra trong quá trình thi công công trình bằng chi phí của Bên B. Việc sửa chữa các lỗi này phải được bắt đầu trong vòng không quá 07 ngày [A13]sau khi nhận được thông báo của Bên A về các lỗi này. Nếu quá thời hạn này mà Bên B không bắt đầu thực hiện các công việc sửa chữa thì Bên A có quyền thuê một nhà thầu khác (bên thứ ba) thực hiện các công việc này và toàn bộ chi phí cho việc sửa chữa để chi trả cho bên thứ ba sẽ do Bên B chịu và sẽ được khấu trừ vào tiền bảo hành của Bên B và thông báo cho Bên B giá trị trên, Bên B buộc phải chấp thuận giá trị trên.

- Bên A có quyền tiếp tục giữ lại một phần giá trị tiền bảo hành công trình tương tương với giá trị phải sửa chữa nếu việc sửa chữa chưa đảm bảo chất lượng, số tiền này sẽ được trả cho Bên B sau khi Bên A khẳng định được việc sửa chữa đã đảm bảo chất lượng.

Điều 19. Rủi ro và Bất khả kháng

19.1. Rủi ro và bất khả kháng

a) Rủi ro là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện Hợp đồng.

b) Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra và không thể lường trước khi ký kết Hợp đồng như: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất hay hoạt động núi lửa, chiến tranh, dịch bệnh.

c) Khi một Nhà thầu bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể.

19.2. Hậu quả của các rủi ro

Nếu và trong chừng mực nào đó mọi rủi ro được liệt kê trong khoản 18.1 của Hợp đồng này dẫn đến mất mát hay hư hỏng cho công trình, bất động sản, vật tư thiết bị hay các tài liệu của Bên B, thì Bên B phải ngay lập tức gửi thông báo cho Bên A và sửa chữa sự mất mát và hư hỏng trong phạm vi Bên A yêu cầu.

19.3. Trách nhiệm của Bên B đối với rủi ro

Bên B sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc bảo đảm công trình và hàng hoá từ ngày khởi công cho đến ngày phát hành biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng hoặc coi như được phát hành theo khoản 6.4 của Hợp đồng [Nghiệm thu, bàn giao công trình và các hạng mục công trình] cho công trình, khi trách nhiệm được chuyển qua Bên A. Nếu biên bản nghiệm thu được phát hành (hoặc coi như đã phát hành) cho bất cứ hạng mục hay công trình nào, thì trách nhiệm bảo đảm bất kỳ hạng mục nào của công trình đó được chuyển cho Bên A.

Sau khi trách nhiệm được chuyển một cách phù hợp cho Bên A, Bên B sẽ nhận trách nhiệm bảo đảm đến bất kỳ công việc nào còn tồn tại chưa giải quyết xong vào ngày được nêu trong biên bản nghiệm thu cho đến khi các công việc này được hoàn thành.

Nếu bất cứ việc mất mát hay hư hỏng nào xảy ra cho công trình, vật tư thiết bị hoặc tài liệu của Bên B nào trong khoảng thời gian Bên B đang chịu trách nhiệm bảo đảm, được liệt kê trong khoản 19.3 của Hợp đồng [Trách nhiệm của Bên B đối với rủi ro], Bên B sẽ phải sửa những mất mát hay hư hỏng bằng sự rủi ro và chi phí của Bên B, để công trình, vật tư thiết bị và tài liệu của Bên B đúng với Hợp đồng.

Bên B phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ một hỏng hóc hay mất mát xảy ra sau khi biên bản nghiệm thu đã được phát hành và cả những việc xảy ra trước đó thuộc trách nhiệm của Bên B.

Bên B chịu trách nhiệm rủi ro về tổn thất, hư hỏng, thiệt hại đối với công trình liền kề kể từ ngày khởi công đến ngày công trình thi công hoàn thành, mà nguyên nhân do quá trình thi công gây nên như: gây nứt nhà của rung lắc thiết bị đầm lèn, hư hại công trình hạ tầng khi thi công…

19.4. Bồi thường rủi ro

Bên B phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho Bên A, các nhân viên của Bên A đối với các khiếu nại, hỏng hóc, mất mát và các chi phí (bao gồm phí và các chi phí pháp lý) có liên quan đến:

a) Tổn hại thân thể thương tích hay chết, của bất cứ người nào xảy ra do nguyên nhân thi công và hoàn thành công trình và sửa chữa các sai sót, trừ khi có thể quy cho việc cẩu thả, cố ý làm hoặc vi phạm Hợp đồng bởi Bên A, các nhân viên của Bên A, hoặc bất kỳ đại diện riêng nào của họ;

b) Hỏng hóc hay mất mát của bất cứ tài sản nào, là bất động sản hay của cá nhân (không phải là công trình), ở phạm vi mà những hỏng hóc hay mất mát này:

- Phát sinh từ hoặc trong quá trình tiến hành hoặc do nguyên nhân của thi công và hoàn thành công trình và sửa chữa các sai sót;

- Được quy cho sự bất cẩn, cố ý làm hoặc vi phạm hợp đồng bởi Bên B, nhân lực của Bên B, hoặc bất cứ người nào trực tiếp hay gián tiếp được họ thuê.

- Nhà thầu phải chịu trách nhiệm bồi thường, khắc phục thiệt hại cho các bên liên quan về các “Rủi ro của Nhà thầubằng nguồn kinh phí của mình. Nhà thầu cần phải có cảnh báo sớm để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm tránh các rủi ro gây thiệt hại cho mình.

19.5. Thông báo về bất khả kháng

Nếu một bên bị cản trở thực hiện bất cứ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng do tình trạng bất khả kháng, bên đó phải gửi thông báo cho bên kia về sự việc hoặc trường hợp gây nên tình trạng bất khả kháng và phải nêu rõ các nghĩa vụ, công việc đã và sẽ bị cản trở. Thông báo phải được gửi sớm nhất sau khi bên đó nhận biết được tình trạng, hoặc lẽ ra đã nhận biết được về sự việc hoặc trường hợp gây nên tình trạng bất khả kháng.

Bên đó, khi đã thông báo, phải được miễn cho việc thực hiện công việc thuộc nghĩa vụ trong thời gian mà tình trạng bất khả kháng cản trở việc thực hiện của họ.

Dẫu cho có các quy định nào khác của khoản này, thì bất khả kháng cũng không áp dụng đối với các nghĩa vụ thanh toán tiền của bất cứ bên nào cho bên kia theo Hợp đồng.

19.6. Các hậu quả của bất khả kháng

Nếu Bên B bị cản trở thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào của mình theo Hợp đồng do bất khả kháng mà đã thông báo theo khoản 19.5 của Hợp đồng [Thông báo về bất khả kháng], và chịu sự chậm trễ và chịu chi phí do bất khả kháng, Bên B sẽ có quyền theo Điều 21 của Hợp đồng [Khiếu nại và giải quyết tranh chấp]:

a) Kéo dài thời gian do sự chậm trễ này, nếu việc hoàn thành bị và sẽ bị chậm trễ, theo khoản 7.3 của Hợp đồng [Gia hạn thời gian hoàn thành];

b) Nếu sự việc hay trường hợp thuộc loại được mô tả trong các điểm (b) khoản 19.1 của Hợp đồng [Rủi ro và bất khả kháng] được thanh toán các chi phí này.

Sau khi nhận được thông báo này, Bên A phải xem xét để nhất trí hay quyết định các vấn đề này.

19.7. Chấm dứt Hợp đồng do bất khả kháng, thanh toán, hết trách nhiệm

Nếu việc thực hiện công trình cơ bản đang được tiến hành bị cản trở liên tục trong thời gian 45 ngày do bất khả kháng đã được thông báo theo khoản 19.5 của Hợp đồng [Thông báo về bất khả kháng] hoặc trong nhiều khoảng thời gian mà tổng số là trên 45 ngày do bất khả kháng đã được thông báo, thì một trong hai bên có thể gửi thông báo chấm dứt Hợp đồng cho bên kia. Trong trường hợp này, việc chấm dứt Hợp đồng sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi có thông báo.

Đối với trường hợp chấm dứt này, Bên A sẽ phải thanh toán cho Bên B:

a) Các khoản thanh toán cho bất kỳ công việc nào đã được thực hiện mà giá đã được nêu trong Hợp đồng;

b) Chi phí cho thiết bị và vật tư được đặt hàng cho công trình đã được chuyển tới cho Bên B, hoặc những thứ Bên B có trách nhiệm chấp nhận giao hàng: thiết bị và vật tư này sẽ trở thành tài sản (và là rủi ro) của Bên A khi đã được Bên A thanh toán và Bên B sẽ để cho Bên A tuỳ ý sử dụng;

c) Mọi chi phí hoặc trách nhiệm khác mà trong trường hợp bất khả kháng Bên B phải chịu để hoàn thành công trình;

d) Chi phí di chuyển các công trình tạm và thiết bị của Bên B khỏi công trình và trả lại các hạng mục thiết bị này cho công trình của Bên B;

e) Chi phí bồi thường cho đội ngũ nhân viên và các người lao động được Bên B thuê cho toàn bộ thời gian liên quan đến công trình vào thời điểm chấm dứt Hợp đồng.

Điều 20. Thưởng và phạt vi phạm hợp đồng

Mức thưởng: Không áp dụng

Mức phạt: Trường hợp do nguyên nhân chủ quan của Bên B dẫn đến vi phạm về thời gian thực hiện hợp đồng, Bên B sẽ chịu mức phạt bằng 2% (hai phần trăm) giá trị của phần khối lượng bị vi phạm/01 lần vi phạm. Tổng giá trị phạt tối đa không quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Trong trường hợp bên B chậm hoàn thành công trình do nguyên nhân gián tiếp từ bên A hoặc nguyên nhân khách quan (rủi ro, bất khả kháng) mà không được gia hạn thời gian tương ứng thì Bên B không phải chịu biện pháp chế tài này.[A14]

Trong quá trình thực hiện hợp đồng Bên B có vi phạm chất lượng, tiến độ, an toàn tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý như­ sau:

a) Vi phạm lần đầu:

 Sau 10 ngày kể từ khi xác định việc Bên B vi phạm chất lượng, tiến độ, an toàn, Bên A ra thông báo phê bình Bên B, đồng thời yêu cầu Bên B có cam kết khắc phục, đẩy nhanh tiến độ.

Chưa áp dụng phạt vi phạm tiến độ của hợp đồng.[A15]

b) Vi phạm lần thứ 2:

Sau 05 ngày kể từ khi xác định việc vi phạm chất lượng, tiến độ, an toàn lần thứ 2, Bên A sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng, tiến độ, an toàn theo cam kết của Bên B. Nếu Bên B không có biện pháp khắc phục, Bên A có văn bản khiển trách và yêu cầu Bên B ký văn bản cam kết với các nội dung sau:

 - Cam kết nếu không thực hiện các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của Bên A sẽ bị cắt chuyển một phần hợp đồng để giao cho nhà thầu phụ bổ sung mới do Bên A chỉ định. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu phụ được quy định tại Điều 13.

 - Trong trường hợp phải điều chuyển khối lượng, Chủ đầu tư hoặc bên A có quyền chỉ định Nhà thầu phụ để thi công phần khối lượng điều chuyển. Trường hợp điều chuyển khối lượng cho Nhà thầu phụ, Bên A, Bên B và Nhà thầu phụ ký một phụ lục hợp đồng xây dựng, trong đó bên B phải uỷ quyền cho Nhà thầu phụ được phép sử dụng pháp nhân của mình và Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm toàn diện để: trực tiếp tổ chức thi công, ký xác nhận khối lượng thi công với TVGS, bên A; lập hồ sơ nghiệm thu thanh toán, hoàn công và các tài liệu kỹ thuật để thực hiện phần công việc được điều chuyển cho nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ được Bên A cho tạm ứng hợp đồng (nếu có), thanh toán khối lượng hoàn thành trực tiếp cho toàn bộ khối lượng điều chuyển về tài khoản của Nhà thầu phụ được ghi trong phụ lục hợp đồng.

Văn bản cam kết này là tài liệu kèm theo phụ lục bổ sung của Hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết.

Chưa áp dụng phạt vi phạm tiến độ của hợp đồng.[A16]

 c) Vi phạm tiến độ lần thứ 3 trở đi:

Sau 05 ngày kể từ khi xác định nhà thầu vi phạm tiến độ lần thứ 3 trở đi, bên B bị xử lý điều chuyển khối lượng hợp đồng như đã nêu trên, phạm vi và giá trị điều chuyển hoàn toàn do Bên A quyết định và Bên B buộc phải chấp thuận. Bên A ban hành văn bản cảnh cáo nhà thầu.

Bên A áp dụng phạt vi phạm tiến độ hợp đồng đối với các giá trị khối lượng bị vi phạm. Thời gian tính phạt hợp đồng được áp dụng sau 10 ngày kể từ khi xác định bên B vi phạm tiến độ lần thứ 3 cho đến khi xác định Bên B khắc phục được việc vi phạm tiến độ và được hai bên thống nhất bằng văn bản. Kinh phí phạt được trừ vào hồ sơ thanh toán của Bên B.[A17]

d) Nếu Bên B vi phạm về chất lượng công trình không đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng thì Bên B phải làm lại toàn bộ các hạng mục bị vi phạm về chất lượng, kinh phí làm lại do Bên B chịu.

Điều 21. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp

21.1. Khiếu nại

a) Khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng này được hiểu là khi một bên phát hiện bên kia thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký. Khi đó, bên phát hiện có quyền khiếu nại bên kia về nội dung này.

b) Khi một bên khiếu nại bên kia thì phải đưa ra các căn cứ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ những nội dung khiếu nại.

c) Trong vòng năm mươi sáu (56) ngày kể từ khi nảy sinh vấn đề một bên thực hiện hợp đồng không phù hợp với các thỏa thuận đã ký, bên phát hiện phải thông báo ngay cho bên kia về những nội dung đó và khiếu nại về các nội dung này. Ngoài khoảng thời gian này nếu không bên nào có khiếu nại thì các bên phải thực hiện theo đúng những thỏa thuận đã ký.

d) Trong vòng hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bên nhận được khiếu nại phải đưa ra những căn cứ, dẫn chứng về những nội dung cho rằng việc khiếu nại của bên kia là không phù hợp với hợp đồng đã ký, nếu những căn cứ và dẫn chứng không thuyết phục, không hợp lý thì phải chấp thuận với những khiếu nại của bên kia. Ngoài khoảng thời gian này nếu bên nhận được khiếu nại không có ý kiến thì coi như đã chấp thuận với những nội dung khiếu nại do bên kia đưa ra.

e) Các khiếu nại của mỗi bên phải được gửi đến đúng địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ trao đổi thông tin mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Các khiếu nại không được giải quyết bởi các bên tham gia hợp đồng sẽ được giải quyết theo khoản 21.2 [Giải quyết tranh chấp]

21.2. Giải quyết tranh chấp

a) Khi giải quyết các tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, các bên phải tuân thủ nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định tại Khoản 8 Điều 146 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

b) Trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức hoặc một, một số cá nhân chuyên gia (gọi chung là ban xử lý tranh chấp), khi đó việc xử lý tranh chấp hợp đồng thông qua ban xử lý tranh chấp được quy định như sau:

- Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên ban xử lý tranh chấp do các bên tự thỏa thuận. Thành viên ban xử lý tranh chấp phải là người có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung tranh chấp, kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng và hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng.

- Trong thời hạn hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp thì có quyền khởi kiện bên kia ra Tòa án có thẩm quyền; trường hợp quá thời hạn nêu trên không bên nào phản đối kết luận hòa giải thì coi như các bên đã thống nhất với kết luận hòa giải. Khi đó, các bên phải thực hiện theo kết luận hòa giải.

- Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Điều 22. Quyết toán và thanh lý Hợp đồng

22.1. Quyết toán Hợp đồng

Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được biên bản nghiệm thu đã hoàn thành toàn bộ nội dung công việc theo quy định của Hợp đồng, Bên B sẽ trình cho Bên A 08 (Bộ) quyết toán Hợp đồng với các tài liệu trình bày chi tiết theo mẫu mà Bên A đã chấp thuận, bao gồm các tài liệu sau:

a) Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng (nếu có)

b) Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà Bên A có trách nhiệm thanh toán cho Bên B.

c) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình.

d) Các tài liệu khác có liên quan.

c) Thời hạn thực hiện quyết toán Hợp đồng không vượt quá 60 ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc cần thực hiện theo Hợp đồng, bao gồm cả công việc phát sinh (nếu có).

Từng thành viên trong liên danh chịu trách nhiệm quyết toán phần khối lượng được giao theo hợp đồng tại điều 8.1.

22.2. Thanh lý Hợp đồng

a) Hợp đồng được thanh lý trong trường hợp:

- Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo Hợp đồng đã ký;

- Hợp đồng bị chấm dứt (huỷ bỏ) theo quy định của Điều 16 của Hợp đồng [Tạm dừng và chấm dứt Hợp đồng bởi Bên A], Điều 17 của Hợp đồng [Tạm dừng và chấm dứt Hợp đồng bởi Bên B].

b) Việc thanh lý Hợp đồng phải được hoàn tất trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày các bên tham gia Hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo Hợp đồng hoặc Hợp đồng bị chấm dứt (huỷ bỏ) theo điểm a khoản 2 Điều này.

22.3. Chấm dứt trách nhiệm của Bên A   

Bên A sẽ không chịu trách nhiệm với Bên B về bất cứ việc gì và vấn đề gì theo Hợp đồng hoặc liên quan đến Hợp đồng sau khi thanh lý Hợp đồng.

Điều 23. Hiệu lực và tính pháp lý của Hợp đồng

23.1. Thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi Bên A nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định, nhưng Bên B đảm bảo không quá 07 [A18]ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng. Hợp đồng hết hiệu lực khi các bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định.

23.2. Tính pháp lý của Hợp đồng xây dựng:

a) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà Bên A, Bên B và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;

b) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;

c) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.

Điều 24. Điều khoản chung

24.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều đã quy định trong Hợp đồng này;

24.2. Hợp đồng thi công xây dựng công trình .... được lập thành ... bản, Bên A giữ ... bản, Bên B giữ ... bản.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU(4)

[ghi tên, chức danh, ký tên và

đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ       [ghi tên, chức danh, ký tên và

đóng dấu]

Ghi chú:

(+) Căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu, nội dung hợp đồng theo mẫu này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp .

(+) Cập nhật các văn bản hiện hành liên quan đến hợp đồng.

(+) Trường hợp nhà thầu liên danh thì trong hợp đồng phải bao gồm thông tin của tất cả các thành viên liên danh. Đại diện hợp pháp của từng thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu vào hợp đồng.


Mẫu số 26

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: _______________[ghi tên Chủ đầu tư]

(sau đây gọi là Chủ đầu tư)

Theo đề nghị của ____ [ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu đã trúng thầu gói thầu ____ [ghi tên gói thầu] và cam kết sẽ ký kết hợp đồng xây lắp cho gói thầu trên (sau đây gọi là hợp đồng);(2)

Theo quy định trong hồ sơ yêu cầu (hoặc hợp đồng), Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng;

Chúng tôi, ____ [ghi tên của ngân hàng] ở ____ [ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ____ [ghi địa chỉ của ngân hàng(3)] (sau đây gọi là “Ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của Nhà thầu với số tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng như yêu cầu quy định tại Mục 5 ĐKCT]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Chủ đầu tư bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn ____ [ghi số tiền bảo lãnh] như đã nêu trên, khi có văn bản của Chủ đầu tư thông báo Nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến khi công trình chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (4)

                                                                       Đại diện hợp pháp của ngân hàng (5)

                                                                        [ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập theo pháp luật Việt Nam.

(2) Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh thì Bên mời thầu sẽ báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của ____ [ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu trúng thầu gói thầu ____ [ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số [ghi số hợp đồng] ngày ____ tháng ____ năm ____ (sau đây gọi là Hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu quy định tại Mẫu này.

(5) Trường hợp đại diện theo pháp luật của ngân hàng ủy quyền cho cấp dưới ký thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền; trường hợp tại điều lệ hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký bảo lãnh thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền). Các tài liệu chứng minh là bản gốc hoặc bản chụp được công chứng hoặc chứng thực.

Mẫu số 27

BẢO LÃNH TIỀN TẠM ỨNG (1)

________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: _____________[ghi tên Chủ đầu tư ]

                                                (sau đây gọi là Chủ đầu tư )

[ghi tên hợp đồng, số hợp đồng]

Theo điều khoản về tạm ứng nêu trong điều kiện cụ thể của hợp đồng, ____ [ghi tên và địa chỉ của Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) phải nộp cho Chủ đầu tư một bảo lãnh ngân hàng để bảo đảm Nhà thầu sử dụng đúng mục đích khoản tiền tạm ứng ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng] cho việc thực hiện hợp đồng;

Chúng tôi, ____ [ghi tên của ngân hàng] ở ____ [ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ____ [ghi địa chỉ của ngân hàng(2)] (sau đây gọi là “Ngân hàng”), theo yêu cầu của Chủ đầu tư, đồng ý vô điều kiện, không hủy ngang và không yêu cầu Nhà thầu phải xem xét trước, thanh toán cho Chủ đầu tư khi Chủ đầu tư có yêu cầu với một khoản tiền không vượt quá ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng như yêu cầu quy định tại Mục 36 ĐKCT].

Ngoài ra, chúng tôi đồng ý rằng các thay đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh các điều kiện của hợp đồng hoặc của bất kỳ tài liệu nào liên quan đến hợp đồng được ký giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư sẽ không làm thay đổi bất kỳ nghĩa vụ nào của chúng tôi theo bảo lãnh này.

   Giá trị của bảo lãnh này sẽ được giảm dần tương ứng với số tiền tạm ứng mà Chủ đầu tư thu hồi qua các kỳ thanh toán quy định tại Mục 36 ĐKCT của Hợp đồng sau khi Nhà thầu xuất trình văn bản xác nhận của Chủ đầu tư về số tiền đã thu hồi trong các kỳ thanh toán.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày Nhà thầu nhận được khoản tạm ứng theo hợp đồng cho đến ngày Chủ đầu tư thu hồi hết số tiền tạm ứng.

                                                                          Đại diện hợp pháp của ngân hàng(3)

                                                                           [ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu mà quy định phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 36.1 ĐKCT.

(2) Địa chỉ ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(3) Trường hợp đại diện theo pháp luật của ngân hàng ủy quyền cho cấp dưới ký thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền; trường hợp tại điều lệ hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký bảo lãnh thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền). Các tài liệu chứng minh là bản gốc hoặc bản chụp được công chứng hoặc chứng thực.


BẢNG TỔNG HỢP GIÁ HỢP ĐỒNG

Dự án: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam (thuộc đoạn tuyến Quốc lộ 40B)

Gói thầu số 09: Thi công xây dựng và đảm bảo giao thông

                                  (Kèm theo hợp đồng xây dựng số:……)

Hạng mục số

Mô tả công việc

Số tiền

I

Các hạng mục

A

1

Hạng mục 1:

 

2

Hạng mục 2:

 

….

 

II

Chi phí dự phòng (B)

B

1

Chi phí dự phòng (4): B = b% x A

B

 

Giá hợp đồng (A + B)

 

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ    

[ghi tên, chức danh, ký tên vàđóng dấu]

                                                

BẢNG CHI TIẾT GIÁ HỢP ĐỒNG 01

Bảng số 01: Hạng mục 1 - Hạng mục chung

Công việc số

Mô tả hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng mời thầu

Đơn giá dự thầu

Thành tiền

1

         

2

         

3

         

4

         

…..

       
           

Tổng cộng bảng số 01

 

                                                  


BẢNG CHI TIẾT GIÁ HỢP ĐỒNG 02

Bảng số 02: Hạng mục 2

Công việc số

Mô tả hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng mời thầu

Đơn giá dự thầu

Thành tiền

           
           
           
           
           
           
           
           
           

….

         

Tổng cộng bảng số 02

 

 

BẢNG KÊ SỐ LIỆU ĐIỀU CHỈNH

Bên mời thầu ghi

Nhà thầu ghi

chỉ số

Mô tả chỉ số

Nguồn chỉ số

Giá trị
cơ sở

Số tiền

Hệ số điểm do nhà thầu đề xuất

a

Hệ số cố định, biểu hiện phần không điều chỉnh giá

Nguồn cung cấp chỉ số do cơ quan có thẩm quyền công bố cho khu vực mà dự án đi qua. (Theo quy định tại Điều 93, Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ)

0,05978

   

b

Hệ số biểu hiện tỷ lệ nhân công (không bao gồm CP nhân công trong ca máy)

0,11561

   

c

Hệ số biểu hiện tỷ lệ nhiên liệu (không bao gồm CP nhiên liệu trong ca máy)

0,09024

   

d

Hệ số biểu hiện tỷ lệ nhựa đường

0,33492

   

e

Hệ số biểu hiện tỷ lệ sắt, thép

0,03473

   

f

Hệ số biểu hiện tỷ lệ cát các loại

0,00799

   

g

Hệ số biểu hiện tỷ lệ đá các loại

0,15984

   

h

Hệ số biểu hiện tỷ lệ máy thi công (bao gồm CP nhân công, nhiên liệu trong giá ca máy)

0,17171

   

i

Hệ số biểu hiện tỷ lệ xi măng

0,02520

   

Tổng cộng

 

1,0000

   

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU

[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ    

[ghi tên, chức danh, ký tên vàđóng dấu]




 [A1]Biên bản thương thảo

 [A2]Theo ĐKCT 23.3 HSMT

 [A3]Hoàn thiện theo biên bản thương thảo ngày 27/12/2017

 [A4]Biên bản thương thảo

 [A5]Biên bản thương thảo

 [A6]Bổ sung

 [A7]Biên bản thương thảo

 [A8]Bổ sung theo biên bản thương thảo

 [A9]Bổ sung các nội dung liên quan đến ĐTM, quan trắc, giám sát môi trường

 [A10]Hoàn thiện theo Biên bản thương thảo ngày 27/12/2017

 [A11]Quyết định 2920/QĐ-BGTVT ngày 3/8/2015

 [A12]

 [A13]21 ngày theo hướng dẫn tại Thông tư 09

 [A14]Xem lại biên bản thương thảo hợp đồng

 [A15]Biên bản thương thảo

 [A16]Biên bản thương thảo

 [A17]Biên bản thương thảo

 [A18]Theo HSMT có thể 10 ngày

Additional information