CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                

HỒ SƠ MỜI THẦU

Gói thầu số 04: Khảo sát, lập hồ sơ thiết kế BVTC, dự toán; lập HSMT xây lắp

và cắm cọc GPMB, MLG

Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc          Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam

(thuộc đoạn tuyến Quốc lộ 40B)

CHỦ ĐẦU TƯ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÊN MỜI THẦU

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5

Đà Nẵng, tháng 9 năm2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                

HỒ SƠ MỜI THẦU

Gói thầu số 04: Khảo sát, lập hồ sơ thiết kế BVTC, dự toán; lập HSMT xây lắp

và cắm cọc GPMB, MLG

Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc           Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam

(thuộc đoạn tuyến Quốc lộ 40B)

                                 Đà Nẵng, ngày 19 tháng 9 năm 2018

                                   BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 5

Đà Nẵng, tháng 9 năm2018

MỤC LỤC

                                                                                                                    

Từ ngữ viết tắt4

Phần thứ nhất. Chỉ dẫn đối với nhà thầu.......................................................................................... 6

Chương I. Yêu cầu về thủ tục đấu thầu. 6

A. Tổng quát6

B. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu. 8

C. Nộp hồ sơ dự thầu. 10

D. Mở thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu. 12

E. Trúng thầu. 18

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu. 22

Chương III. Tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu 31

Phần thứ hai. Mẫu đề xuất về kỹ thuật40

Mẫu số 1. Đơn dự thầu (Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật)41

Mẫu số 2. Giấy ủy quyền 43

Mẫu số 3. Thỏa thuận liên danh 44

Mẫu số 4. Cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm của nhà thầu tư vấn. 46

Mẫu số 5. Những góp ý (nếu có) để hoàn thiện nội dung điều khoản tham chiếu. 47

Mẫu số 6. Giải pháp và phương pháp luận tổng quát do nhà thầu đề xuất để thực hiện dịch vụ tư vấn. 48

Mẫu số 7. Danh sách chuyên gia tham gia thực hiện dịch vụ tư vấn. 49

Mẫu số 8. Lý lịch chuyên gia tư vấn. 50

Mẫu số 9. Tiến độ thực hiện công việc. 52

Phần thứ ba. Mẫu đề xuất về tài chính.............................................................................................. 53

Mẫu số 10A. Đơn dự thầu (Hồ sơ đề xuất về tài chính)55

Mẫu số 10B. Đơn dự thầu (Hồ sơ đề xuất về tài chính)56

Mẫu số 11. Tổng hợp chi phí gói thầu. 57

Mẫu số 12A. Thù lao cho chuyên gia. 59

Mẫu số 12B. Bảng phân tích thù lao cho chuyên gia. 60

Mẫu số 13. Chi phí khác cho chuyên gia. 61

Phần thứ tư. Điều khoản tham chiếu. 62

Phần thứ năm. Yêu cầu về hợp đồng. 77

Chương IV. Điều kiện chung của hợp đồng. 77

Chương V. Điều kiện cụ thể của hợp đồng. 82

Chương VI. Mẫu hợp đồng. 85

Mẫu số 14. Hợp đồng dịch vụ tư vấn. (Áp dụng đối với loại hợp đồng trọn gói)85

 


TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BDL      

Bảng dữ liệu đấu thầu

DVTV

Dịch vụ tư vấn

HSMT     

Hồ sơ mời thầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSĐXKT

HSĐXTC

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

Hồ sơ đề xuất về tài chính

ĐKC

Điều kiện chung của hợp đồng

ĐKCT

Điều kiện cụ thể của hợp đồng

TCĐG

Tiêu chuẩn đánh giá HSDT

Luật đấu thầu

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13; Luật 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 (bãi bỏ điều 151 Luật Xây dựng 50 và Khoản 1 Điều 19 Luật Đấu thầu 43);

Nghị định 63/CP

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

VND

Đồng Việt Nam

USD

Đồng đô la Mỹ


MÔ TẢ TÓM TẮT

Phần thứ nhất. CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU

Chương I. Yêu cầu về thủ tục đấu thầu

Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà thầu chuẩn bị HSDT. Thông tin bao gồm các quy định về việc chuẩn bị, nộp HSDT, mở thầu, đánh giá HSDT và hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

Chương này quy định cụ thể cho Chương I khi áp dụng đối với từng gói thầu.

Chương III. Tính hợp lệ của HSDT và tiêu chuẩn đánh giá HSDT

Chương này bao gồm các tiêu chí để đánh giá tính hợp lệ của HSDT; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tài chính của hồ sơ dự thầu.

Phần thứ hai. MẪU ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT

Phần này gồm các mẫu đề xuất về kỹ thuật mà nhà thầu sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của HSĐXKT.

Phần thứ ba. MẪU ĐỀ XUẤT TÀI CHÍNH

Phần này gồm các mẫu đề xuất về tài chính mà nhà thầu sẽ phải hoàn chỉnh để tạo thành nội dung của hồ sơ đề xuất về tài chính.

Phần thứ tư. ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Điều khoản tham chiếu bao gồm việc giới thiệu về gói thầu, phạm vi công việc, báo cáo, thời gian thực hiện, kinh nghiệm và nhân sự của nhà thầu, trách nhiệm của bên mời thầu.

Phần thứ năm. YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG

Chương IV. Điều kiện chung của hợp đồng

Chương này gồm các điều khoản chung được áp dụng cho tất cả hợp đồng của các gói thầu khác nhau.

Chương V. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Chương này bao gồm điều khoản cụ thể cho mỗi hợp đồng. Nội dung này do Chủ đầu tư tự quy định trên cơ sở tuân thủ các Điều kiện chung của hợp đồng và điều kiện cụ thể về yêu cầu của việc thực hiện gói thầu, dự án.

Chương VI. Mẫu hợp đồng

Chương này gồm các biểu mẫu mà sau khi được hoàn chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của hợp đồng.


Phần thứ nhất

CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU

Chương I

YÊU CẦU VỀ THỦ TỤC ĐẤU THẦU

A. TỔNG QUÁT

Mục 1. Nội dung đấu thầu

1. Bên mời thầu mời nhà thầu tham dự thầu gói thầu DVTV thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm nêu tại BDL. Tên gói thầu và nội dung công việc chủ yếu được mô tả tại BDL.

2. Thời gian thực hiện hợp đồng được quy định tại BDL.

3. Nguồn vốn để thực hiện gói thầu được quy định tại BDL.

Mục 2. Tư cách hợp lệ của nhà thầu

Nhà thầu có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu đang hoạt động cấp;

2. Hạch toán tài chính độc lập;

3. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

4. Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại BDL;

5. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Mục 3 Chương này;

6. Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

Mục 3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

1. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu như sau:

a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;

b) Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.

2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác nêu tại BDL như sau:

a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;

b) Không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.

Mục 4. Chi phí dự thầu

1. Nhà thầu chịu mọi chi phí liên quan đến quá trình tham dự thầu, kể từ khi nhận hồ sơ mời quan tâm (nếu có), HSMT từ bên mời thầu cho đến khi thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, riêng đối với nhà thầu trúng thầu tính đến khi ký hợp đồng. Trong mọi trường hợp, bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu.

2. Nhà thầu, nhà thầu phụ (nếu có) và chuyên gia của nhà thầu có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ thuế phát sinh từ việc thực hiện gói thầu này.

Mục 5. HSMT và làm rõ HSMT

1. HSMT bao gồm các nội dung được liệt kê tại Mục lục của HSMT này. Việc kiểm tra, nghiên cứu các nội dung của HSMT để chuẩn bị HSDT thuộc trách nhiệm của nhà thầu. Phương pháp đánh giá HSDT được quy định tại BDL.

2. Trường hợp nhà thầu muốn được làm rõ HSMT thì phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu theo địa chỉ và thời gian quy định tại BDL để xem xét, xử lý(nhà thầu có thể thông báo trước cho bên mời thầu qua fax, e-mail). Sau khi nhận được văn bản yêu cầu làm rõ HSMT của nhà thầu theo thời gian quy định, bên mời thầu sẽ có văn bản trả lời, trong đó có mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà thầu đề nghị làm rõ và gửi cho tất cả nhà thầu đã nhậnHSMT từ bên mời thầu. Trường hợp việc làm rõ dẫn đến phải sửa đổi HSMT thì bên mời thầu tiến hành sửa đổi HSMT theo quy định tại Mục 6 Chương này.

Trong trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong HSMT mà các nhà thầu thấy chưa rõ. Nội dung trao đổi sẽ được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ HSMT, gửi cho tất cả nhà thầu đã nhậnHSMT từ bên mời thầu. Việc không tham gia hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại nhà thầu.

Mục 6. Sửa đổi HSMT

1. Việc sửa đổi HSMT chỉ được thực hiện trước thời điểm đóng thầu thông qua việc phát hành văn bản sửa đổi HSMT.

2. Văn bản sửa đổi HSMT được coi là một phần của HSMT và phải được thông báo bằng văn bản tới tất cả nhà thầu đã nhận HSMT từ bên mời thầu.

3.Thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMT đến các nhà thầu đã nhận HSMT từ bên mời thầu được quy định tại BDL. Nhằm giúp các nhà thầu có đủ thời gian hợp lý để sửa đổi HSDT, bên mời thầu có thể quyết định gia hạn thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 17 Chương này. Nhà thầu phải thông báo bằng văn bản cho bên mời thầu là đã nhận được các tài liệu sửa đổi HSMT theo một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

Mục 7. Ưu đãi đối với nhà thầu

1. Nguyên tắc ưu đãi

a) Trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi nêu tại Mục này thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất;

b) Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các HSDT xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.

2. Đối tượng được hưởng ưu đãi và cách tính ưu đãi theo quy định tại BDL.

3. Trường hợp thuộc đối tượng ưu đãi nêu tại Khoản 2 Mục này thì nhà thầu phải kê khai trong HSĐXKT, kèm theo các tài liệu chứng minh.

B. CHUẨN BỊ HỒ SƠ DỰ THẦU

Mục 8. Ngôn ngữ sử dụng

HSDT cũng như tất cả văn bản, tài liệu trao đổi giữa bên mời thầu và nhà thầu liên quan đến việc đấu thầu phải được viết bằng ngôn ngữ như quy định tại BDL.

Mục 9. Nội dung HSDT

HSDT do nhà thầu chuẩn bị phải bao gồm những nội dung sau:

1. HSĐXKT bao gồm:

a) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 13 Chương này;

b) Đề xuất về kỹ thuật theo quy định tại Phần thứ hai;

c) Các nội dung khác nêu tại BDL.

2. HSĐXTC theo quy định tại Phần thứ ba;

Mục 10. Đơn dự thầu

Đơn dự thầu, bao gồm đơn dự thầu thuộc HSĐXKT theo Mẫu số 1 Phần thứ hai và đơn dự thầu thuộc HSĐXTC theo Mẫu số 10A hoặc Mẫu số 10B Phần thứ ba, phải bảo đảm các nội dung sau đây:

1. Đơn dự thầu phải được ký tên, đóng dấu (nếu có) bởi đại diện hợp pháp của nhà thầu (là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu hoặc người được ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền hợp lệ theo Mẫu số 2 Phần thứ hai). Trường hợp ủy quyền, nhà thầu gửi kèm theo các tài liệu, giấy tờ theo quy định tại BDL để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì từng thành viên liên danh gửi kèm theo các tài liệu, giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền như đối với nhà thầu độc lập.

2. Trong đơn dự thầu thuộc HSĐXKT, nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu phù hợp với đề xuất về kỹ thuật.

3. Trong đơn dự thầu thuộc HSĐXTC, giá dự thầu phải ghi cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp chi phí, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu.

Mục 11. Giá dự thầu và giảm giá

1. Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu thuộc HSĐXTC bao gồm toàn bộ các chi phí (chưa tính giảm giá) để thực hiện gói thầu theo quy định tại BDL.

2. Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì phải đề xuất riêng trong thư giảm giá hoặc có thể ghi trực tiếp vào đơn dự thầu theo Mẫu số 10B Phần thứ ba. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng với HSĐXTC hoặc nộp riêng song phải đảm bảo bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp thư giảm giá nộp cùng với HSĐXTC thì nhà thầu phải thông báo cho bên mời thầu trước hoặc tại thời điểm đóng thầu hoặc phải có bảng kê thành phần HSĐXTC trong đó có thư giảm giá. Trường hợp nộp thư giảm giá không cùng với HSĐXTC thì phải đựng thư giảm giá trong túi có niêm phong, ghi rõ “Thư giảm giá” cùng với dòng chữ cảnh báo “Không mở cùng thời điểm mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật” (cách niêm phong do nhà thầu tự quy định). Trong thư giảm giá cần nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu trong HSĐXTC. Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục nêu trong HSĐXTC.

3. Nhà thầu phải đề xuất chi phí thực hiện gói thầu theo Mẫu số 11, Mẫu số 12A và Mẫu số 13 Phần thứ ba. Việc phân tích chi phí thù lao cho chuyên gia được thực hiện theo quy định tại BDL.

4. Đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá cố định, giá dự thầu không được vượt quá chi phí thực hiện gói thầu quy định tại BDL.

Mục 12. Đồng tiền dự thầu

Giá dự thầu được chào bằng đồng tiền theo quy định tại BDL. Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu chào thầu bằng đồng Việt Nam.

Mục 13. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

Nhà thầu chuẩn bị các tài liệu thuộc HSĐXKT sau đây:

1. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu:

a) Đối với nhà thầu độc lập, phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của mình như quy định tại BDL.

b) Đối với nhà thầu liên danh, phải cung cấp các tài liệu sau đây:

$1-           Các tài liệu nêu tại Điểm a Khoản này đối với từng thành viên trong liên danh;

$1-      Văn bản thỏa thuận liên danh giữa các thành viên theo Mẫu số 3 Phần thứ hai.

2. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:

a) Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được kê khai theo Mẫu số 4 và Mẫu số 7 Phần thứ hai. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu liên danh là tổng năng lực và kinh nghiệm của các thành viên trên cơ sở phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận, trong đó từng thành viên phải chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình là đáp ứng yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh.

b) Các tài liệu khác được quy định tại BDL.

Mục 14. Thời gian có hiệu lực của HSDT

1. Thời gian có hiệu lực của HSDT không ngắn hơn thời gian quy định tại BDL và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày. HSDT có thời gian hiệu lực ngắn hơn so với quy định tại BDL sẽ không được tiếp tục xem xét, đánh giá.

2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của HSDT, bên mời thầu có thể đề nghị các nhà thầu gia hạn hiệu lực của HSDT (gia hạn hiệu lực của cả HSĐXKT và HSĐXTC). Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn thì HSDT của nhà thầu không được xem xét tiếp. Nhà thầu chấp nhận đề nghị gia hạn không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của HSDT. Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận, không chấp thuận gia hạn phải được thể hiện bằng văn bản.

Mục 15. Quy cách của HSDT và chữ ký trong HSDT

1. Nhà thầu phải chuẩn bị một bản gốc và một số bản chụp HSDT theo quy định tại BDL và ghi rõ "bản gốc" và "bản chụp" tương ứng.

2. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc. Trong quá trình đánh giá, nếu bên mời thầu phát hiện bản chụp có lỗi kỹ thuật như chụp nhòe, không rõ chữ, chụp thiếu trang hoặc các lỗi khác thì lấy nội dung của bản gốc làm cơ sở. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.

3. HSDT phải được đánh máy, in bằng mực không tẩy được, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), các văn bản bổ sung, làm rõ HSDT và các biểu mẫu khác phải được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký theo hướng dẫn tại Phần thứ hai và Phần thứ ba.

4. Trường hợp là nhà thầu liên danh thì HSDT phải có chữ ký của đại diện hợp pháp của tất cả thành viên liên danh hoặc thành viên đại diện nhà thầu liên danh theo thỏa thuận liên danh. Để bảo đảm tất cả thành viên của liên danh đều bị ràng buộc về mặt pháp lý, văn bản thỏa thuận liên danh phải có chữ ký của các đại diện hợp pháp của tất cả thành viên trong liên danh.

5. Những chữ được ghi thêm, ghi chèn vào giữa các dòng, những chữ bị tẩy xóa hoặc viết đè lên sẽ chỉ được coi là hợp lệ nếu có chữ ký ở bên cạnh hoặc tại trang đó của người ký đơn dự thầu.

 

 

C. NỘP HỒ SƠ DỰ THẦU

Mục 16. Niêm phong và cách ghi trên túi đựng HSDT

1. HSDT bao gồm các nội dung nêu tại Mục 9 Chương này.Bản gốc và các bản chụp của HSĐXKT phải được đựng trong túi có niêm phong và ghi rõ “Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật” phía bên ngoài túi. Tương tự, bản gốc và bản chụp của HSĐXTC cũng phải được đựng trong túi có niêm phong, ghi rõ “Hồ sơ đề xuất về tài chính” cùng với dòng cảnh báo “Không mở cùng thời điểm mở Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật”. Túi đựng HSĐXKT và túi đựng HSĐXTC cần được đóng gói trong một túi và niêm phong (cách niêm phong do nhà thầu tự quy định). Cách trình bày các thông tin trên túi đựng HSDT được quy định trong BDL.

2. Trong trường hợp HSĐXKT và HSĐXTC gồm nhiều tài liệu, nhà thầu cần thực hiện việc đóng gói toàn bộ tài liệu sao cho việc tiếp nhận và bảo quản HSĐXKT, HSĐXTC của bên mời thầu được thuận tiện, đảm bảo sự toàn vẹn của HSĐXKT và HSĐXTC, tránh thất lạc, mất mát. Trường hợp cần đóng góithành nhiều túi để dễ vận chuyển thì trên mỗi túi phải ghi rõ số thứ tự từng túi trên tổng số túi và ghi rõ thuộc HSĐXKT hay HSĐXTC để đảm bảo tính thống nhất và từng túi cũng phải được đóng gói, niêm phong và ghi theo đúng quy định tại Mục này.

3. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về hậu quả hoặc sự bất lợi nếu không tuân theo quy định trong HSMT như không niêm phong hoặc làm mất niêm phong HSDT trong quá trình chuyển tới bên mời thầu, không ghi đúng các thông tin trên túi đựng HSDT theo hướng dẫn tại Khoản 1 và Khoản 2 Mục này. Bên mời thầu sẽ không chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin của HSDT nếu nhà thầu không thực hiện đúng chỉ dẫn tại Khoản 1 và Khoản 2 Mục này.

Mục 17. Thời hạn nộp HSDT

1. Nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi HSDT đến địa chỉ của bên mời thầu nhưng phải đảm bảo bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu quy định tại BDL. Bên mời thầu tiếp nhận HSDT của tất cả nhà thầu nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà thầu tham dự thầu chưa mua hoặc nhận HSMT từ bên mời thầu. Trường hợp chưa mua HSMT thì nhà thầu phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán một bộ HSMT trước khi HSDT được tiếp nhận.

2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu trong trường hợp cần tăng thêm số lượng HSDT hoặc khi sửa đổi HSMT theo Mục 6 Chương này hoặc theo yêu cầu của nhà thầu khi bên mời thầu xét thấy cần thiết.

3. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu đã nhận HSMT từ bên mời thầu và đã nộp HSDT, đồng thời đăng tải thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế). Khi thông báo, bên mời thầu sẽ ghi rõ thời điểm đóng thầu mới để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung HSDT (bao gồm cả hiệu lực của HSDT) theo yêu cầu mới. Nhà thầu đã nộp HSDT có thể nhận lại để sửa đổi, bổ sungHSDT của mình. Trường hợp nhà thầu chưa nhận lại hoặc không nhận lại HSDT thì bên mời thầu quản lý HSDT đó theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.

Mục 18. HSDT nộp muộn

HSDT được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ, bị loại và được trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng. Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung HSDT đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà thầu gửi đến để làm rõ HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu quy định tại Mục 21 Chương này.

Mục 19. Sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT

1. Sau khi nộp, nhà thầu có thể rút, thay thế hoặc sửa đổi HSDT bằng cách gửi văn bản thông báo có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu, kèm theo nội dung thay thế hoặc sửa đổi HSDT. Trường hợp ủy quyền thì phải gửi kèm giấy ủy quyền hợp lệ theo Mẫu số 2 Phần thứ hai. Mọi thông báo phải được nhà thầu chuẩn bị và nộp cho bên mời thầu theo quy định tại Mục 16 Chương này, trên túi đựng văn bản thông báo phải ghi rõ “RÚT HỒ SƠ DỰ THẦU” hoặc “THAY THẾ HỒ SƠ DỰ THẦU” hoặc “SỬA ĐỔI HỒ SƠ DỰ THẦU”. Bên mời thầu phải nhận được thông báo này của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 17 Chương này.

2. HSDT mà nhà thầu yêu cầu rút lại theo Khoản 1 Mục này sẽ được trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng. Nhà thầu không được rút, thay thế hoặc sửa đổi HSDT sau thời điểm đóng thầu cho đến khi hết hạn hiệu lực của HSDT nêu trong đơn dự thầu hoặc đến khi hết hạn hiệu lực đã gia hạn của HSDT.

 

D. MỞ THẦU VÀ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU

Mục 20. Mở HSĐXKT

1. Việc mở HSĐXKT được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL. Chỉ tiến hành mở HSĐXKT mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu. Bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan có liên quan đến tham dự lễ mở HSĐXKT.

2. Việc mở HSĐXKT được thực hiện đối với từng HSĐXKT theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về:

- Tình trạng niêm phong;

- Tên nhà thầu;

- Số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXKT;

- Đơn dự thầu thuộc HSĐXKT;

- Thời gian có hiệu lực của HSĐXKT;

- Thời gian thực hiện hợp đồng;

- Các thông tin khác liên quan.

3. Các thông tin nêu tại Khoản 2 Mục này được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu.

4. Đại diện của bên mời thầu ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); các nội dung quan trọng của từng HSĐXKT.

5. HSĐXTC của tất cả nhà thầu được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà thầu tham dự lễ mở HSĐXKT ký niêm phong.

Mục 21. Làm rõ HSDT

1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu. Tất cả yêu cầu làm rõ của bên mời thầu và phản hồi của nhà thầu phải được thực hiện bằng văn bản. Việc làm rõ chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có HSDT cần phải làm rõ, bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu, không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Tài liệu làm rõ HSDT được bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDT.

2. Trong văn bản yêu cầu làm rõ quy định thời hạn làm rõ của nhà thầu. Trường hợp quá thời hạn làm rõ mà bên mời thầu không nhận được văn bản làm rõ, hoặc nhà thầu có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu sẽ đánh giá HSDT của nhà thầu theo thông tin nêu tại HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu.

3. Đối với HSĐXKT, việc làm rõ được thực hiện trong quá trình đánh giá HSĐXKT nêu tại Mục 22 và Mục 23 Chương này. Trường hợp HSĐXKT của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.

Trường hợp sau khi đóng thầu, nhà thầu phát hiện HSĐXKT thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu trong khoảng thời gian quy định tại BDL để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi là một phần của HSĐXKT. Bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc đã nhận được các tài liệu bổ sung làm rõ của nhà thầu bằng một trong những cách sau: gửi trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail.

4. Đối với HSĐXTC, việc làm rõ được thực hiện trong quá trình đánh giá HSĐXTC nêu tại Mục 25 Chương này.

Mục 22. Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXKT

1. Kiểm tra tính hợp lệ của HSĐXKT, bao gồm:

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXKT quy định tại Khoản 1 Mục 15 Chương này;

b) Kiểm tra các thành phần của HSĐXKT, bao gồm:

- Đơn dự thầu thuộc HSĐXKT theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Mục 10 Chương này;

- Thỏa thuận liên danh (nếu có) theo quy định tại Khoản 1 Mục 10 Chương này;

- Giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có) theo quy định tại Khoản 1 Mục 10 Chương này;

- Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm theo quy định tại Mục 13 Chương này;

- Đề xuất về kỹ thuật;

- Các thành phần khác thuộc HSĐXKT;

- Các phụ lục, tài liệu kèm theo HSĐXKT được quy định tại BDL.

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết HSĐXKT.

2. Đánh giá tính hợp lệ của HSĐXKT:

HSĐXKT của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 1 Mục 1 Chương III.

3. Nhà thầu có HSĐXKT hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về kỹ thuật theo quy định tại Mục 23 Chương này.

Mục 23. Đánh giá chi tiết HSĐXKT

1. Việc đánh giá chi tiết HSĐXKT thực hiện theo TCĐG quy định tại Chương III.

2. Đối với gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được phê duyệt bằng văn bản. Bên mời thầu thông báo danh sách này cho tất cả nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở HSĐXTC để đánh giá theo quy định tại Mục 24 và Mục 25 Chương này.

3. Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm của liên danh được tính là tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh, tuy nhiên năng lực, kinh nghiệm của mỗi thành viên chỉ xét theo phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận trong liên danh.

Mục 24. Mở HSĐXTC

1. Việc mở HSĐXTC được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm nêu trong văn bản thông báo cho nhà thầu, trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu được mở HSĐXTC và đại diện của các cơ quan có liên quan (nếu cần thiết). Việc mở HSĐXTC không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời.

2. Tại lễ mở HSĐXTC, bên mời thầu công khai văn bản phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, sau đó tiến hành mở lần lượt HSĐXTC của từng nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu.

3. Việc mở HSĐXTC được thực hiện theo trình tự như sau:

a) Kiểm tra niêm phong;

b) Mở HSĐXTC;

c) Đọc rõ và ghi vào biên bản mở HSĐXTC các thông tin chủ yếu:

- Tình trạng niêm phong;

- Tên nhà thầu;

- Số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXTC;

- Đơn dự thầu thuộc HSĐXTC;

- Thời gian có hiệu lực của HSĐXTC;

- Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giá trong bảng tổng hợp chi phí tại Mẫu số 11 Phần thứ ba;

- Giá trị giảm giá (nếu có);

- Điểm kỹ thuật của HSDT được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật[1];

- Các thông tin khác liên quan.

4. Biên bản mở HSĐXTC phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và đại diện của từng nhà thầu có mặt. Bản chụp của biên bản mở HSĐXTC được gửi cho tất cả nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

5. Đại diện của bên mời thầu ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của HSĐXTC.

Mục 25. Đánh giá HSĐXTC

1. Kiểm tra tính hợp lệ của HSĐXTC, bao gồm:

a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp HSĐXTC;

b) Kiểm tra các thành phần của HSĐXTC, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc HSĐXTC; bảng tổng hợp chi phí, bảng thù lao cho chuyên gia; bảng phân tích chi phí thù lao cho chuyên gia (nếu có); các thành phần khác thuộc HSĐXTC;

c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết HSĐXTC.

2. Đánh giá tính hợp lệ của HSĐXTC:

HSĐXTC của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 2 Mục 1 Chương III.

3. Đánh giá chi tiết HSĐXTC:

a) Việc đánh giá chi tiết HSĐXTC được thực hiện trên cùng một mặt bằng về thuế nêu tại BDL và theo TCĐG quy định tại Chương III. Trong quá trình đánh giá HSĐXTC, bên mời thầu tiến hành sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của HSĐXTC theo quy định tại Mục 26 và Mục 27 Chương này.

b) Sau khi đánh giá chi tiết HSĐXTC, nhà thầu xếp hạng thứ nhất theo quy định tại BDL được xem xét, mời vào thương thảo hợp đồng theo quy định tại Mục 29 Chương này.

Mục 26. Sửa lỗi

1. Sửa lỗi là việc sửa những sai sót trong HSDT bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:

  a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá dự thầu. Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở cho việc sửa lỗi; nếu phát hiện đơn giá có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì thành tiền là cơ sở cho việc sửa lỗi.

b) Các lỗi khác:

- Tại cột thành tiền đã được điền đầy đủ giá trị nhưng không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng; khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì giá trị cột thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá; nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và giá trị tại cột thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia giá trị tại cột thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong HSMT thì giá trị sai khác đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại Mục 27 Chương này;

- Lỗi nhầm đơn vị tính: sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của HSMT;

- Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất về tài chính thì nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật sẽ là cơ sở cho việc sửa lỗi;

- Trường hợp có khác biệt giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Nếu chữ viết sai thì lấy con số sau khi sửa lỗi theo quy định tại Mục này làm cơ sở pháp lý;

- Trường hợp không nhất quán giữa bảng tổng hợp chi phí và bảng thù lao cho chuyên gia, chi phí khác cho chuyên gia thì lấy bảng thù lao cho chuyên gia sau khi được sửa lỗi theo bảng phân tích chi phí thù lao cho chuyên gia (nếu có), chi phí khác cho chuyên gia làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.

- Trường hợp có khác biệt giữa giá ghi trong đơn dự thầu (không kể giảm giá) và giá trong bảng tổng hợp chi phí thì căn cứ vào giá ghi trong bảng tổng hợp chi phí sau khi bảng này được sửa lỗi theo quy định tại Mục này.

2. Sau khi sửa lỗi theo quy định tại Khoản 1 Mục này, bên mời thầu thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết về việc sửa lỗi đối với HSDT của nhà thầu. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi. Trường hợp nhà thầu không chấp thuận kết quả sửa lỗi thì HSDT của nhà thầu đó sẽ bị loại.

Mục 27. Hiệu chỉnh sai lệch

1. Trường hợp HSDT chào thiếu hoặc thừa nội dung so với yêu cầu của HSMT thìphảitiến hành hiệu chỉnh sai lệch. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

2. Sau khi hiệu chỉnh sai lệch, bên mời thầu thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết về việc hiệu chỉnh sai lệch đối với HSDT của nhà thầu. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo ý kiến của mình cho bên mời thầu về kết quả hiệu chỉnh sai lệch. Trường hợp nhà thầu không chấp thuận kết quả hiệu chỉnh sai lệch thì phải nêu rõ lý do để bên mời thầu xem xét, quyết định.

Mục 28. Bảo mật và việc tiếp xúc với bên mời thầu

1. Thông tin liên quan đến việc đánh giá HSDT và đề nghị nhà thầu trúng thầu phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà thầu hay bất kỳ người nào không liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho tới khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong HSDT của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ thông tin được công khai khi mở thầu.

2. Trừ trường hợp mở HSĐXKT quy định tại Mục 20, mở HSĐXTC quy định tại Mục 24, làm rõ HSDT quy định tại Mục 21 và thương thảo hợp đồng quy định tại Mục 29 Chương này, không nhà thầu nào được phép tiếp xúc với bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến HSDT của mình cũng như liên quan đến gói thầu trong suốt thời gian kể từ sau thời điểm đóng thầu đến khi thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu.

Mục 29. Thương thảo hợp đồng

1. Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:

a) Báo cáo đánh giá HSDT;

b) HSDT và các tài liệu làm rõ HSDT (nếu có) của nhà thầu;

c) HSMT.

2. Thời gian tiến hành thương thảo được quy định tại BDL.

3. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:

a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã đề xuất theo đúng yêu cầu của HSMT;

b) Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự đã đề xuất trong HSDT, trừ trường hợp do thời gian đánh giá HSDT kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, nhà thầu được thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm các nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu.

4. Nội dung thương thảo hợp đồng:

a) Nhiệm vụ và phạm vi công việc chi tiết của nhà thầu cần thực hiện;

b) Chuyển giao công nghệ và đào tạo (nếu có);

c) Kế hoạch công tác và bố trí nhân sự;

d) Tiến độ;

đ) Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu có);

e) Bố trí điều kiện làm việc;

g) Thương thảo về chi phí DVTV trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của gói thầu và điều kiện thực tế, bao gồm việc xác định rõ các khoản thuế nhà thầu phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam (nếu có), phương thức nộp thuế (nhà thầu trực tiếp nộp thuế hoặc chủ đầu tư giữ lại một khoản tiền tương đương với giá trị thuế để nộp thay cho nhà thầu theo quy định của pháp luật hiện hành), giá trị nộp thuế và các vấn đề liên quan khác đến nghĩa vụ nộp thuế phải được nêu cụ thể trong hợp đồng;

h) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong HSDT với nhau dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

i) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

k)Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

5. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; ĐKCT của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.

6. Trường hợp nhà thầu không đến thương thảo theo thời gian quy định tại Khoản 2 Mục này hoặc thương thảo nhưng không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật đấu thầu.

 

E. TRÚNG THẦU

Mục 30. Điều kiện được xem xét, đề nghị trúng thầu

Nhà thầu được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Có HSDT hợp lệ;

2. Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;

3. Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

4. Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu theo quy định tại BDL.

Mục 31. Quyền của bên mời thầu đề xuất chấp nhận, loại bỏ HSDT hoặc hủy đấu thầu

Bên mời thầu được quyền đề xuất chấp nhận, loại bỏ HSDT hoặc huỷ đấu thầu trên cơ sở tuân thủ Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Mục 32. Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo đấu thầu, đồng thời gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu tới các nhà thầu tham dự thầu (bao gồm cả nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu). Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Tên nhà thầu trúng thầu;

b) Giá trúng thầu;

c) Loại hợp đồng;

d) Thời gian thực hiện hợp đồng;

đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có);

e) Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu;

g) Kế hoạch hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.

2. Bên mời thầu gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản đến nhà thầu trúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng theo Mẫu hợp đồng tại Chương VIđã được ghi các thông tin cụ thể của gói thầu và kế hoạch hoàn thiện hợp đồng, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm và những vấn đề cần trao đổi khi hoàn thiện hợp đồng.

Mục 33. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng thực hiện như sau:

1. Việc hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng dựa trên cơ sở sau đây:

a) Dự thảo hợp đồng;

b) Các nội dung cần được hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu;

c) Kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt;

d) Biên bản thương thảo hợp đồng;

đ) Các nội dung nêu trong HSDT và văn bản giải thích làm rõ HSDT của nhà thầu trúng thầu (nếu có);

e) Các yêu cầu nêu trong HSMT.

2. Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, trong thời hạn quy định tại BDL, nhà thầu trúng thầu phải gửi cho bên mời thầu văn bản chấp thuận hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Trường hợp liên danh, hợp đồng được ký kết phải bao gồm chữ ký của tất cả thành viên trong liên danh. Quá thời hạn nêu trên, nếu bên mời thầu không nhận được văn bản chấp thuận hoặc nhà thầu từ chối vào hoàn thiện, ký kết hợp đồng thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định huỷ kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó và quyết định lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng theo quy định tại Mục 29 Chương này. Trong trường hợp đó, nhà thầu sẽ được bên mời thầu yêu cầu gia hạn hiệu lực HSDT, nếu cần thiết.

3. Trường hợp nhà thầu trúng thầu từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bên mời thầu đăng tải thông tin nhà thầu vi phạm lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để các chủ đầu tư, bên mời thầu có cơ sở đánh giá về uy tín của nhà thầu trong các lần tham dự thầu tiếp theo.

4. Sau khi hoàn thiện hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ ký kết hợp đồng.

Mục 34. Kiến nghị trong đấu thầu

1. Nhà thầu tham dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu khi thấy quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng.

2. Kiến nghị về những vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu mà không phải về kết quả lựa chọn nhà thầu được giải quyết như sau:

a) Nhà thầu gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

b) Đơn kiến nghị phải được gửi trước tiên đến chủ đầu tư theo tên, địa chỉ nêu tại BDL. Chủ đầu tư có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

c) Trường hợp chủ đầu tư không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đến người có thẩm quyền theo tên, địa chỉ nêu tại BDL trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư;

d) Người có thẩm quyền có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu.

3. Kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu được giải quyết như sau:

a) Nhà thầu gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;

b) Chủ đầu tư có văn bản giải quyết kiến nghị gửi nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

c) Trường hợp chủ đầu tư không có văn bản trả lời hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư.

Nhà thầu phải nộp một khoản chi phí là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn nêu tại BDL. Trường hợp nhà thầu có kiến nghị được kết luận là đúng thì chi phí do nhà thầu nộp sẽ được hoàn trả bởi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới;

d) Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn bản báo cáo người có thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;

đ) Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.

4.Nhà thầu có quyền khởi kiệnngay ra Tòa án vào bất kỳ thời gian nào, kể cả đang trong quá trình giải quyết kiến nghị hoặc sau khi đã có kết quả giải quyết kiến nghị. Nhà thầu đã khởi kiện ra Tòa án thì không gửi kiến nghị đến chủ đầu tư, người có thẩm quyền. Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Mục này mà nhà thầu khởi kiện ra Tòa án thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay.

Mục 35. Xử lý vi phạm trong đấu thầu

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Mục này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

3. Trường hợp vi phạm dẫn tới bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu, nhà thầu vi phạm có thể bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quản lý của người có thẩm quyền hoặc trong một Bộ, ngành, địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại Khoản 3 Điều 90 Luật đấu thầu.

4. Công khai xử lý vi phạm:

a) Quyết định xử lý vi phạm được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và các cơ quan, tổ chức liên quan, đồng thời gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tổng hợp;

b) Quyết định xử lý vi phạm được đăng tải trên Báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Mục 36. Tham gia theo dõi, giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu

Người có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị nêu tại BDL tham gia giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu này. Trường hợp nhà thầu phát hiện hành vi, nội dung trong lựa chọn nhà thầu không phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu, nhà thầu có trách nhiệm thông báo với cá nhân hoặc đơn vị nêu trên.


Chương II

BẢNG DỮ LIỆU ĐẤU THẦU

Bảng dữ liệu đấu thầu bao gồm các nội dung chi tiết của gói thầu theo một số mục tương ứng trong Chương I (Yêu cầu về thủ tục đấu thầu). Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào so với các nội dung tương ứng trong Chương I thì căn cứ vào các nội dung trong Chương này.

Mục

Khoản

Nội dung

1

1

- Tên gói thầu: Gói thầu số 04: Khảo sát, lập hồ sơ thiết kế BVTC, dự toán; lập HSMT xây lắp và cắm cọc GPMB, MLG.

- Tên dự án: Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam (thuộc đoạn tuyến QL40B).

- Tên bên mời thầu: Ban Quản lý dự án 5.

- Nội dung công việc: Thực hiện công tác Khảo sát, lập hồ sơ thiết kế BVTC, dự toán, lập HSMT xây lắp và cắm cọc GPMB, MLG.

2

Thời gian thực hiện hợp đồng: ­­­­­­­­­­­­45 ngày.

3

Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: Trái phiếu Chính phủ.

2

4

Nhà thầu tham dự thầu phải có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: Trước thời điểm đóng thầu 02 ngày làm việc, nhà thầu chưa có xác nhận đăng ký thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không được tham dự thầu đối với gói thầu này (theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC giữa Bộ kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính).

8

Trường hợp đấu thầu quốc tế: Không áp dụng.

3

2

Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu:

- Tư vấn lập HSMT, đánh giá HSDT: Ban Quản lý dự án 5.

- Tư vấn lập nhiệm vụ và dự toán chi phí khảo sát thiết kế bước lập thiết kế BVTC Dự án: Trung tâm kỹ thuật đường bộ 3.

- Nhà thầu tham dự thầu không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý với: Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ban Quản lý dự án 5.

5

1

Phương pháp đánh giá HSDT là: Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.

2

- Địa chỉ bên mời thầu: Ban Quản lý dự án 5, Số 10B, đường Nguyễn Chí Thanh, TP Đà Nẵng.

- Điện thoại: 02363.822021; Fax: 02363.894916

- Thời gian gửi văn bản đề nghị tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.

6

3

Tài liệu sửa đổi HSMT sẽ được bên mời thầu gửi đến tất cả nhà thầu đã nhận HSMT từ bên mời thầu hoặc đã nộp HSDT trước ngày có thời điểm đóng thầu tối thiểu 10 ngày.

7

2

a) Đối tượng được hưởng ưu đãi là: nhà thầu có tổng số lao động là nữ giới hoặc thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên và có thời gian sử dụng lao động tối thiểu bằng thời gian thực hiện gói thầu; nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp".

b) Cách tính ưu đãi: nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi sẽ được xếp hạng cao hơn nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp HSDT của các nhà thầu được đánh giá ngang nhau";

c) Trường hợp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.

8

 

Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt.

9

1

Các tài liệu khác:

Trường hợp nhà thầu thuộc đối tượng ưu đãi nêu tại Mục 7 chương I thì phải gửi kèm tài liệu chứng minh.

10

1

Tài liệu, giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền:

- Đối với nhà thầu độc lập: Ngoài giấy uỷ quyền (theo Mẫu số 2 - Phần thứ hai - Mẫu đề xuất kỹ thuật) của người đại diện theo pháp luật uỷ quyền để thực hiện các công việc trong quá trình tham gia đấu thầu gói thầu này, nhà thầu phải gửi kèm bản chụp được chứng thực hoặc công chứng Điều lệ Công ty, Quyết định thành lập chi nhánh, Quyết định bổ nhiệm người được ủy quyền là Phó Giám đốc công ty, Giám đốc chi nhánh…;

- Đối với nhà thầu liên danh: Ngoài việc có điều khoản ủy quyền cho đại diện hợp pháp của thành viên đứng đầu liên danh trong Thỏa thuận liên danh hoặc văn bản ủy quyền của đại diện hợp pháp các thành viên liên danh cho đại diện hợp pháp của thành viên đứng đầu liên danh thực hiện các công việc trong quá trình tham gia đấu thầu gói thầu này. Trong HSDT phải có tài liệu chứng minh vị trí pháp lý của người được liên danh ủy quyền, Người này phải là đại diện pháp luật của thành viên đứng đầu liên danh hoặc được người đại diện pháp luật của thành viên đứng đầu liên danh ủy quyền như đối với nhà thầu độc lập.

11

1

Giá dự thầu: Giá dự thầu phải bao gồm tất cả chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

3

Phân tích chi phí thù lao cho chuyên gia: Nhà thầu phải phân tích chi phí thù lao cho chuyên gia theo Mẫu số 11, 12, 13 Phần thứ ba. Chương III

4

Chi phí thực hiện gói thầu: do nhà thầu đề xuất tại Hồ sơ đề xuất về tài chính.

12

 

Đồng tiền dự thầu: đồng Việt Nam.

13

1

$1a)     Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu:

Đối với nhà thầu độc lập:

- Nhà thầu phải nộp tài liệu (bản sao được chứng thực hoặc công chứng) để chứng minh tư cách hợp lệ của mình bao gồm:

+ Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Hạch toán tài chính độc lập.

+ Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, không đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả, đang trong quá trình giải thể.

- Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13; Điều 2 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP: Nhà thầu độc lập, liên danh phải có tư cách hợp lệ quy định như trên.

- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

Đối với nhà thầu liên danh: Từng thành viên Liên danh đáp ứng quy định như đối với nhà thầu độc lập.

* Mỗi nhà thầu chỉ được tham gia một đơn dự thầu, dưới hình thức tham dự độc lập hay liên danh.

* Số lượng thành viên không được quá 02 (hai); Thành viên đứng đầu liên danh phải thực hiện ≥ 60% giá trị gói thầu (tỷ lệ thực hiện của từng nhà thầu trong liên danh phải được thể hiện trong thỏa thuận liên danh).

* Các thành viên phải có văn bản thỏa thuận liên danh theo Mẫu số 3 Phần thứ hai, được đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) của các thành viên liên danh ký.

2

b) Các tài liệu khác chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:

b1) Về năng lực tài chính:

Nhà thầu độc lập cũng như từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu này:

- Để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh nhà thầu phải nộp Báo cáo tài chính 03 năm gần nhất: năm 2015, 2016 và 2017, kèm theo một trong các tài liệu sau:

   + Biên bản kiểm tra quyết toán thuế trong 03 năm tài chính gần đây: năm 2015, 2016 và 2017.

+ Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai trong 03 năm tài chính gần đây: năm 2015, 2016 và 2017.

   + Văn bản cơ quan quản lý thuế (xác nhận nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trong 03 năm tài chính gần đây: năm 2015, 2016 và 2017.

   + Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 03 năm gần đây: năm 2015, 2016 và 2017 bao gồm kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập.

   - Yêu cầu về tài chính 03 năm gần nhất như sau: Tổng lợi nhuận của 3 năm (2015, 2016, 2017) > 0, trong đó lợi nhuận của năm 2017 > 0.

b2) Về năng lực hoạt động xây dựng:

1. Yêu cầu chung với tổ chức:

a. Đối với nhà thầu độc lập:

- Tổ chức tư vấn khảo sát: Nhà thu tham gia đấu thu phi Chng ch năng lc ca t chc tư vn kho sát đạt hng II theo Điu 59 Nghđịnh 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 ca Chính ph v qun lý đầu tư xây dng.

- Tổ chức tư vấn thiết kế: Nhà thu tham gia đấu thu phi Chng ch năng lc ca t chc tư vn thiết kếđạt hng II theo Điu 61 Nghđịnh 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 ca Chính ph v qun lý đầu tư xây dng.

- Tổ chức tư vấn lập Dự toán: Có ít nhất 03 người có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng II.

- Tổ chức tư vấn lập HSMT: Có ít nhất 01 chuyên gia có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

b. Đối với nhà thầu liên danh:

- Nhà thầu liên danh phải đáp ứng năng lực hoạt động xây dựng như đối với nhà thầu độc lập trong đó từng thành viên liên danh phải đáp ứng năng lực hoạt động xây dựng tương ứng với tính chất và phạm vi tham gia trong gói thầu.

2. Yêu cầu riêng đối với gói thầu:

a) Số năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn khảo sát, thiết kế các công trình giao thông đối với nhà thầu độc lập ≥ 5 năm, đối với từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng ≥ 5 năm.

- Thời gian hoạt động trong lĩnh vực tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình giao thông (xác định trên cơ sở Quyết định thành lập, hoạt động hoặc giấy chứng nhận dăng ký doanh nghiệp).

b) Kinh nghiệm thực hiện gói thầu tương tự: Trong vòng 05 năm gần đây (từ năm 2013 đến thời điểm đóng thầu):

- Đối với nhà thầu độc lập:

+ Đã thực hiện và hoàn thành tối thiểu 02 hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC (hoặc TKKT) công trình giao thông đường bộ cấp II hoặc 04 hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC (hoặc TKKT) công trình giao thông đường bộ cấp III (Cấp công trình theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng), mỗi hợp đồng có giá trị > 2,8 tỷ đồng;

+ Đã thực hiện và hoàn thành 01 hợp đồng có hạng mục lập dự toán công trình giao thông đường bộ và 01 hợp đồng có hạng mục lập Hồ sơ mời thầu công trình giao thông đường bộ.

- Đối với nhà thầu liên danh:

+ Từng thành viên liên danh phải đã thực hiện và hoàn thành ít nhất 01 hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC (hoặc TKKT) công trình giao thông đường bộ cấp II hoặc 02 hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC (hoặc TKKT) công trình giao thông đường bộ cấp III, mỗi hợp đồng có giá trị ≥ 2,8 tỷ đồng nhân với tỷ lệ tham gia trong liên danh.

+ Đối với nhiệm vụ lập dự toán và lập Hồ sơ mời thầu: thành viên liên danh phải đã thực hiện và hoàn thành 01 hợp đồng có hạng mục lập Dự toán công trình giao thông đường bộ và 01 hợp đồng có hạng mục lập Hồ sơ mời thầu công trình giao thông tương ứng với tính chất, phạm vi công việc được phân chia trong Thỏa thuận liên danh.

* Các tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (hợp đồng tương tự, biên bản nghiệm thu hợp đồng, biên bản quyết toán hợp đồng, thanh lý hợp đồng, xác nhận hoàn thành của chủ đầu tư, …) phải được công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo tính pháp lý của các tài liệu đính kèm.

* Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó: Từ ngày 01/01/2013 đến thời điểm đóng thầu nhà thầu không có hợp đồng không hoàn thành.

c) Yêu cầu về nhân sự chủ chốt:

c1. Yêu cầu về Chủ nhiệm thiết kế: Nhà thầu bố trí tối thiểu 01 chuyên gia có chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình giao thông đường bộ hạng II trở lên (nếu là liên danh, phải là nhân sự của nhà thầu đứng đầu liên danh).

+ Đã từng là chủ nhiệm thiết kế của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên.

c2. Yêu cầu về Chủ nhiệm khảo sát địa chất:Nhà thầu bố trí tối thiểu 01 chuyên gia có chứng chỉ hành nghề khảo sát địa chất hạng II trở lên (nếu là liên danh, phải là nhân sự của nhà thầu đứng đầu liên danh).

+ Đã từng là Chủ nhiệm khảo sát địa chất của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên.

c3. Yêu cầu về Chủ nhiệm khảo sát địa hình:Nhà thầu bố trí tối thiểu 01 chuyên gia có chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình hạng II trở lên (nếu là liên danh, phải là nhân sự của nhà thầu đứng đầu liên danh).

+ Đã từng là Chủ nhiệm khảo sát địa hình của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên.

c4. Yêu cầu về Chủ trì thiết kế đường: Nhà thầu bố trí tối thiểu 01 chuyên gia có chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình giao thông đường bộ hạng II trở lên.

+ Đã từng là Chủ trì thiết kế đường của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên.

c5. Yêu cầu về Chủ trì dự toán:Nhà thầu phải bố trí tối thiểu 01 chuyên gia tốt nghiệp đại học chuyên ngành giao thông hoặc kỹ sư kinh tế xây dựng hoặc cử nhân kinh tế có chứng chỉ kỹ sư định giá hạng II.

+ Đã từng là Chủ trì dự toán của 01 công trình giao thông cấp II trở lên.

c6. Yêu cầu về chuyên gia lập HSMT: Nhà thầu phải bố trí tối thiểu 01 chuyên gia có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, có trình độ đại học chuyên ngành giao thông hoặc kinh tế xây dựng.

+ Đã từng tham gia lập HSMT của 01 công trình giao thông.

c7. Yêu cầu về Nhân sự khác:

- Thiết kế: Bố trí tối thiểu 05 kỹ sư xây dựng công trình giao thông chuyên ngành đường bộ, có 05 năm kinh nghiệm trở lên; có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng giao thông đường bộ hạng II trở lên; đã tham gia thiết kế 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên.

+ Khảo sát: Bố trí tối thiểu 05 kỹ sư phục vụ cho công tác khảo sát (trong đó có ít nhất 01 kỹ sư khảo sát địa chất, 01 kỹ sư khảo sát địa hình và 01 kỹ sư khảo sát địa chất thủy văn), có 05 năm kinh nghiệm trở lên; có chứng chỉ hành nghề khảo sát địa chất, địa hình, địa chất thủy văn hạng II trở lên; đã tham gia công tác khảo sát của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên.

+ Dự toán: Bố trí tối thiểu 02 kỹ sư/cử nhân có trình độ đại trở lên thuộc chuyên ngành giao thông hoặc kỹ sư kinh tế xây dựng hoặc cử nhân kinh tế, có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng II còn hiệu lực, có 05 năm kinh nghiệm trở lên thực hiện các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông, đã tham gia công tác lập dự toán của 01 công trình giao thông cấp II trở lên.

* Trường hợp liên danh thìnăng lực về nhân sự chủ chốt của liên danh bằng tổng năng lực của các thành viên tham gia liên danh và phải phù hợp với tính chất, khối lượng công việc phân chia trong thỏa thuận liên danh.

* Các tài liệu chứng minh kinh nghiệm nhân sự của nhà thầu (xác nhận của chủ đầu tư hoặc các tài liệu khác có liên quan) phải được công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo tính pháp lý của các tài liệu đính kèm.

d. Năng lực thiết bị, máy móc, phần mềm thiết kế:

- Có phòng thí nghiệm (LAS) đư­ợc cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Có đầy đủ thiết bị, máy móc, phần mềm phù hợp yêu cầu chuyên môn, đảm bảo tính hiện đại, chính xác và sẵn sàng huy động để thực hiện gói thầu. Nhà thầu phải có các thiết bị chính sau đây:

+ Máy kinh vỹ hoặc máy toàn đạc điện tử: Có tối thiểu 01 máy.

+ Máy thuỷ chuẩn, thủy bình: Có tối thiểu 02 máy.

+ Máy khoan địa chất: 01 máy

+ Máy cẩu 5T: 01 máy.

+ Ô tô vận chuyển 12T: Có tối thiểu 02 chiếc.

+ Máy tính: Có tối thiểu 10 bộ.

+ Có đầy đủ các phần mềm, chương trình sử dụng cho khảo sát, thiết kế, dự toán và tính toán kết cấu.

- Trường hợp liên danh thì số lượng thiết bị phục vụ khảo sát, thiết kế bằng tổng số lượng thiết bị phục vụ khảo sát, thiết kế của các thành viên tham gia liên danh và phải phù hợp với tính chất, khối lượng công việc được phân chia trong liên danh.

3. Nhà thầu phụ: Không áp dụng.

4. Các tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm bao gồm như sau:

- Số lượng kỹ sư, bản sao có công chứng hoặc chứng thực của các văn bằng, chứng chỉ sau: bằng tốt nghiệp đại học, các văn bằng, chứng chỉ khác theo quy định.

- Bảng kê khai lý lịch từng cá nhân tham gia thực hiện gói thầu.

- Kê khai các hợp đồng tương tự đính kèm theo các tài liệu: thanh lý hợp đồng hoặc xác nhận của Chủ đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt TKKT, TKBVTC hoặc các tài liệu liên quan khác để chứng minh tính chất tương tự về quy mô kỹ thuật, giá trị thực hiện của nhà thầu.

- Các tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (hợp đồng tương tự, biên bản nghiệm thu hợp đồng, biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng, xác nhận hoàn thành của chủ đầu tư, …) phải được công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo tính pháp lý của các tài liệu đính kèm.

- Các tài liệu liên quan khác thể hiện năng lực, kinh nghiệm của Nhà thầu.

* Năng lực máy móc, thiết bị

- Kê khai các thiết bị, máy móc để thực hiện gói thầu, ghi đầy đủ về số lượng, tính năng công suất, năm sản xuất, nước sản xuất và chất lượng hiện tại.

- Có các tài liệu chứng minh là tài sản thuộc sở hữu của nhà thầu hoặc tài liệu chứng minh thiết bị thuộc sở hữu của bên cho thuê ...

14

1

Thời gian có hiệu lực củaHSDT (gồm HSĐXKT và HSĐXTC) là 150 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

15

1

Số lượng HSDT phải nộp:

- 01 bản gốc; và

- 04 bản chụp, 01 USB chứa file đề xuất tài chính.

16

1

Cách trình bày các thông tin trên túi đựng HSDT (HSĐXKT và HSĐXTC):

Nhà thầu phải ghi rõ các thông tin sau trên túi đựng HSDT:

- Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà thầu: ______________

- Địa chỉ nộp HSDT: Ban Quản lý dự án 5, số 10B, đường Nguyễn Chí Thanh, TP Đà Nẵng.

Điện thoại: 0236.3822021; Fax: 0236.3894916

- Tên gói thầu: Gói thầu số 04: Khảo sát, lập hồ sơ thiết kế BVTC, dự toán; lập HSMT xây lắp và cắm cọc GPMB, MLG.

- Tên dự án: Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam (thuộc đoạn tuyến Quốc lộ 40B).

- Không được mở trước 09 giờ 00 phút, ngày 09 tháng 10 năm 2018

[Trường hợp sửa đổi HSDT (HSĐXKT, HSĐXTC), ngoài các nội dung nêu trên còn phải ghi thêm dòng chữ "Hồ sơ dự thầu (hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, hồ sơ đề xuất về tài chính) sửa đổi"].

17

1

Thời điểm đóng thầu: 09 giờ 00 phút, ngày 09 tháng 10 năm 2018.

20

1

Việc mở HSĐXKT sẽ được tiến hành công khai vào lúc 09 giờ 00 phút, ngày 09 tháng 10 năm 2018 tại trụ sở Ban Quản lý dự án 5, số 10B, đường Nguyễn Chí Thanh, TP Đà Nẵng.

21

3

Thời gian nhà thầu được tự gửi tài liệu để làm rõ HSDT đến bên mời thầu là: 02 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

22

1

b) Các phụ lục, tài liệu kèm theo HSĐXKT: theo quy định tại HSMT.

25

3

Mặt bằng về thuế: theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Nhà thầu xếp hạng thứ nhất lànhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.

29

2

Thời gian nhà thầu đến thương thảo hợp đồng muộn nhất là 03 ngày kể từ ngày nhà thầu nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng.

30

4

Giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu:bao gồm tất cả chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng; Đối với gói thầu này thì chi phí cho các yếu tố rủi ro và trượt giá được tính bằng 0 (đồng).

33

2

Nhà thầu phải gửi văn bản chấp thuận hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn tối đa 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu.

34

2

a) Địa chỉ nhận đơn kiến nghị: Ban Quản lý dự án 5

Địa chỉ: số 10B, đường Nguyễn Chí Thanh TP Đà Nẵng.

Điện thoại: 02363.822021; Fax: 02363.894916

b) Địa chỉ của người có thẩm quyền: Bộ Giao thông vận tải

Địa chỉ: 80-Đường Trần Hưng Đạo- Quận Hai Bà Trưng-T.P Hà Nội.

3

c) Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn: Phòng Kinh tế Kế hoạch, Ban Quản lý dự án 5.

Địa chỉ: số 10B, đường Nguyễn Chí Thanh TP Đà Nẵng.

Điện thoại: 02363.822021; Fax: 02363.894916

d) Cán bộ phát hành HSMT: Phòng Kinh tế Kế hoạch, Ban Quản lý dự án 5. Điện thoại: 02363.832845 .

36

 

Địa chỉ của cá nhân, đơn vị tham gia theo dõi, giám sát: Bộ Giao thông vận tải

Địa chỉ: 80-Đường Trần Hưng Đạo- Quận Hai Bà Trưng-T.P Hà Nội.


Chương III

TÍNH HỢP LỆ CỦA HSDT VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HSDT

Mục 1. Tính hợp lệ của HSDT

1. HSĐXKT của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc HSĐXKT;

b) Có đơn dự thầu thuộc HSĐXKT được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo quy định tại Mục 10 Chương I; trong đơn dự thầu, nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu phù hợp với đề xuất về kỹ thuật. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;

c) Hiệu lực của HSĐXKT đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 14 Chương I;

d) Không có tên trong hai hoặc nhiều HSĐXKT với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

đ) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);

e) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 2 Chương I;

g) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng yê u cầu năng lực kinh nghiệm về số năm hoạt động, số hợp đồng tương tự, năng lực về nhân sự chủ chốt và năng lực thiết bị, máy móc, phần mềm thiết kế theo quy định tại Khoản 2 Mục 13 Chương II;

Nhà thầu có HSĐXKT hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về kỹ thuật. Nhà thầu có HSĐXKT không hợp lệ sẽ bị loại, không được đánh giá tiếp.

2. HSĐXTC của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bản gốc HSĐXTC;

b) Có đơn dự thầu thuộc HSĐXTC được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo quy định tại Mục 10 Chương I; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp chi phí, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;

c) Hiệu lực của HSĐXTC đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 14 Chương I.

Nhà thầu có HSĐXTC hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính. Nhà thầu có HSĐXTC không hợp lệ sẽ bị loại, không được đánh giá tiếp.

Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá HSDT

1. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Việc đánh giá về kỹ thuật đối với từng HSDT được thực hiện theo phương pháp chấm điểm (100), bao gồm các nội dung sau đây:

1.1. Tỷ lệ điểm cho các tiêu chí lớn như sau:

- Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu: Điểm tối đa 20 điểm;

          - Giải pháp và phương pháp luận đối với yêu cầu của gói thầu: Điểm tối đa 30 điểm;

- Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu: Điểm tối đa 50 điểm;

          1.2. Mức điểm yêu cầu đối với các tiêu chuẩn:

Mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với từng tiêu chuẩn kinh nghiệm và năng lực; giải pháp và phương pháp luận; nhân sự không được thấp hơn 60% mức điểm tối đa của từng tiêu chuẩn đó. HSDT không đáp ứng mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với một trong các tiêu chuẩn nêu trên được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và HSDT sẽ bị loại, không được đánh giá tiếp.

          1.3. Mức điểm yêu cầu về mặt kỹ thuật:

Tổng số điểm tối thiểu về kỹ thuật không được thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật. HSDT có tổng số điểm kỹ thuật thấp hơn 70 điểm được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và HSDT sẽ bị loại, không được đánh giá tiếp.

          1.4. Chi tiết tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật:

TT

Tiêu chuẩn

Thang điểm chi tiết

Điểm tối đa

Mức điểm yêu cầu tối thiểu

I

Kinh nghiệm và năng lực

 

20

12

1

Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khảo sát, thiết kế các công trình giao thông trong 05 năm gần đây (từ ngày 01/01/2013 đến nay):

 

6

 
 

> 7 năm

6,0

   
 

= 5 ÷ 7 năm

4,5

   

2

Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự trong 05 năm gần đây (kể từ năm 2013 đến nay):

 

14

 
 

- Đối với nhà thầu độc lập: Trong 05 năm gần đây (từ năm 2013 đến thời điểm đóng thầu):

+ Nhà thầu đã thực hiện và hoàn thành tối thiểu 02 hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC (hoặc TKKT) công trình giao thông đường bộ cấp II hoặc 04 hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC (hoặc TKKT) công trình giao thông đường bộ cấp III (Cấp công trình theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng), có giá trị hợp đồng > 2,8 tỷ đồng;

- Đối với nhà thầu liên danh: Trong 05 năm gần đây (từ năm 2013 đến thời điểm đóng thầu) từng thành viên liên danh phải đáp ứng như sau:

+ Từng thành viên liên danh phải đã thực hiện và hoàn thành ít nhất 01 hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC (hoặc TKKT) công trình giao thông đường bộ cấp II hoặc 02 hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC (hoặc TKKT) công trình giao thông đường bộ cấp III, mỗi hợp đồng có giá trị ≥ 2,8 tỷ đồng nhân với tỷ lệ tham gia trong liên danh.

8

   
 

- Đối với nhà thầu độc lập đã thực hiện hiện và hoàn thành:

+ 01 hợp đồng có hạng mục lập Dự toán công trình giao thông đường bộ ( được 02 điểm)

+ 01 hợp đồng có hạng mục lập Hồ sơ mời thầu công trình giao thông đường bộ (được 02 điểm).

- Đối với nhà thầu liên danh: Các thành viên liên danh làm nhiệm vụ lập dự toán và lập HSMT (tương ứng với tính chất, khối lượng công việc được phân chia trong thỏa thuận liên danh) đã thực hiện và hoàn thành:

+ 01 hợp đồng có hạng mục lập Dự toán công trình giao thông đường bộ ( được 02 điểm).

+ 01 hợp đồng có hạng mục lập Hồ sơ mời thầu công trình giao thông ( được 02 điểm).

4

   
 

- Đối với nhà thầu độc lập: Cứ thêm 01 hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC (hoặc TKKT) tương tự có giá trị 2,8 tỷ đồng được cộng thêm 1,0 điểm, tối đa không quá 02 điểm.

- Đối với nhà thầu liên danh: Cứ thêm hợp đồng tương tự tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC (hoặc TKKT) có tổng giá trị các hợp đồng của liên danh đạt 2,8 tỷ đồng được cộng thêm 1,0 điểm, tối đa không quá 2 điểm.

2,0

   

II

Giải pháp và phương pháp luận

 

30

18

1

Hiểu biết của nhà thầu về mục đích, yêu cầu của gói thầu được nêu trong “Điều khoản tham chiếu”

 

5

 

1.1

Am hiểu chung về phạm vi, quy mô của gói thầu nêu trong điều khoản tham chiếu

1,5

   

1.2

Đề xuất về kỹ thuật có các nội dung mô tả chi tiết, cụ thể công việc

1,5

   

1.3

Khảo sát hiện trường dự án đưa ra đề xuất về kỹ thuật có các hình minh họa

2,0

   

2

Cách tiếp cận và phương pháp luận: mức độ hoàn chỉnh hợp lý của phương pháp luận do nhà thầu đề xuất so với yêu cầu trong “Điều khoản tham chiếu”

 

5

 

2.1

Đề xuất về kỹ thuật bao gồm tất cả hạng mục công việc quy định trong điều khoản tham chiếu. Các hạng mục công việc được phân chia thành những nhiệm vụ cụ thể một cách hoàn chỉnh và logic;

2,0

   

2.2

Phương pháp luận phù hợp với nhiệm vụ, cách tiếp cận và phương pháp luận của nhà thầu chuyên nghiệp và tiên tiến

1,5

   

2.3

Đề xuất trình bày rõ ràng làm thế nào để thực hiện tốt được công việc (đặc biệt là những công việc mang tính đặc thù của gói thầu)

1,5

   

3

Đề xuất sáng kiến (nếu có)

 

2

 

3.1

Đề xuất các sáng kiến cải tiến để thực hiện tốt hơn các công việc nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện gói thầu

1,0

   

3.2

Cách tiếp cận và phương pháp luận của nhà thầu chuyên nghiệp và tiên tiến

1,0

   

4

Cách trình bày

 

2

 

4.1

Đề xuất được kết cấu và trình bày một cách hợp lý, dễ theo dõi

1,0

   

4.2

Đề xuất hoàn chỉnh và thuyết phục

1,0

   

5

Kế hoạch triển khai

 

6

 

5.1

Kế hoạch công việc bao gồm tất cả nhiệm vụ để thực hiện gói thầu. Mỗi một nhiệm vụ cụ thể phải được phân tích, mô tả một cách hoàn chỉnh, phù hợp và rõ ràng

3,0

   

5.2

Kế hoạch triển khai phù hợp với phương pháp luận và tiến độ dự kiến

1,0

   

5.3

Các bảng biểu mô tả kế hoạch thực hiện công việc và tiến độ nộp báo cáo

1,0

   

5.4

Nhà thầu đề xuất vượt tiến độ so với yêu cầu, vượt tiến độ từ 01 đến 05 ngày thì được cộng thêm 0,5 điểm, từ 10 ngày trở lên thì được cộng tối đa 1,0 điểm

1,0

   

6

Bố trí nhân sự hợp lý

 

10

 

6.1

Nhân sự được bố trí theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu

6,0

   

6.2

Thời điểm và thời gian huy động tư vấn phù hợp với kế hoạch triển khai

4,0

   

III

Nhân sự

 

50

30

1

Chủ nhiệm thiết kế

 

10

 

1.1

Trình độ chung (chuyên ngành giao thông)

2,0

   

a

Trên đại học

2,0

   

b

Đại học

1,5

   

1.2

Số năm công tác trong ngành xây dựng công trình giao thông

2,0

   

a

> 7 năm

2,0

   

b

5 ÷ 7 năm

1,5

   

1.3

Kinh nghiệm làm chủ nhiệm thiết kế công trình giao thông:

6,0

   

a

+ Đã từng là chủ nhiệm thiết kế của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên

4,5

   

b

+ Đã làm chủ nhiệm thiết kế thêm 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên được cộng 0,5 điểm, tối đa không quá 1,5 điểm

1,5

   

2

Chủ nhiệm khảo sát địa chất

 

7

 

2.1

Trình độ chung (chuyên ngành giao thông)

2,0

   

a

Trên đại học

2,0

   

b

Đại học

1,5

   

2.2

Số năm công tác trong ngành khảo sát xây dựng

2,0

   

a

> 7 năm

2,0

   

b

5 ÷ 7 năm

1,5

   

2.3

Kinh nghiệm làm chủ nhiệm khảo sát địa chất

3,0

   

a

+ Đã từng là Chủ nhiệm khảo sát địa chất của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên.

2,5

   

b

+ Đã làm chủ nhiệm khảo sát địa chất thêm 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên được cộng tối đa không quá 0,5 điểm.

0,5

   

3

Chủ nhiệm khảo sát địa hình

 

7

 

3.1

Trình độ chung (chuyên ngành giao thông)

2,0

   

a

Trên đại học

2,0

   

b

Đại học

1,5

   

3.2

Số năm công tác trong ngành khảo sát xây dựng

2,0

   

a

> 7 năm

2,0

   

b

5 ÷ 7 năm

1,5

   

3.3

Kinh nghiệm làm chủ nhiệm khảo sát địa hình

3,0

   

a

+ Đã từng là Chủ nhiệm khảo sát địa hình của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên.

2,5

   

b

+ Đã làm chủ nhiệm khảo sát địa hình thêm 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên được cộng tối đa không quá 0,5 điểm

0,5

   

4

Chủ trì thiết kế đường

 

7

 

4.1

Trình độ chung (chuyên ngành giao thông)

2,0

   

a

Trên đại học

2,0

   

b

Đại học

1,5

   

4.2

Số năm công tác trong ngành xây dựng công trình giao thông

2,0

   

a

> 7 năm

2,0

   

b

5 ÷ 7 năm

1,5

   

4.3

Kinh nghiệm làm chủ trì thiết kế đường

3,0

   

a

+ Đã từng là Chủ trì thiết kế đường của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên.

2,5

   

b

+ Đã làm chủ trì thiết kế đường thêm 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên được cộng tối đa không quá 0,5 điểm

0,5

   

5

Chủ trì dự toán

 

7

 

a

+ Đã từng là Chủ trì dự toán của 01 công trình giao thông cấp II trở lên.

5,0

   

b

+ Đã làm chủ trì dự toán thêm 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên được cộng 01 điểm, tối đa không quá 2 điểm.

2,0

   

6

Chuyên gia lập hồ sơ mời thầu:

 

4,0

 

6.1

+ Đã từng tham gia lập HSMT của 01 công trình giao thông.

3,0

   

6.2

+ Đã từng tham gia lập HSMT thêm 01 công trình giao thông cộng 0,5 điểm, tối đa không quá 01 điểm.

1,0

   

7

Nhân sự khác:

 

8,0

 

7.1

- Thiết kế: Bố trí tối thiểu 05 kỹ sư xây dựng công trình giao thông chuyên ngành đường bộ, có 05 năm kinh nghiệm trở lên; có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng giao thông đường bộ hạng II trở lên; đã tham gia thiết kế 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên.

3,0

   

7.2

-Khảo sát: Bố trí tối thiểu 05 kỹ sư phục vụ cho công tác khảo sát (trong đó có ít nhất 01 kỹ sư khảo sát địa chất, 01 kỹ sư khảo sát địa hình, và 01 kỹ sư khảo sát địa chất thủy văn), có 05 năm kinh nghiệm trở lên; có chứng chỉ hành nghề khảo sát địa chất, địa hình, địa chất thủy văn hạng II trở lên; đã tham gia công tác khảo sát của 01 công trình giao thông đường bộ cấp II trở lên.

3,0

   

7.3

- Dự toán: Bố trí tối thiểu 02 kỹ sư/cử nhân có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành giao thông hoặc kỹ sư kinh tế xây dựng hoặc cử nhân kinh tế, có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng II còn hiệu lực, có 05 năm kinh nghiệm trở lên thực hiện các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông, đã tham gia công tác lập dự toán của 01 công trình giao thông cấp II trở lên.

2,0

   
 

Tổng cộng (100%)

 

100

 

3. Đánh giá về tài chính: Áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá

1. Sau khi có quyết định chấp thuận của Chủ đầu tư phê duyệt danh sách các Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, Bên mời thầu sẽ công khai tiến hành mở Đề xuất tài chính:

a. Kiểm tra niêm phong túi đựng các hồ sơ đề xuất về tài chính

b. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính:

- Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;

- Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ đề xuất về tài chính của mình;

- Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện đối với từng hồ sơ đề xuất về tài chính theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây:

+ Kiểm tra niêm phong;

+ Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính; đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; các thông tin khác liên quan.

c. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính:

- Các thông tin nêu tại điểm a, b Mục này phải được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

- Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của hồ sơ đề xuất về tài chính.

2. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính

a. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính

- Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính ;

- Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính; bảng giá tổng hợp, bảng giá chi tiết; bảng phân tích đơn giá chi tiết (nếu có); các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp của HSĐX tài chính để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính.

  b. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính:

  Hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

- Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;

- Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

          Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về tài chính hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính.

  3. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá), sử dụng thang điểm 100 với tỷ trọng điểm kỹ thuật là 70%, tỷ trọng điểm về giá là 30%:

a. Xác định điểm giá:

Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1.000 thống nhất với thang điểm về kỹ thuật. Điểm giá được xác định như sau:

                                      

                                         Gthấp nhất x (100 hoặc 1.000)

             Điểm giáđang xét ­=   __________________________________

                                                          Gđang xét

Trong đó:                      

+ Điểm giáđang xét: Điểm giá của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét;

+ Gthấp nhất: Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất trong số các nhà thầu được đánh giá chi tiết về tài chính;

+ Gđang xét: Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét.

b. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:

Điểm tổng hợp được xác định theo công thức sau đây:

Điểm tổng hợpđang xét = K x Điểm kỹ thuậtđang xét + G x Điểm giáđang xét

Trong đó:   

+ Điểm kỹ thuậtđang xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật;

+ Điểm giáđang xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá;

+ K: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định trong thang điểm tổng hợp, chiếm tỷ lệ 70%

+ G: Tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp, chiếm tỷ lệ 30%;

+ K + G = 100%;

- Xác định điểm tổng hợp ưu đãi (nếu có).


Phần thứ hai

MẪU ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT

Nhà thầu chuẩn bị đề xuất về kỹ thuật bao gồm các nội dung sau:

STT

Nội dung

Áp dụng Mẫu

Ghi chú

1

Đơn dự thầu

Mẫu số 1

 

2

Giấy ủy quyền

Mẫu số 2

Chỉ áp dụng trong trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu có ủy quyền trong đấu thầu

3

Thỏa thuận liên danh

Mẫu số 3

Chỉ áp dụng trong trường hợp nhà thầu liên danh tham dự thầu

4

Cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm của nhà thầu

Mẫu số 4

 

5

Những góp ý (nếu có) để hoàn thiện nội dung điều khoản tham chiếu

Mẫu số 5

Áp dụng trong trường hợp nhà thầu có ý kiến góp ý để hoàn thiện điều khoản tham chiếu

6

Giải pháp và phương pháp luận tổng quát do nhà thầu đề xuất để thực hiện DVTV

Mẫu số 6

 

7

Danh sách chuyên gia tham gia thực hiện DVTV

Mẫu số 7

 

8

Lý lịch chuyên gia tư vấn

Mẫu số 8

 

9

Tiến độ thực hiện công việc

Mẫu số 9

 

Mẫu số 1

ĐƠN DỰ THẦU (1)

(Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật)

     _____­, ngày _____ tháng_____ năm_____

Kính gửi:                              [Ghi tên bên mời thầu]

(sau đây gọi là bên mời thầu)

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu (bao gồm văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu, nếu có), chúng tôi, _____ [Ghi tên nhà thầu], cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn _____ [Ghi phạm vi dịch vụ tư vấn] theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Thời gian thực hiện hợp đồng là ____ [Ghi thời gian thực hiện tất cả công việc theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, phù hợp với đề xuất về kỹ thuật](2). Hồ sơ dự thầu của chúng tôi gồm có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này và hồ sơ đề xuất về tài chính được niêm phong riêng biệt.

Chúng tôi cam kết:

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự thầu này với tư cách là nhà thầu chính.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

4. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thầu là trung thực và không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu khi tham dự gói thầu này.

5. Không thay đổi nhân sự đã đề xuất trong thời gian hồ sơ dự thầu có hiệu lực là _____ ngày [Ghi số ngày](3), kể từ ngày _____ tháng _____ năm _____ [Ghi ngày có thời điểm đóng thầu](4).

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu(5)

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu(6)]

Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có).

(2) Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong đơn dự thầu (thuộc HSĐXKT) phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật và tiến độ thực hiện công việc tại Mẫu số 9 Phần này.

(3) Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.

(4) Ghi ngày đóng thầu theo quy định tại Mục 17.1 BDL.

(5) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2 Chương này). Nếu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là gian lận theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 89 Luật đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại Mục 35 Chương I của HSMT này.

(6) Trường hợp nhà thầu nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền là chữ ký trong đơn dự thầu và các tài liệu khác trong HSDT là của người đại diện hợp pháp của nhà thầu.


Mẫu số 2

GIẤY ỦY QUYỀN [2]

          Hôm nay, ngày ____ tháng ____ năm ____, tại ____

Tôi là       [Ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu], người đại diện theo pháp luật của     ______ [Ghi tên nhà thầu] có địa chỉ tại          [Ghi địa chỉ của nhà thầu] bằng văn bản này ủy quyền cho         [Ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham dự thầu gói thầu             [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án           [Ghi tên dự án] do           [Ghi tên bên mời thầu] tổ chức:

[- Ký đơn dự thầu;

- Ký thỏa thuận liên danh;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT; ký văn bản sửa đổi, thay thế, rút HSDT;

- Tham gia quá trình thương thảo hợp đồng;

- Tham gia quá trình hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Ký kết hợp đồng với chủ đầu tư nếu được lựa chọn.][3]

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của        [Ghi tên nhà thầu].        [Ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do      [Ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ____[4]. Giấy ủy quyền này được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ____ bản, người được ủy quyền giữ ____ bản.

Người được ủy quyền

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

Người ủy quyền

[Ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Mẫu số 3

THỎA THUẬN LIÊN DANH [5]

          , ngày         tháng          năm           

Gói thầu:                        [Ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án:                             [Ghi tên dự án]

- Căn cứ[6]              [Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội];

- Căn cứ 2              [Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu];

- Căn cứ hồ sơ mời thầu gói thầu _______ [Ghi tên gói thầu] ngày ___ tháng ____ năm ____[Ngày được ghi trên HSMT];

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh                   [Ghi tên từng thành viên liên danh]

Đại diện là ông/bà:                                                                                      

Chức vụ:                                                                                                    

Địa chỉ:                                                                                                      

Điện thoại:                                                                                                 

Fax:                                                                                                            

E-mail:                                                                                                       

Tài khoản:                                                                                                  

Mã số thuế:                                                                                                 

Giấy ủy quyền số            ngày ___tháng ____ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

          Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

          Điều 1. Nguyên tắc chung

          1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn             [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án           [Ghi tên dự án].

          2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến gói thầu này là:             [Ghi tên của liên danh theo thỏa thuận].

          3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với thành viên khác để tham gia gói thầu này. Trường hợp trúng thầu, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng. Trường hợp thành viên của liên danh từ chối hoàn thành trách nhiệm riêng của mình như đã thỏa thuận thì thành viên đó bị xử lý như sau:

- Bồi thường thiệt hại cho các bên trong liên danh

- Bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư theo quy định nêu trong hợp đồng

- Hình thức xử lý khác         [Ghi rõ hình thức xử lý khác].

          Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất chịu trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng để thực hiện gói thầu         [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án       [Ghi tên dự án] đối với từng thành viên như sau:

1. Thành viên đứng đầu liên danh

          Các bên nhất trí ủy quyền cho       [Ghi tên một bên] làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau [7]:

[- Ký đơn dự thầu;

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT;

- Tham gia quá trình thương thảo hợp đồng

- Tham gia quá trình hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng       [Ghi rõ nội dung các công việc khác (nếu có)].

2. Các thành viên trong liên danh thỏa thuận phân công trách nhiệm thực hiện công việc theo bảng dưới đây:[8]

Stt

Tên

Nội dung công việc đảm nhận

Tỷ lệ % so với tổng giá dự thầu

1

Tên thành viên đứng đầu liên danh

- .....

- .....

- ..... %

- ..... %

2

Tên thành viên thứ 2

- .....

- .....

- ..... %

- ..... %

....

....

....

....

Tổng cộng

Toàn bộ công việc của gói thầu

100%

          Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

          1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

          2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

          - Các bên hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng;

          - Các bên cùng thỏa thuận chấm dứt;

          - Nhà thầu liên danh không trúng thầu;

          - Hủy đấu thầu gói thầu          [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án           [Ghi tên dự án] theo thông báo của bên mời thầu.

          Thỏa thuận liên danh được lập thành         bản, mỗi bên giữ       bản, các bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN ĐỨNG ĐẦU LIÊN DANH[9]

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN LIÊN DANH[10][Ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu]


Mẫu số 4

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ KINH NGHIỆM

CỦA NHÀ THẦU TƯ VẤN

A. Cơ cấu tổ chức của nhà thầu

[Mô tả tóm tắt quá trình hình thành và tổ chức của nhà thầu (trường hợp liên danh thì mô tả tổ chức của mỗi thành viên trong liên danh). Mô tả số lượng chuyên gia tư vấn chuyên ngành mà nhà thầu ký hợp đồng lao động dài hạn hoặc không xác định thời hạn và nêu rõ số năm kinh nghiệm của từng chuyên gia].

B. Kinh nghiệm của nhà thầu

Các gói thầu DVTV tương tự do nhà thầu thực hiện trong vòng            [Ghi số năm][11] năm gần đây.

Nhà thầu phải sử dụng bảng sau để kê khai cho mỗi DVTV tương tự như DVTV được yêu cầu trong gói thầu này mà nhà thầu đã thực hiện (với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc liên danh với nhà thầu khác hoặc là nhà thầu phụ).

Tên dự án

 

Địa điểm thực hiện

 

Tên chủ đầu tư

 

Tên gói thầu

 

Giá hợp đồng (trường hợp liên danh thì nêu giá trị DVTV do nhà thầu thực hiện)

 

Tư cách tham dự thầu

(ghi rõ tham dự thầu độc lập hoặc liên danh hoặc nhà thầu phụ)

 

Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong hợp đồng

(nêu rõ từ ngày.... đến ngày...)

 

Thời gian thực tế đã thực hiện

(nêu rõ từ ngày... đến ngày..... Trường hợp chậm trễ thực hiện hợp đồng thì nêu rõ lý do)

 

Tóm tắt các công việc cụ thể mà nhà thầu đã thực hiện theo hợp đồng

 

Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu liên quan.

Nhà thầu kê khai các gói thầu dịch vụ tư vấn tương tự do nhà thầu thực hiện trong vòng 05 năm gần đây (từ năm 2013 đến nay).

Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp được công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, các văn bản, tài liệu liên quan đến các hợp đồng đó (xác nhận của Chủ đầu tư hoặc Ban QLDA về hợp đồng đã thực hiện theo các nội dung liên quan trong bảng trên, trường hợp không có xác nhận của Chủ đầu tư thì phải cung cấp Quyết định phê duyệt Dự án, TKKT, TKBVTC, giá trị thực hiện hợp đồng đã thực hiện hoàn thành…) và các tài liệu có liên quan khác.


Mẫu số 5

NHỮNG GÓP Ý (NẾU CÓ) ĐỂ HOÀN THIỆN

NỘI DUNG ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

[Nhà thầu trình bày những nội dung sửa đổi để hoàn thiện điều khoản tham chiếu nhằm thực hiện hợp đồng]

Đề xuất bổ sung, sửa đổi điều khoản tham chiếu:

1.

2.

3.

4.

5.


Mẫu số 6

GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TỔNG QUÁT

DO NHÀ THẦU ĐỀ XUẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỊCH VỤ TƯ VẤN

Nhà thầu chuẩn bị đề xuất về kỹ thuật (cả biểu đồ) gồm 3 phần:

1. Giải pháp và phương pháp luận

2. Kế hoạch công tác

3. Tổ chức và nhân sự


Mẫu số 7

 

DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA THỰC HIỆN DỊCH VỤ TƯ VẤN

Stt

Tên

Quốc tịch

Chức danh bố trí trong gói thầu

Địa điểm làm việc

Số công (người/tháng)

Tổng số tháng công

Hạng mục công việc 1

(1)

Hạng mục công việc 2

(2)

[12]

(n)

Tại công ty[13]

Tại thực địa[14]

I. Nhân sự chủ chốt của nhà thầu[15]

1

[Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A]

[Việt Nam]

[Tư vấn trưởng]

[Công ty]

[2.0 tháng]

[1.0 tháng]

       

[Thực địa]

[0.5 tháng]

[2.5 tháng]

 

2

                   
       

                   
       

II. Nhân sự chủ chốt do nhà thầu huy động

1

     

[Công ty]

[2.0 tháng]

[1.0 tháng]

       

[Thực địa]

[0.5 tháng]

[2.5 tháng]

 

2

                   
       
 

Tổng (I + II)

     

III. Nhân sự khác

1

     

[Công ty]

           

[Thực địa]

     

2

                   
       

                   
       
 

Tổng (III)

     

Tổng cộng

     


 


Mẫu số 8

LÝ LỊCH CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Vị trí dự kiến đảm nhiệm:                                                                          

Tên nhà thầu:                                                                                             

Họ tên chuyên gia: ____________________   Quốc tịch:________________

Nghề nghiệp:                                                                                             

Ngày, tháng, năm sinh:                                                                               

Tham gia tổ chức nghề nghiệp:                                                                   

                                                                                                                  

Quá trình công tác:

Thời gian

Tên cơ quan đơn vị công tác

Thông tin tham chiếu

Vị trí công việc đảm nhận

Từ tháng/năm đến tháng/năm

......

(nêu tên, điện thoại, email của người được tham chiếu để kiểm chứng thông tin)

.....

Nhiệm vụ dự kiến được phân công trong gói thầu:

Chi tiết nhiệm vụ dự kiến được phân công trong gói thầu:

Nêu kinh nghiệm thực hiện những công việc, nhiệm vụ liên quan trước đây để chứng minh khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công

[Nêu các hạng mục công việc trong Mẫu 9 mà chuyên gia được phân công thực hiện]

 

 

Năng lực:

[Mô tả chi tiết kinh nghiệm và các khóa đào tạo đã tham dự đáp ứng phạm vi công tác được phân công. Trong phần mô tả kinh nghiệm cần nêu rõ nhiệm vụ được phân công cụ thể trong từng dự án và tên/địa chỉ của chủ đầu tư/bên mời thầu.]

                                                                                                                  

Trình độ học vấn:

[Nêu rõ các bằng cấp liên quan, tổ chức cấp bằng, thời gian học và loại bằng cấp]

                                                                                                                  

Ngoại ngữ:

[Nêu rõ trình độ ngoại ngữ]

                                                                                                                  

Thông tin liên hệ:

[Nêu rõ tên, số điện thoại, e-mail của người cần liên hệ để đối chiếu thông tin] __________________________

Tôi xin cam đoan các thông tin nêu trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

                                                                                                                  

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên]

_____, ngày ____ tháng ___năm _____

Người khai

[Ký tên, chức danh và ghi rõ họ tên]

Ghi chú:

- Từng cá nhân chuyên gia tư vấn trong danh sách nêu tại Mẫu số 7 phải kê khai Mẫu này.

- Nhà thầu gửi kèm theo bản sao hợp đồng lao động; bản chụp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề chuyên môn của các chuyên gia tư vấn nêu trên.


Mẫu số 9

 

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC(3)

STT

Nội dung công việc (1)

Tuần thứ (2)

1

2

3

4

5

.....

n

Tổng

1

[Ví dụ: Công việc 1:

               
 

1) Thu thập dữ liệu

                                                  

             
 

2) Soạn thảo báo cáo

               
 

3) Báo cáo sơ bộ

               
 

4) Tổng hợp ý kiến

               
 

5) ...

               
 

6) Báo cáo cuối cùng ]

               
                   

2

[Ví dụ: Công việc 2:...]

               

...

                 

n

                 
                   

Ghi chú:

(1) Liệt kê tất cả hạng mục công việc, trong mỗi hạng mục công việc phải nêu tiến độ thực hiện các công việc cụ thể.

(2) Thời gian cho mỗi công việc cụ thể thể hiện bằng biểu đồ, trường hợp cần thiết nhà thầu có ghi chú, giải thích biểu đồ.

(3) Lập tiến độ thực hiện các hạng mục công việc của gói thầu tư vấn theo tuần do thời gian thực hiện hợp đồng ngắn (45 ngày)


Phần thứ ba

MẪU ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH

Nhà thầu chuẩn bị đề xuất về tài chính trên cơ sở đề xuất về kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu và các quy định trong HSMT, bao gồm các nội dung sau:

STT

Nội dung

Áp dụng Mẫu

Ghi chú

1

Đơn dự thầu (Hồ sơ đề xuất về tài chính)

Mẫu số 10A

Áp dụng trong trường hợp nhà thầu không có giảm giá hoặc có thư giảm giá riêng

2

Đơn dự thầu (Hồ sơ đề xuất về tài chính)

Mẫu số 10B

Áp dụng trong trường hợp nhà thầu giảm giá trực tiếp vào đơn dự thầu

3

Tổng hợp chi phí

Mẫu số 11

 

4

Thù lao cho chuyên gia

Mẫu số 12A

 

5

Bảng phân tích chi phí thù lao cho chuyên gia

Mẫu số 12B

Áp dụng trong trường hợp Mục 11 tại BDL có yêu cầu phân tích thù lao cho chuyên gia

6

Chi phí khác cho chuyên gia

Mẫu số 13

Áp dụng trong trường hợp có chi phí ngoài thù lao cho chuyên gia

Đề xuất tài chính được chuẩn bị trên cơ sở đề xuất kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu và các quy định trong hồ sơ mời thầu, gồm các nội dung như : đơn dự thầu thuộc phần đề xuất tài chính, tổng hợp chi phí, thù lao của chuyên gia và các chi phí khác.

Mẫu 10A, 10B: Đơn dự thầu (Hồ sơ đề xuất tài chính)

Mẫu số 11: Bảng tổng hợp giá dự thầu theo tiên lượng mời thầu

Mẫu số 12: Thư giảm giá

       Hướng dẫn lập giá dự thầu:

       Đề xuất tài chính được chuẩn bị trên cơ sở đề xuất kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu và các quy định trong hồ sơ mời thầu, gồm các nội dung như: đơn dự thầu thuộc phần đề xuất tài chính, bảng tổng hợp giá dự thầu, thư giảm giá (nếu có).

       Nhà thầu có trách nhiệm nghiên cứu kỹ HSMT và hiện trường để đưa ra giải pháp và phương pháp luận, kế hoạch công tác, tổ chức và nhân sự thực hiện gói thầu và chào giá dự thầu

Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc HSMT. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các khoản mà nhà thầu phải chi phí cho việc thực hiện và hoàn thành toàn bộ các công việc thuộc nội dung gói thầu

Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng với HSDT hoặc nộp riêng, song phải đảm bảo nộp tới Bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp thư giảm giá nộp cùng với HSDT thì nhà thầu phải thông báo cho bên mời thầu trước hoặc tại thời điểm đóng thầu.

Giá dự thầu được xây dựng trên cơ sở năng lực, kinh nghiệm, các rủi ro liên quan trong quá trình thực hiện; phù hợp với quy trình, quy phạm và các quy định hiện hành; đảm bảo khấu hao phương tiện, thiết bị thi công; chế độ chính sách đối với người lao động; chế độ về thuế theo quy định hiện hành của nhà nước....

* Một số quy định đối với việc lập giá dự thầu:

+ Đối với phần khảo sát, cắm cọc GPMB, mốc lộ giới: Áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định, nhà thầu xây dựng các đơn giá khảo sát chi tiết theo phương pháp xây dựng của nhà thầu tương ứng với giá cả thị trường, chế độ nhà nước theo đơn giá xây dựng công trình - Phần khảo sát của các tỉnh và điều chỉnh lương nhân công tại thời điểm theo các văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình của các tỉnh.

+ Đối với phần thiết kế BVTC và dự toán, lập HSMT Xây lắp: Áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói.

+ Đối với phần lập HSMT: Áp dụng Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, Nghị định 59/2015/NĐ-CP và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Nhà thầu chào cụ thể từng vị trí, số lượng chuyên gia tư vấn, thời gian làm việc, mức lương và các chi phí khác (đi lại, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, công tác khác ...)

+ Nội dung điều chỉnh giá dự thầu trong quá trình thực hiện được thể hiện trong phần điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Lưu ý : Nhà thầu phải gửi kèm theo HSDT đĩa CD hoặc USB có File kết quả tính toán giá dự thầu của nhà thầu.

 


Mẫu số 10A

ĐƠN DỰ THẦU

(Hồ sơ đề xuất về tài chính)

_____, ngày_____tháng_____ năm_____

Kính gửi:                  [Ghi tên bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu (bao gồm văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu, nếu có), chúng tôi, _____ [Ghi tên nhà thầu], cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn         [Ghi phạm vi dịch vụ tư vấn] theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cùng với Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, chúng tôi xin gửi kèm đơn này đề xuất về tài chính với tổng số tiền là ____[Ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền dự thầu][16]với thời gian hiệu lực là _____ngày [Ghi số ngày căn cứ theo thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật], kể từ ngày _____ tháng _____ năm _____ [Ghi ngày có thời điểm đóng thầu].

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu[17]

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu[18]]


Mẫu số 10B

ĐƠN DỰ THẦU

(Hồ sơ đề xuất về tài chính)

_____, ngày_____tháng_____ năm_____

Kính gửi:                   [Ghi tên bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu (bao gồm văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu, nếu có), chúng tôi, _____ [Ghi tên nhà thầu], cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn         [Ghi phạm vi dịch vụ tư vấn] theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cùng với Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, chúng tôi xin gửi kèm đơn này đề xuất về tài chính với tổng số tiền là ____[Ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền dự thầu].[19]

Ngoài ra, chúng tôi tự nguyện giảm giá dự thầu với số tiền giảm giá là____[Ghi giá trị giảm giá bằng số, bằng chữ và đồng tiền].[20]

Giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá là:_____[Ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền].

Hồ sơ đề xuất về tài chính này có hiệu lực là _____ngày [Ghi số ngày căn cứ theo thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật], kể từ ngày _____ tháng _____ năm _____ [Ghi ngày có thời điểm đóng thầu].

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu[21]

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu[22]]


Mẫu số 11

TỔNG HỢP CHI PHÍ GÓI THẦU

TT

Hạng mục công việc

Thành tiền

Ghi chú

A

Chi phí khảo sát, cắm cọc GPMB, MLG

   

B

Chi phí thiết kế BVTC và dự toán, lập HSMT Xây lắp

   

C

Chi phí dự phòng khảo sát, cắm cọc GPMB, MLG = (A)*5%

   
 

Tổng chi phí (A+B+C)

   

 

 

 

TỔNG HỢP CHI PHÍ CHO CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Hạng mục

Chi phí

(Nội tệ)

(Ngoại tệ)[23]

Thù lao cho chuyên gia (trong nước/nước ngoài)

   

Chi phí khác (ngoài thù lao)

   

Thuế các loại

   

Tổng chi phí

   

Mẫu số 12A

THÙ LAO CHO CHUYÊN GIA

Đồng tiền sử dụng:

STT

Họ và tên

Chức danh bố trí trong gói thầu

Địa điểm làm việc

Thù lao/tháng- người

(1)

Số tháng-người

(2)

Thù lao cho chuyên gia

= (1) x (2)

Tổng[24]

I

Nhân sự chủ chốt

1

   

[Công ty]

       

[Thực địa]

     

2

             
       

II

Nhân sự khác

1

   

[Công ty]

       

[Thực địa]

     

2

             
       

̉ng cộng

 

 


Mẫu số 12B

BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ THÙ LAO CHO CHUYÊN GIA

Đồng tiền sử dụng:

STT

Họ tên chuyên gia

Chức danh

Lương cơ bản[25]

Chi phí xã hội[26]

% của (3)

Chi phí quản lý chung2

% của (3)

Cộng

=(3)+(4)+(5)

Lợi nhuận

% của (6)

Phụ cấp xa nhà

Chi phí trả cho

chuyên gia/tháng

=(6)+(7) +(8)

Số tháng-người

Thù lao cho chuyên gia =(9)x(10)

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

1

                     

2

                     

                     
                       

Tổng chi phí

 

Ghi chú. Trường hợp không yêu cầu nhà thầu phân tích chi tiết chi phí thù lao chuyên gia thì không sử dụng Mẫu này


Mẫu số 13

CHI PHÍ KHÁC CHO CHUYÊN GIA

TT

Miêu tả

Đơn vị tính

Chi phí/

đơn vị

(1)

Số lượng

(2)

Chi phí

= (1) x (2)

(Nội tệ)

 

1

[Công tác phí]

[Ngày ]

       

2

[Chuyến bay quốc tế]

[Chuyến]

       

3

[Chi phí liên lạc]

         

4

[Thiết bị, tài liệu…]

         

5

[Chi phí đi lại trong nước]

         

6

[Thuê văn phòng, thư ký hỗ trợ]

         

7

[Đào tạo nhân sự của chủ đầu tư]

         

                                                           Tổng chi phí

   


Phần thứ tư

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

I. Giới thiệu:

        1. Tên dự án: Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam (thuộc đoạn tuyến Quốc lộ 40B).

2. Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải.

3. Quản lý dự án: Ban Quản lý dự án 5.

4. Tổ chức Tư vấn lập dự án: Công ty CP Tư vấn Xây dựng 533.

5. Chủ nhiệm lập dự án: Kỹ sư Mai Đăng Thanh Tiến

6. Mục tiêu:

- Nâng cao hiệu quả khai thác Quốc lộ 1, đường ven biển đoạn qua tỉnh Quảng Nam và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đáp ứng nhu cầu vận tải, từng bước đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng của đô thị Tam Kỳ đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Tam Kỳ nói riêng.

7. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng

7.1. Địa điểm xây dựng: TP Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

7.2. Phạm vi dự án

- Điểm đầu tại Km1+770, thành phố Tam Kỳ.

- Điểm cuối: Điều chỉnh điểm cuối dự án tại Km13+765,62 so với Quyết định số 912/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án do đoạn Km13+765,62 – Km14+200 hiện nay thuộc phạm vi nút giao vào trạm thu phí của dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi nên không đầu tư trong dự án này.

- Tổng chiều dài dự án khoảng 12km. Trong đó đoạn Km1+770 -Km2+250 giữ nguyên do đã phù hợp với quy mô đầu tư.

7.3. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:

7.3.1 Tiêu chuẩn áp dụng:

- Danh mục tiêu chuẩn áp dụng: Áp dụng các tiêu chuẩn đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1466/QĐ-BGTVT ngày 06/7/2018 về việc phê duyệt danh mục tiêu cho dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường đường nối QL1 đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam.

7.3.2 Quy mô xây dựng:

+ Đoạn qua thành phố Tam Kỳ (Km1+770 – Km12+10): Đường cấp III đồng bằng theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005, tốc độ thiết kế 80 Km/h;

+ Đoạn qua huyện Phú Ninh (Km12+10 – Km13+765,62): Đường cấp IV đồng bằng theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005, tốc độ thiết kế 60 Km/h.

+ Khổ cầu phù hợp với khổ nền đường. Tải trọng thiết kế: H30-XB80, HL93.

7.4. Giải pháp thiết kế

a) Hướng tuyến:

- Đoạn Km1+770 – Km2+250 có quy mô phù hợp quy hoạch, hiện nay đang khai thác bình thường nên được tận dụng giữ nguyên, hướng tuyến không thay đổi.

- Đoạn từ Km2+250 – Km4+500, tim tuyến đi lệch về bên trái từ 2m - 4m so với tim đường cũ để giảm khối lượng GPMB.

- Đoạn từ Km4+500 – Km13+765,62: Tim cơ bản bám theo tim đường cũ, mở rộng nền đường về 2 bên. Riêng đoạn từ Km11+707,96 - Km11+935,47, châm chước bán kính R=190m tại đỉnh P11 (Km11+906,86).

b) Trắc dọc: Trắc dọc thiết kế với tần suất nền đường, cống P = 4%, phù hợp với điều kiện địa hình, thuỷ văn và tận dụng tối đa công trình nền, mặt đường hiện có.

c) Mặt cắt ngang:

- Đoạn qua thành phố Tam Kỳ: Chiều rộng nền đường Bnền=12m, gồm: 02 làn xe cơ giới 2x3,5m=7m; gia cố lề 2x2m=4m; bó vỉa và đan rãnh 2x0,5m=1m. Đoạn qua khu dân cư hai bên bố trí rãnh thoát nước, đoạn ngoài khu dân cư bố trí lề đất 2x0,5m=1m. Độ dốc ngang mặt đường i=2%; độ dốc ngang lề đất i=6%.

- Đoạn qua huyện Phú Ninh: Chiều rộng nền đường Bnền=9m, gồm: 02 làn xe cơ giới 2x3,5m=7m; gia cố lề 2x0,5m=1m; bó vỉa và đan rãnh 2x0,5m=1m. Đoạn qua khu dân cư hai bên bố trí rãnh thoát nước, đoạn ngoài khu dân cư bố trí lề đất 2x0,5m=1m. Độ dốc ngang mặt đường i=2%; độ dốc ngang lề đất i=6%.

d) Nền, mặt đường:

- Nền đường đầm nén đảm bảo độ chặt K ≥ 0,95, riêng với lớp đất trên cùng dày 50cm đầm nén đảm bảo độ chặt K ≥ 0,98.

- Mặt đường thảm BTN trên lớp móng cấp phối đá dăm đảm bảo modul đàn hồi Eyc >140Mpa

e) Công trình thoát nước:

- Công trình cầu: Giữ nguyên, tận dụng cầu Tam Phú tại Km4+751 do mới được xây dựng từ năm 2009 và có quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt.

- Hệ thống thoát nước:

+ Hệ thống thoát nước dọc: Đoạn qua khu dân cư bố trí rãnh dọc thoát nước bằng BTCT hình chữ nhật có chiều rộng lòng rãnh B=0,5m, nắp đan chịu lực bằng BTCT M250, tổng chiều dài khoảng 6.453,25m.

+ Cống thoát nước ngang: Tận dụng, nối dài toàn bộ các cống ngang để phù hợp với bề rộng nền đường.

f) Công trình khác:

- Nút giao: Giữ nguyên phương án giao cắt (giao bằng) tại các nút giao trên tuyến, chỉ tiến hành tăng cường để đảm bảo cường độ mặt đường và sơn phân làn để đảm bảo giao thông.

- Đường giao dân sinh được vuốt nối để đảm bảo êm thuận, an toàn trong quá trình khai thác.

- Cống chui dân sinh được tận dụng, nối dài phù hợp với quy mô nền đường.

- Công trình hoàn trả: Hoàn trả rãnh hình thang gia cố bằng tấm bê tông lắp ghép, chiều dài khoảng 85m; hoàn trả mương thủy lợi hình chữ nhật, lòng rãnh B=0,44m kết cấu BTXM, chiều dài khoảng 132m; hoàn trả hạ tầng để bố trí trạm cân đoạn Km13+476,85 - Km13+556.

g) Hệ thống ATGT: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống an toàn giao thông phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2012/BGTVT.

7.5. Về nội dung nhiệm vụ cắm cọc GPMB:

a) Phạm vi tuyến của dự án để cắm cọc GPMB: Cắm cọc GPMB theo hồ sơ thiết kế BVTC được duyệt.

b) Phạm vi và quy cách cắm cọc GPMB:

- Vị trí cắm cọc GPMB theo mặt cắt ngang tuyến:

+ Đối với tuyến, đường giao:

$1·Đoạn tuyến Km2+250 - Km12+010 cắm cọc GPMB theo đường cấp III: Theo mặt cắt ngang tuyến cọc GPMB được cắm từ chân ta luy thiết kế (chân taluy nền đường đắp hoặc đỉnh ta luy nền đường đào hay mép ngoài cùng công trình: sân cống, rãnh dọc.v.v...) ra mỗi bên 2m.

$1·Đoạn tuyến Km12+010 - Km13+765 cắm cọc GPMB theo đường cấp IV: Theo mặt cắt ngang tuyến cọc GPMB được cắm từ chân ta luy thiết kế (chân taluy nền đường đắp hoặc đỉnh ta luy nền đường đào hay mép ngoài cùng công trình: sân cống, rãnh dọc.v.v...) ra mỗi bên 1m.

$1·Vị trí đường giao dân sinh thuộc đoạn tuyến Km2+250 - Km12+010: Cọc GPMB được cắm từ cuối phạm vi vuốt nối ra 2m. Đối với đường dân sinh cắm 04 cọc GPMB (02 cọc cuối vị trí vuốt nối và 02 cọc tại vị trí sát mép tuyến chính).

$1·Vị trí đường giao dân sinh thuộc đoạn tuyến Km12+010 - Km13+765: Cọc GPMB được cắm từ cuối phạm vi vuốt nối ra 1m. Đối với đường dân sinh cắm 04 cọc GPMB (02 cọc cuối vị trí vuốt nối và 02 cọc tại vị trí sát mép tuyến chính).

+ Đối với cống:

$1·Đoạn tuyến Km2+250 - Km12+010: Do đặc điểm cống trên tuyến chủ yếu là cống nối, mỗi vị trí nối cống (thượng hoặc hạ lưu) cắm 02 cọc tại vị trí tiếp giáp với đường GPMB tuyến và cống; và 02 cọc tại ở cuối sân cống, vị trí ở điểm ngoài cùng trở ra mỗi bên là 2m (Trường hợp công trình cống đi qua khu vực đông dân cư, có thể cắm ngay sát sân cống).

$1·Đoạn tuyến Km12+010 - Km13+765: Do đặc điểm cống trên tuyến chủ yếu là cống nối, mỗi vị trí nối cống (thượng hoặc hạ lưu) cắm 02 cọc tại vị trí bắt đầu nối cống và 02 cọc tại ở cuối sân cống, vị trí ở điểm ngoài cùng trở ra mỗi bên là 1m (trường hợp công trình cống đi qua khu vực đông dân cư, có thể cắm ngay sát sân cống).

- Vị trí cắm cọc GPMB theo chiều dọc tuyến: Khoảng cách giữa các cọc GPMB là 100m đối với đoạn tuyến thẳng hoặc qua vùng đất nông nghiệp; Tại các vị trí tuyến cong, khu đông dân cư khoảng cách là 50m/cọc (trường hợp đặc biệt khi qua khu đô thị đông dân cư, tùy theo địa hình có thể điều chỉnh vị trí cọc GPMB cho phù hợp với thực tế); Tại các vị trí nút giao, đường giao cắm cọc GPMB đến hết phạm vi nút.

c) Quy cách mốc GPMB: Áp dụng theo Văn bản số 4991/CĐBVN-GT ngày 01/12/2008 của Cục Đường bộ Việt Nam về cọc mốc giải tỏa hành lang an toàn đường bộ và Quy chuẩn Việt Nam QCVN41:2016/BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ.

7.6. Địa điểm xây dựng: Thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

7.7. Diện tích sử dụng đất: Tổng diện tích chiếm dụng khoảng 23,28ha, trong đó diện tích đường cũ 13,52ha, diện tích mở rộng bổ sung 9,76ha

7.8. Phương án xây dựng:

+Đoạn qua thành phố Tam Kỳ (Km1+770 – Km12+10): Đường cấp III đồng bằng theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005, tốc độ thiết kế 80 Km/h;

+ Đoạn qua huyện Phú Ninh (Km12+10 – Km13+765,62): Đường cấp IV đồng bằng theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005, tốc độ thiết kế 60 Km/h.

+ Khổ cầu phù hợp với khổ nền đường. Tải trọng thiết kế: H30-XB80, HL93.

7.9. Dự án thành phần giải phóng mặt bằng, tái định cư:

- Phạm vi giải phóng mặt bằng: Theo quy định hiện hành, đối với đường ngoài đô thị phạm vi giải phóng mặt bằng từ chân mái taluy nền đường đắp ra mỗi bên 2 m; đối với công trình cầu tính từ mép ngoài công trình ra mỗi bên 2 m; đối với đường trong đô thị phạm vi giải phóng mặt bằng tính đến chỉ giới quy hoạch. Điểm đầu, điểm cuối của các nút giao phù hợp với phạm vi dự án được duyệt tại mục 6.1.

- Phương án tổ chức thực hiện: Công tác giải phóng mặt bằng được tách thành dự án riêng do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức thực hiện.

8. Tổng mức đầu tư dự án:                 199.404 triệu đồng.

(Một trăm chín mươi chín tỷ, bốn trăm lẻ bốn triệu đồng)

           Trong đó:   

- Chi phí xây dựng:

123.551 triệu đồng;

- Chi phí QLDA, tư vấn, chi phí khác:

18.533 triệu đồng;

- Chi phí GPMB, TĐC:

40.855 triệu đồng;

- Chi phí dự phòng:

16.465triệu đồng;

9. Loại, cấp công trình:

- Loại công trình: Công trình giao thông đường bộ.

- Cấp công trình: Cấp II

10. Nguồn vốn: Vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư còn dư giai đoạn 2014-2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên theo Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ..

11. Thời gian thực hiện Dự án: Từ năm 2018 - 2019

12. Tổ chức thực hiện: Thiết kế 2 bước (thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công)

II. Mô tả khái quát về gói thầu:

- Tên gói thầu: Gói thầu số 04: Khảo sát, lập hồ sơ thiết kế BVTC, dự toán; lập HSMT xây lắp và cắm cọc GPMB, MLG.

- Nội dung gói thầu: Khảo sát, lập hồ sơ thiết kế BVTC, dự toán; lập HSMT Xây lắp và cắm cọc GPMB, MLG.

- Nguồn vốn: Vốn trái phiếu Chính phủ.

- Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước.

        - Phương thức đấu thầu: Một giai đoạn, hai túi hồ sơ.

      - Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu: Từ Quý III/2018.

      - Hình thức hợp đồng: Khảo sát, cắm cọc GPMB, MLG: Theo đơn giá cố định, Thiết kế BVTC và lập HSMT Xây lắp: Trọn gói.

          - Thời gian thực hiện hợp đồng: 45 ngày.

Mô tả mục đích tuyển chọn nhà thầu.

          Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của HSMT để thực hiện gói thầu.

III. Phạm vi công việc:

1. Phạm vi dự án:

- Điểm đầu tại Km1+770, thành phố Tam Kỳ.

- Điểm cuối: Điều chỉnh điểm cuối dự án tại Km13+765,62 so với Quyết định số 912/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án do đoạn Km13+765,62 – Km14+200 hiện nay thuộc phạm vi nút giao vào trạm thu phí của dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi nên không đầu tư trong dự án này.

- Tổng chiều dài dự án khoảng 12km. Trong đó đoạn Km1+770 -Km2+250 giữ nguyên do đã phù hợp với quy mô đầu tư.

         2. Hệ thống quy trình, quy phạm áp dụng

Áp dụng các tiêu chuẩn đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1466/QĐ-BGTVT ngày 06/7/2018 về việc phê duyệt danh mục tiêu cho dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường đường nối QL1 đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam

3. Nội dung công tác khảo sát:

3.1 Điều tra, thu thập các số liệu:

- Tận dụng các số liệu điều tra về các dự án liên quan, hiện trạng công trình kỹ thuật, tình hình KTXH,...trong bước thiết kế BVTC cập nhật, bổ sung thêm các điều tra như sau:

+ Định mức đơn giá xây dựng cơ bản, thông báo giá mới nhất của địa phương, báo giá của các loại vật liệu đặc chủng.

+ Điều tra các loại giá cả liên quan đến hoạt động GTVT như giá nhân công, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng.

+ Điều tra thu thập các loại giá dịch vụ vân tải (cước hàng, cước bốc xếp...), các loại phí (phí cầu đường, phí bảo hiểm...).

+ Làm việc với các cơ quan chức năng của địa phương về việc đấu nối nguồn điện dùng cho hệ thống điện chiếu sáng trên cầu.

+ Làm việc với các cơ quan chức năng của địa phương về việc đấu nối hệ thống thoát nước để đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương.

+ Làm việc với Tổng cục đường bộ Việt Nam, Cục đường sắt Việt Nam, Ban ATGT tỉnh Quảng Nam, Đơn vị quản lý đường bộ để thống nhất phương án tổ chức giao thông trong quá trình khai thác sử dụng.

+ Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và giao thông tỉnh Quảng Nam

+ Các dự án giao thông, cấp thoát nước... đã, đang và sắp triển khai ở tỉnh Quảng Nam.

+ Điều tra tình hình dân cư, văn hóa xã hội, các địa điểm du lịch, các di tích lịch sử và công trình văn hóa trong phạm vi nghiên cứu.

+ Thu thập hồ sơ hoàn công tuyến các cầu thuộc phạm vi nghiên cứu dự án.

+ Qui hoạch chi tiết các khu dân cư nằm trên tuyến và 2 bên tuyến.

+ Qui hoạch về du lịch, thủy lợi, thủy điện, giao thông.

+ Tìm hiểu nguyên vật liệu tại chổ, tình hình vận chuyển đến tuyến bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ.

- Thỏa thuận với địa phương về vị trí đặt cống thoát nước dọc, cửa xả và trắc dọc thiết kế, làm việc với cơ quan quản lý thủy nông.

- Công tác đếm xe: Bổ sung công tác đếm xe tại vị trí các nút dự kiến bố trí đèn tín hiệu theo kiến nghị của địa phương. Dự kiến lập 7 trạm đếm xe tại mỗi nhánh nút giao (nút ngã 3 Lê Tấn Trung: 3 trạm; nút giao ngã 4 đường vào cụm công nghiệp – chợ: 4 trạm), mỗi trạm đếm 3 ngày (đếm 24/24h). Kết quả đếm xe được lập mẫu theo 22TCN263-2000.

* Khối lượng dự kiến:

- Công điều tra, thu thập: (2 người x 11,5Km/10Km) x 1 công = 2 công.

- Công Thỏa thuận với địa phương về vị trí đặt cống thoát nước dọc, cửa xả và trắc dọc thiết kế, làm việc với cơ quan quản lý thủy nông: 2 công/Km x 11,5Km = 23 công.

- Công tác đếm xe (7 trạm): 7 trạm x 1 người/trạm x 3 ngày x 3 ca/ngày = 63 công.

3.2. Lưới khống chế mặt bằng và độ cao hạng IV:

Tận dụng số liệu ở bước lập Báo cáo NCKT.

3.3. Lưới đường chuyền cấp 2 và độ cao kỹ thuật:

Cơ bản tận dụng số liệu ở bước lập Báo cáo NCKT. Tuy nhiên đoạn tuyến nghiên cứu đi qua vùng đông dân cư nên có khả năng mất mát hoặc hư hỏng các mốc ĐC2 hoặc các vị trí ĐC2 nằm trong phạm vị thi công cần phải di dời. Dự kiến số lượng các mốc ĐC2 xây dựng lại khoảng 20%.

* Khối lượng dự kiến:

- Xây dựng mốc đường chuyến ĐC2: 46 mốc x 20% = 9 mốc.

- Thủy chuẩn kỹ thuật đường chuyến ĐC2: 250m x 10 = 2500m.

3.4. Khảo sát tuyến:

Công tác khảo sát tuyến thực hiện theo Quy trình khảo sát đường ôtô 22TCN 263-2000 như sau:

a/ Phóng tuyến hiện trường:

Tận dụng tim tuyến đã lập ở bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Công tác phóng tuyến hiện trường bao gồm: định đỉnh, đo góc, rải cọc chi tiết… Cụ thể:

Tận dụng các cọc đã cắm tại hiện trường ở bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (đã đo trung bình 50m/cọc, khoảng 20cọc/1Km); tiến hành bổ sung các cọc phục vụ cho công tác lập thiết kế BVTC.

Khoảng cách tối đa giữa các cọc chi tiết là 20m, khoảng cách chi tiết giữa các cọc trong đường cong có R ≤ 500m là 10m/cọc (khoảng 50cọc/1Km đối với đoạn Km không có đường cong, 65cọc/1Km đối với đoạn Km có đường cong), đối với đường cong có R > 500m là 20m/cọc. Các cọc chi tiết phải đảm bảo phản ánh đúng địa hình dọc tuyến và hai bên tuyến (chú trọng vào các cọc địa hình). Khảo sát các cọc cơ bản đường cong; cọc H; cọc Km; các cọc giao cắt công trình (giao điện, đường giao, cầu, cống…);

Cọc chi tiết sử dụng cọc gỗ hình vuông cạnh 5cm, dài 40cm. Đối với cọc trên mặt đường cũ sử dụng đinh sắt F15mm có mũ, dài 10cm.

b/ Đo vẽ bình đồ tuyến:

Trên cơ sở tim tuyến thực địa, đo vẽ bình đồ cao độ tỷ lệ 1/1000 trong dải băng rộng 30m (15m mỗi bên); tại các vị trí cống lớn đo rộng hơn từ tim tuyến ra mỗi bên 50m, từ tim cống về hai phía 30m. Ngoài các yêu cầu kỹ thuật theo quy trình quy phạm khảo sát, công tác bổ sung cần đảm bảo để bình đồ thể hiện đầy đủ các địa hình, địa vật sau đây:

Lưới khống chế mặt bằng, độ cao hạng IV.

Địa giới hành chính phường (xã), quận (huyện), tỉnh (thành phố)…

Số lượng nhà, công trình và phạm vi đường bao các khu dân cư hiện có (để phục vụ công tác thống kê giải phóng mặt bằng).

Vị trí các đường giao cắt với tuyến đường khảo sát: giao với đường dây điện, đường dây thông tin,…cần ghi rõ các thông tin như loại điện, tĩnh không lên bản vẽ bình đồ, trắc dọc.

Các công trình nhân tạo quan trọng như: mương máng thuỷ lợi, v.v...ghi rõ mương tưới tiêu, hướng nước chảy đối với tất cả hệ thống thủy hệ và thể hiện các thông tin lên bản vẽ bình đồ, trắc dọc tuyến chính.

Những địa vật quan trọng như: các di tích lịch sử, đền thờ, miếu, đình chùa, cây cổ thụ, nghĩa trang, nghĩa địa,v.v…

Đối với các loại đường hiện có cần phải ghi đầy đủ chiều rộng nền, mặt đường và loại kết cấu áo đường, hướng đi tương ứng.

Các dấu mốc của công trình ngầm: các đường cấp thoát nước, điện, xăng dầu, thông tin, v.v…

* Khối lượng dự kiến:

- Đo vẽ bình đồ tuyến, tỷ lệ: 1/1000: 36,74ha.

c/ Công tác đo trắc dọc, mặt cắt ngang:

Bao gồm các công tác đo cao, đo dài (vẽ mặt cắt dọc), đo vẽ mặt cắt ngang tuyến:

- Đo vẽ mặt cắt ngang tuyến tỷ lệ 1/200 được đo vẽ tại tất cả các cọc.

- Định trắc dọc bằng máy toàn đạc điện tử.

- Đo cao các cọc chi tiết chỉ cần đo một lượt và khép vào mốc khống chế đo vẽ trong khu vực.

Trên cơ sở kết quả đo dài, đo cao vẽ trắc dọc tuyến tỷ lệ 1/1000; 1/100.

Trên cắt ngang phải thể hiện rõ địa hình, địa vật và các công trình đặc biệt nếu có. Đối với phần đường hiện hữu phải thể hiện tối thiểu các điểm đo: tim đường hiện tại, hai mép nhựa, điểm đo giữa tim đường và mép nhựa, hai mép lề gia cố, hai mép lề đất và hai chân ta luy, công trình chống đỡ (nếu có). Đo các mặt cắt ngang tương ứng với các vị trí có các cột điện cao thế và thể hiện rõ các cột đó lên cắt ngang.

Phạm vi đo mặt cắt ngang: từ tim sang mỗi bên 15m với khoảng cách trung bình 20m/cọc trên đường thẳng và 10m trong đường cong (đã trừ 20 cọc ở bước Báo cáo NCKT).

* Khối lượng dự kiến:

- Đo vẽ cắt dọc tuyến, tỷ lệ: 1/100; 1/1000: 10,99Km.

- Đo vẽ cắt ngang tuyến, tỷ lệ: 1/200: 9,48Km.

3.5. Khảo sát nút giao và đường giao dân sinh:

a/ Khảo sát nút giao:

Công tác khảo sát bình đồ, cắt dọc, cắt ngang nút giao thực hiện tương tự như công tác khảo sát tuyến (10 nút: 04 ngã 3, 06 ngã 4):

Nội dung khảo sát:

- Trong bước lập Báo cáo NCKT chỉ lập bình đồ tỷ lệ 1/1000, không đo vẽ trắc dọc và trắc ngang các tuyến trong nút giao.

- Xác định góc giao hướng rẽ, bán kính.

- Xác định qui mô, chiều rộng đường giao cắt với đường thiết kế.

- Lập bình đồ tỷ lệ 1/500, đo đạc trong phạm vi : từ tim tuyến chính ra mỗi bên 30m (ở vị trí đầu và cuối phạm vi nút của tuyến chính) và từ tim tuyến nhánh ra mỗi bên 30m (ở cuối tuyến nhánh). Phạm vi đo vẽ bình đồ nút giao tối thiểu phải qua điểm đầu và điểm cuối phạm vi nút 20m.

- Đo trắc dọc nhánh (tỷ lệ: 1/100; 1/1000) dài 50 - 100m mỗi nhánh (tùy theo mỗi nút giao), trắc ngang các nhánh (tỷ lệ: 1/200) từ tim ra mỗi bên 20m với khoảng cách 15m/cọc.

- Đo trắc dọc và trắc ngang tuyến chính trong nút được đo cùng với tuyến chính.

* Khối lượng dự kiến:

- Đo vẽ bình đồ nút giao, tỷ lệ: 1/500: 17,97ha.

- Đo vẽ cắt dọc tuyến nhánh, tỷ lệ: 1/100; 1/1000: 1,28Km.

- Đo vẽ cắt ngang tuyến nhánh, tỷ lệ: 1/200: 3,84Km.

b/ Khảo sát đường giao dân sinh:

Trên toàn đoạn tuyến nghiên cứu có khoảng 75 đường giao (67 ngã 3, 08 ngã 4).

Trong bước lập Báo cáo NCKT đã tiến hành các nội dung: xác định góc giao hướng rẽ, bán kính, qui mô, chiều rộng đường giao cắt, kết cấu mặt đường, lập bảng thống kê đường giao có đủ số liệu cần thiết cho việc thiết kế như lý trình, bề rộng, loại mặt đường...

Trong bước lập thiết kế BVTC tiến hành các công việc sau:

- Xác định góc giao, quy mô đường giao,..: tận dụng bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Bình đồ đường giao được lập chung với bình đồ tuyến chính.

- Rải cọc đỉnh và cọc chi tiết trên đường giao với khoảng cách bằng 20m. Đo góc (nếu có đường cong), đo dài, đo cao; trung bình 3 cọc/nhánh.

- Vẽ trắc dọc các tuyến đường giao tỷ lệ 1/1000; 1/100 với chiều dài 40m/nhánh;

- Đo vẽ mặt cắt ngang các các nhánh tỷ lệ 1/200 từ tim đường giao sang mỗi bên 10m, mặt cắt ngang đo tại tất cả các cọc chi tiết, trung bình 3 cọc/nhánh (15m/cọc).

* Khối lượng dự kiến:

- Đo vẽ cắt dọc tuyến nhánh, tỷ lệ: 1/100; 1/1000: 83 vị trí x 40m = 3,32Km.

- Đo vẽ cắt ngang tuyến nhánh, tỷ lệ: 1/200: 83 vị trí x 3 cọc x 20m = 4,98Km.

3.6. Khảo sát thủy văn:

Tận dụng số liệu ở bước lập Báo cáo NCKT.

3.7. Khảo sát cống, mương dẫn dòng:

Cơ bản tận dụng số liệu ở bước lập Báo cáo NCKT.

Trong bước Báo cáo NCKT có các vị trí mương dọc đậy đan được xả trược tiếp ra ruông của dân; trong bước Thiết kế BVTC dự kiến khảo sát bổ sung các mương xả với nội dung khảo sát sau:

- Lập bình đồ tỷ lệ 1/1000; trắc dọc tỷ lệ 1/1000, 1/100, trên trắc dọc phải thể hiện tất các điểm thay đổi địa hình, khoảng cách tối đa giữa các cọc chi tiết liên tiếp là 20m.

- Đo vẽ cắt ngang tỷ lệ 1/200. Phạm vi đo vẽ từ tim mương ra mỗi bên từ (5 - 15)m, tùy theo địa hình.

- Dự kiến khảo sát 2 mương xả dài 100m.

* Khối lượng dự kiến:

- Đo bình đồ mương xả tỷ lệ 1/1000: 100m x 2 vị trí x 20m = 0,4ha.

- Đo trắc dọc mương xả, tỷ lệ: 1/100; 1/1000: 100m x 2 vị trí = 0,2Km.

- Đo trắc ngang mương xả, tỷ lệ: 1/200: 2 vị trí x 6cọc x 20m = 0,24Km.

3.8. Khảo sát hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đô thị:

Tiến hành điều tra hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình ngầm, công trình nổi, công trình công công, điện chiếu sáng... hiện có trên tuyến, nhằm phục vụ công tác Thiết kế BVTC.

* Khối lượng dự kiến: Điều tra hệ thống điện chiếu sáng phục vụ công tác di dời, thiết kế đường dây mới: 1 công/1 Km x 11,5Km = 11,5 công.

3.9. Khảo sát điều tra giải phóng mặt bằng:

- Tận dụng số liệu bước BCNCKT.

- Bổ sung điều tra, cập nhật GPMB. Khối lượng dự kiến: 12 công.

3.10. Khảo sát địa chất công trình:

a/ Khảo sát địa chất nền đường thông thường kết hợp lỗ khoan cống:

Trong bước Báo cáo NCKT đã tiến hành khoan bình quân 2Km bố trí một lỗ khoan thăm dò địa chất nền đường và bố trí ở phần cạp rộng nền đường.

Trong bước Thiết kế BVTC, khoan tại các vị trí cống lớn (có 9 cống khẩu độ lớn (có 3 cống chui dân sinh) cần thiết kế nối cống cho đủ bề rộng nền đường) để có cơ sở thiết kế móng cống, kết cấu tường đầu thượng hạ lưu cống và các lỗ khoan nền đường, bổ sung và bố trí xen kẽ vào lỗ khoan ở giai đoạn trước, sao cho đảm bảo 1 lỗ/1Km. Chiều sâu lỗ khoan trung bình 7m. Xác định mực nước ngầm tại vị trí lỗ khoan trong khi tiến hành khoan địa chất. Nếu điều kiện ĐCCT phức tạp hoặc có đất yếu thì báo CNĐA để quyết định cự ly, chiều sâu lỗ khoan và bổ sung mẫu thí nghiệm cho phù hợp. Do vị trí các lỗ khoan bố trí trên mái taluy cao từ 2-4m gây khó khăn cho việc di dời và lắp đạt máy khoan, kiến nghị 1 ca cẩu máy khoan/1 lỗ khoan tuyến.

Trong quá trình khoan, bình quân 2m lấy 1 mẫu thí nghiệm.

* Khối lượng dự kiến:

- Chiều sâu lỗ khoan: 9 lỗ x 7m = 63m

- Số lượng mẫu lấy: 9 lỗ x 3 mẫu = 27 mẫu.

- Thí nghiệm mẫu nguyên dạng 70% = 18 mẫu.

- Thí nghiệm mẫu phá hủy 30% = 9 mẫu.

- Ca cẩu máy khoan: 1 ca/1 lỗ x 9 lỗ = 9 ca.

b/ Khảo sát địa chất nền đất yếu:

Trong công tác khoan thăm dò ở bước lập Báo cáo NCKT chưa phát hiện đất yếu tại các lỗ khoan; trong quá trình khoan thăm dò ở bước Thiết kế BVTC, nếu phát hiện đất yếu cần phải báo cho Chủ đầu tư biết để quyết định bổ sung lỗ khoan, chiều sâu lỗ khoan và bổ sung mẫu thí nghiệm nhằm phục vụ công tác thiết kế.

c/ Yêu cầu kỹ thuật, điều kiện kết thúc lỗ khoan:

Yêu cầu kỹ thuật khoan: công tác khoan và lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu được thực hiện theo đúng "Quy trình khoan khảo sát địa chất công trình TCVN9437:2012", “Quy trình khảo sát thiết kế đường ôtô 22 TCN 263-2000" và các quy định hiện hành khác. Sau khi hoàn thành, các lỗ khoan phải tiến hành đậy nắp, đánh dấu vị trí lỗ khoan ngoài thực địa và trên bình đồ để thuận lợi trong quá trình kiểm tra và nghiệm thu.

Điều kiện kết thúc lỗ khoan:

- Đoạn nền đường thông thường yêu cầu khoan hết chiều sâu dự kiến và không khoan vào đá.

- Đoạn nền đường đất yếu các lỗ khoan chỉ được kết thúc khi khoan hết độ sâu dự kiến hoặc khi khoan qua lớp đất yếu vào lớp đất tốt (đất dính trạng thái dẻo cứng trở lên, cát chặt vừa) 4m.

- Đoạn nền đào sâu yêu cầu khoan hết chiều sâu dự kiến hoặc vào đá gốc liền khối 1m.

Yêu cầu thí nghiệm mẫu:

- Đối với mẫu đất dính nguyên dạng: xác định thành phần hạt (P%), độ ẩm thiên nhiên (W%), dung trọng thiên nhiên g(g/cm3), khối lượng riêng D, giới hạn chảy WL(%), giới hạn dẻo Wp(%), hệ số nén lún a(cm2/KG), cường độ kháng cắt ở trạng thái tự nhiên, j (độ) theo phương pháp cắt nhanh trực tiếp.

- Đối với đất dính không nguyên dạng: xác định thành phần hạt (P%), độ ẩm thiên nhiên (W%), khối lượng riêng D, giới hạn chảy WL(%), giới hạn dẻo Wp(%).

- Đối với đất rời: xác định thành phần hạt (P%), các góc nghỉ khô aC, góc nghỉ ướt aW, hệ số rỗng lớn nhất emax, hệ số rỗng nhỏ nhất emin, khối lượng riêng D.

- Đối với mẫu đất yếu cần thí nghiệm mẫu nén cố kết Cv, nén 3 trục theo sơ đồ Cu.

3.11. Khảo sát mỏ vật liệu:

Tận dụng các mỏ vật liệu đã được điều tra ở bước Báo cáo NCKT; bổ sung các thí nghiệm E vật liệu:

- Thí nghiệm E vật liệu BTN: 03 mẫu (BTNC 12,5, BTNC 19 và BTNR C19).

- Thí ngiệm E vật liệu Cấp phối đá dăm: 02 mẫu (CPDD Dmax 25 loại 1 và CPDD Dmax 37,5 loại 2).

- Thiết kế thành phần BTN: 03 mẫu (BTNC 12,5, BTNC 19 và BTNR C19).

3.12. Khảo sát mặt đường cũ:

Trong phạm vi tuyến đi trùng đường cũ cần khảo sát nền mặt đường cũ với các nội dung sau:

- Lập bình đồ duỗi thẳng các điểm hư hỏng mặt đường hiện hữu (điều tra cập nhật các hư hỏng).

Phần làn xe cơ giới:

- Đo cường độ mặt đường cũ bằng cần Benkelman theo Quy trình TCVN 8867:2011.

- Trong bước lập Báo cáo NCKT đã tiến hành đo với mật độ đo 10 điểm/1 làn xe (đo so le)/Km.

- Trong bước lập Thiết kế BVTC, tiến hành đo cường độ mặt đường cũ với mật độ đo 10 điểm/1 làn xe (đo so le)/Km. Vị trí điểm đo nằm ở vệt xe chạy phía ngoài cách mép mặt đường nhựa khoảng 0,6-1,2m. Các điểm đo được đo xen kẽ với các điểm đo đã lập ở bước Báo cáo NCKT.

Đào hố đào kiểm tra kết cấu làn xe cơ giới và hố đào khảo sát lề đường cũ: Tận dụng số liệu bước BCNCKT.

* Khối lượng dự kiến:

- Lập bình đồ duỗi thẳng mặt đường cũ: 11.3Km x 4 công/1Km = 45 công.

- Đo mô đun đàn hồi mặt đường cũ bằng cần Benkelman: 216 điểm.

4. Về nội dung cắm cọc GPMB:

a) Phạm vi tuyến của dự án để cắm cọc GPMB: Cắm cọc GPMB theo hồ sơ thiết kế BVTC được duyệt.

b) Phạm vi và quy cách cắm cọc GPMB:

- Vị trí cắm cọc GPMB theo mặt cắt ngang tuyến:

+ Đối với tuyến, đường giao:

$1·Đoạn tuyến Km2+250 - Km12+010 cắm cọc GPMB theo đường cấp III: Theo mặt cắt ngang tuyến cọc GPMB được cắm từ chân ta luy thiết kế (chân taluy nền đường đắp hoặc đỉnh ta luy nền đường đào hay mép ngoài cùng công trình: sân cống, rãnh dọc.v.v...) ra mỗi bên 2m.

$1·Đoạn tuyến Km12+010 - Km13+765 cắm cọc GPMB theo đường cấp IV: Theo mặt cắt ngang tuyến cọc GPMB được cắm từ chân ta luy thiết kế (chân taluy nền đường đắp hoặc đỉnh ta luy nền đường đào hay mép ngoài cùng công trình: sân cống, rãnh dọc.v.v...) ra mỗi bên 1m.

$1·Vị trí đường giao dân sinh thuộc đoạn tuyến Km2+250 - Km12+010: Cọc GPMB được cắm từ cuối phạm vi vuốt nối ra 2m. Đối với đường dân sinh cắm 04 cọc GPMB (02 cọc cuối vị trí vuốt nối và 02 cọc tại vị trí sát mép tuyến chính).

$1·Vị trí đường giao dân sinh thuộc đoạn tuyến Km12+010 - Km13+765: Cọc GPMB được cắm từ cuối phạm vi vuốt nối ra 1m. Đối với đường dân sinh cắm 04 cọc GPMB (02 cọc cuối vị trí vuốt nối và 02 cọc tại vị trí sát mép tuyến chính).

+ Đối với cống:

$1·Đoạn tuyến Km2+250 - Km12+010: Do đặc điểm cống trên tuyến chủ yếu là cống nối, mỗi vị trí nối cống (thượng hoặc hạ lưu) cắm 02 cọc tại vị trí tiếp giáp với đường GPMB tuyến và cống; và 02 cọc tại ở cuối sân cống, vị trí ở điểm ngoài cùng trở ra mỗi bên là 2m (Trường hợp công trình cống đi qua khu vực đông dân cư, có thể cắm ngay sát sân cống).

$1·Đoạn tuyến Km12+010 - Km13+765: Do đặc điểm cống trên tuyến chủ yếu là cống nối, mỗi vị trí nối cống (thượng hoặc hạ lưu) cắm 02 cọc tại vị trí bắt đầu nối cống và 02 cọc tại ở cuối sân cống, vị trí ở điểm ngoài cùng trở ra mỗi bên là 1m (trường hợp công trình cống đi qua khu vực đông dân cư, có thể cắm ngay sát sân cống).

- Vị trí cắm cọc GPMB theo chiều dọc tuyến: Khoảng cách giữa các cọc GPMB là 100m đối với đoạn tuyến thẳng hoặc qua vùng đất nông nghiệp; Tại các vị trí tuyến cong, khu đông dân cư khoảng cách là 50m/cọc (trường hợp đặc biệt khi qua khu đô thị đông dân cư, tùy theo địa hình có thể điều chỉnh vị trí cọc GPMB cho phù hợp với thực tế); Tại các vị trí nút giao, đường giao cắm cọc GPMB đến hết phạm vi nút.

c) Quy cách mốc GPMB: Áp dụng theo Văn bản số 4991/CĐBVN-GT ngày 01/12/2008 của Cục Đường bộ Việt Nam về cọc mốc giải tỏa hành lang an toàn đường bộ và Quy chuẩn Việt Nam QCVN41:2016/BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ.

Dự kiến thời gian chuyên gia bắt đầu thực hiện dịch vụ tư vấn: Ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực.

IV. Báo cáo và thời gian thực hiện:

Hồ sơ khảo sát, thiết kế BVTC và dự toán, cắm cọc GPMB… phải tuân thủ các quy trình, quy phạm trong khung tiêu chuẩn của dự án, các văn bản pháp quy hiện hành có liên quan và Đề cương khảo sát, thiết kế BVTC được phê duyệt.

Thời gian thực hiện công tác khảo sát, thiết kế BVTC: 45 ngày.

Thời gian chỉ được cộng thêm khi thay đổi chủ trương thiết kế hoặc chủ đầu tư yêu cầu bổ sung khối lượng.

Trong vòng 05 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, nhà thầu phải triển khai ngay các công tác nêu trên. Trong khoảng thời gian quy định trên, nhà thầu không triển khai thì được xem như là một hành vi vi phạm hợp đồng và hợp đồng sẽ bị hủy, bên mời thầu sẽ báo cáo người có thẩm quyền và mời nhà thầu có điểm tổng hợp xếp hạng kế tiếp đến thương thảo hợp đồng.

Thời gian chỉnh sửa hồ sơ không quá 05 ngày kể từ ngày nhà thầu nhận được văn bản yêu cầu chỉnh sửa của cơ quan thẩm định

Tài liệu giao nộp:

- Số lượng hồ sơ khảo sát giao nộp: 07 bộ.

- Số lượng hồ sơ thiết kế giao nộp: 09 bộ.

Ngoài các hồ sơ, tài liệu được giao nộp và đóng gói theo bộ, Nhà thầu Tư vấn khảo sát, lập TKBVTC, cắm cọc GPMB cần phải nộp cho Chủ đầu tư, Ban QLDA 5 tài liệu lưu trữ dạng File số liệu chứa trong đĩa CD hoặc USB kèm theo.

V. Kinh nghiệm và nhân sự của nhà thầu:

- Nhà thầu cam kết sẽ bố trí đầy đủ nhân sự theo Hồ sơ dự thầu, phù hợp với trình tự và tiến độ thực hiện hợp đồng.

          - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có sự thay đổi một số vị trí về nhân sự thì nhà thầu phải trình danh sách kèm theo, hồ sơ năng lực các nhân sự thay thế phù hợp với Hồ sơ dự thầu để Ban QLDA 5 trình Chủ đầu tư chấp thuận trước khi thực hiện.

VI. Trách nhiệm của bên mời thầu:

- Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, hồ sơ hiện có của dự án;

- Cử cán bộ chuyên trách cùng phối hợp với Nhà thầu tư vấn theo dõi quá trình thực hiện gói thầu;

- Nghiệm thu hồ sơ khảo sát, thiết kế, cắm cọc GPMB, MLG ...;

- Tổ chức báo cáo trình duyệt với các cấp có thẩm quyền theo tiến độ, quy định;

- Giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện theo chức năng quyền hạn; đề nghị Chủ đầu tư tạm ứng, thanh toán kinh phí cho nhà thầu theo nguồn vốn được cấp;

- Xem xét trình duyệt quyết toán chi phí khảo sát, thiết kế để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

VII. Tiên lượng mời thầu:

Nhà thầu phân tích đơn giá nội dung công việc trên theo hạng mục công việc chi tiết theo Phụ lục đính kèm hồ sơ.

Ghi chú:

- Thời gian thực hiện hợp đồng: 45 ngày;

- Đối với chi phí thiết kế BVTC và dự toán, cắm cọc GPMB, MLG: Nhà thầu chào cụ thể từng vị trí, số lượng chuyên gia tư vấn, thời gian làm việc, mức lương và các chi phí khác (đi lại, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, công tác khác ...) để thực hiện công tác thiết kế BVTC và dự toán, cắm cọc GPMB;

(Đề xuất tài chính của nhà thầu phải bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp tiền lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, tiền thưởng, phúc lợi tập thể của cá nhân tham gia quản lý dự án, chi phí cho các dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, công tác phí, thuê nhà làm việc, thuê phương tiện đi lại, thiết bị làm việc, chi phí mua sắm tài sản phục vụ quản lý, chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản của ban quản lý, các khoản phí, lệ phí, thuế và các chi phí khác có liên quan).


Phần thứ năm

YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG

Chương IV

ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

Điều 1. Giải thích từ ngữ:

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Hợp đồng” là thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo.

2. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền mà chủ đầu tư đã thỏa thuận với nhà thầu theo Hợp đồng.

3. “Chủ đầu tư” là tổ chức được nêu tại ĐKCT.

4. “Nhà thầu” là tổ chức cung cấp DVTV cho chủ đầu tư theo quy định của hợp đồng này và được nêu tại ĐKCT.

5. “Nhà thầu phụ” là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc đã được dự kiến trong HSDT.

6. “Ngày hợp đồng có hiệu lực” là ngày được quy định tại ĐKCT.

         7. “Ngày” là ngày dương lịch, được tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.

          8. “Chi phí khác” là tất cả chi phí ngoài lương của tư vấn có liên quan đến DVTV.

Điều 2. Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng

1. Luật điều chỉnh hợp đồng là luật Việt Nam.

2. Ngôn ngữ của hợp đồng là tiếng Việt, trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT.

Điều 3. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng

1. Các tài liệu, thông tin là sản phẩm của nhà thầu trong khuôn khổ Hợp đồng này thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư, trừ khi có quy định khác tại ĐKCT. Nhà thầu có thể giữ lại bản sao của các tài liệu và thông tin này nhưng không được sử dụng vào mục đích khác nếu không được sự chấp thuận bằng văn bản của chủ đầu tư.

2. Nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của chủ đầu tư, nhà thầu không được tiết lộ nội dung của hợp đồng đã ký với chủ đầu tư cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Việc nhà thầu cung cấp các thông tin cho người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng đó.

Điều 4. Bản quyền

Nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba (nếu có) về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới dịch vụ tư vấn mà nhà thầu cung cấp cho chủ đầu tư.

Điều 5. Loại hợp đồng

         Loại hợp đồng được quy định tại ĐKCT.

Điều 6. Thanh toán

1. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo các nội dung quy định tại ĐKCT.

2. Trường hợp chủ đầu tư chậm thanh toán cho nhà thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều nàythì phải trả lãi cho nhà thầu theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định. Thời gian được tính kể từ ngày đầu tiên chậm thanh toán cho đến ngày chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu.

Điều 7. Giá hợp đồng

Giá hợp đồng được nhà thầu và chủ đầu tư thống nhất thông qua hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở phù hợp với giá trúng thầu được duyệt và được ghi cụ thể trong hợp đồng.

Điều 8. Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng quy định tại ĐKCT.

Điều 9. Điều chỉnh hợp đồng

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu cần phải điều chỉnh hợp đồng thì trong khoảng thời gian nêu tại ĐKCT kể từ khi nhận được đề nghị điều chỉnh hợp đồng của chủ đầu tư hoặc nhà thầu, bên nhận được đề nghị có trách nhiệm xem xét và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho việc điều chỉnh này làm cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục điều chỉnh hợp đồng.

2. Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng và điều kiện quy định tại Điều 5 ĐKCT.

3. Việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng chỉ được thực hiện trong trường hợp sau đây:

a) Bất khả kháng, không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của chủ đầu tư và nhà thầu;

b) Thay đổi phạm vi công việc do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng.

4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp có sự thay đổi về chính sách pháp luật của nhà nước về thuế ảnh hưởng tới giá hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ xem xét tăng, giảm giá hợp đồng một cách tương ứng.

5. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì chủ đầu tư và nhà thầu chỉ được thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh sau khi được người có thẩm quyền cho phép.

Điều 10. Nhân sự

1. Nhà thầu phải huy động tất cả chuyên gia để thực hiện các nội dung công việc như đã đề xuất trong HSDTtrừ trường hợp chủ đầu tư có thỏa thuận khác. Trường hợp cần thiết phải thay đổi nhân sự theo quy định tại Mục 29 Chương I thì nhà thầu phải báo cáo và được sự chấp thuận của chủ đầu tư. Nhân sự thay thế phải có năng lực, kinh nghiệm tương đương hoặc tốt hơn so với nhân sự đã đề xuất trước đó.

2. Trường hợp cá nhân chuyên gia tư vấn mất năng lực hành vi dân sự hoặc không hoàn thành tốt công việc của mình thì chủ đầu tư có văn bản yêu cầu thay thế chuyên gia đó. Khi nhận được văn bản yêu cầu thay thế nhân sự của chủ đầu tư, trong thời gian quy định tại ĐKCT, nhà thầu phải thực hiện thay thế chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư chấp nhận. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, mọi chi phí phát sinh do thay đổi nhân sự do nhà thầu chịu.                                                 

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu

1. Quyền của nhà thầu:

a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện dịch vụ tư vấn;

b) Từ chối thực hiện công việc không hợp lý ngoài nội dung Hợp đồng;

c) Được đảm bảo quyền tác giả theo quy định của pháp luật (đối với những sản phẩm tư vấn có quyền tác giả);

d) Được quyền yêu cầu chủ đầu tư thanh toán đúng hạn theo quy định tại Điều 6 Chương này.

2. Nghĩa vụ của nhà thầu:

a) Chịu trách nhiệm đối với chất lượng các sản phẩm tư vấn của mình;

b) Nộp cho chủ đầu tư các báo cáo và các tài liệu với số lượng và thời gian quy định trong Hợp đồng. Nhà thầu thông báo đầy đủ và kịp thời tất cả thông tin liên quan đến công việc tư vấn có thể làm chậm trễ hoặc cản trở việc hoàn thành các công việc theo tiến độ và đề xuất giải pháp thực hiện;

c) Có trách nhiệm hoàn thành đúng tiến độ và giao nộp các sản phẩm tư vấn theo quy định trong Hợp đồng. Nhà thầu có trách nhiệm trình bày và bảo vệ các quan điểm về các nội dung của công việc tư vấn trong các buổi họp trình duyệt của các cấp có thẩm quyền do chủ đầu tư tổ chức (nếu có);

d) Phải cam kết khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu hoặc nhà thầu phụ sẽ cử đại diện có đủ thẩm quyền, năng lực để giải quyết các công việc còn vướng mắc tại bất kỳ thời điểm theo yêu cầu của chủ đầu tư (kể cả ngày nghỉ) cho tới ngày nghiệm thu sản phẩm tư vấn;

đ) Có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp, báo cáo, thẩm định ... với số lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư;

e) Thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho công việc tư vấn theo Hợp đồng.

Điều 12. Nhà thầu phụ (Không áp dụng)

Điều 13. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

1. Trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Điều 16 Chương này, nếu nhà thầu không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng thì chủ đầu tư có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một khoản tiền bồi thường tương ứng với % giá trị công việc chậm thực hiện như quy định tại ĐKCT tính cho mỗi tuần chậm thực hiện hoặc khoảng thời gian khác như thỏa thuận cho đến khi nội dung công việc đó được thực hiện. Chủ đầu tư sẽ khấu trừ đến % tối đa như quy định tại ĐKCT. Khi đạt đến mức tối đa, chủ đầu tư có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 14 Chương này.

2. Đối với gói thầu tư vấn lập hồ sơ thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về sự chính xác của số lượng, khối lượng công việc xây lắp. Trường hợp tính toán sai số lượng, khối lượng công việc, nhà thầu chịu trách nhiệm đền bù theo quy định tại ĐKCT.

Điều 14. Chấm dứt hợp đồng do sai phạm của nhà thầu

1. Chủ đầu tư có thể chấm dứt việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng bằng cách thông báo bằng văn bản cho nhà thầu khi nhà thầu không thực hiện nội dung công việc như quy định tại ĐKCT.

2. Chủ đầu tư có thể gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho nhà thầu khi phát hiện nhà thầu lâm vào tình trạng phá sản mà không phải chịu bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền lợi của chủ đầu tư được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.

3. Trong trường hợp chủ đầu tư chấm dứt việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo Khoản 1 Điều này, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với nhà thầu khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt đó. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ đầu tư những chi phí vượt trội cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên, nhà thầu vẫn phải tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt.

Điều 15. Chấm dứt hợp đồng do lỗi của chủ đầu tư

Nhà thầu có thể chấm dứt việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng bằng cách thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư khi chủ đầu tư không thực hiện nội dung công việc như quy định tại ĐKCT.

Điều 16. Trường hợp bất khả kháng

1. Trong hợp đồng này, bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của một bên, chẳng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hoả hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch hoặc các điều kiện thời tiết bất lợi.

2. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Trong khoảng thời gian không thể thực hiện dịch vụ do điều kiện bất khả kháng, nhà thầu theo hướng dẫn của chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng của trường hợp bất khả kháng. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải xem xét để bồi hoàn cho nhà thầu các khoản phụ phí cần thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.

3. Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình do trường hợp bất khả kháng sẽ không phải bồi thường thiệt hại, bị phạt hoặc bị chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 17 Chương này.

Điều 17. Giải quyết tranh chấp

1. Nhà thầu và chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hoà giải.

2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hoà giải trong thời gian quy định tạiĐKCT kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được xác định trong ĐKCT.

Điều 18. Thông báo

1. Bất cứ thông báo nào của một bên gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo địa chỉ được ghi trong ĐKCT.

2. Thông báo của một bên sẽ có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong thông báo, tuỳ theo ngày nào đến muộn hơn.

                                                           Chương V

ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG

Điều

Khoản

Nội dung

1

3

Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải

Quản lý dự án: Ban Quản lý dự án 5

4

Nhà thầu: ___________

6

Ngày hợp đồng có hiệu lực: Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký hợp đồng.

2

2

Ngôn ngữ của hợp đồng : Tiếng Việt.

3

1

Việc sử dụng tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng:__________________

5

 

Loại hợp đồng: Khảo sát, cắm cọc GPMB, MLG: Theo đơn giá cố định, Thiết kế BVTC và lập HSMT Xây lắp: Trọn gói.

6

1

- Phương thức thanh toán: __________________

+ Thanh toán bằng chuyển khoản

+ Sau khi hợp đồng có hiệu lực, Chủ đầu tư sẽ tạm ứng cho nhà thầu tối thiểu 20% giá trị hợp đồng nhưng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước nhưng không vượt quá kế hoạch vốn được giao.

- Đồng tiền và thời hạn thanh toán

Đồng tiền thanh toán: đồng Việt Nam

Thời hạn thanh toán: Số lần thanh toán theo phần công việc đã hoàn thành được nghiệm thu.

Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào các đợt thanh toán. Việc thu hồi vốn tạm ứng được bắt đầu ngay khi thanh toán lần đầu và kết thúc khi khối lượng đã thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng.

- Hồ sơ chứng từ phục vụ thanh toán: Theo các quy định hiện hành gồm các tài liệu chủ yếu sau:

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát (nếu có);

+ Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát (nếu có);

+ Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng;

+ Đề nghị thanh toán của Bên nhận thầu trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn.

8

 

Thời gian thực hiện hợp đồng: 45 ngày.

9

1

Thời gian bên nhận yêu cầu trả lời yêu cầu điều chỉnh hợp đồng của chủ đầu tư hoặc nhà thầu: tối đa 05 ngày làm việc.

 

2

Điều chỉnh hợp đồng:

Đối với hợp đồng trọn gói thì không được thay đổi kết quả đầu ra và giá hợp đồng.

10

2

Thời gian nhà thầu thực hiện việc thay thế nhân sự: 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thay thế nhân sự của chủ đầu tư.

12

1

Danh sách nhà thầu phụ: Không sử dụng nhà thầu phụ

 

2

Tổng giá trị công việc mà nhà thầu phụ thực hiện không vượt quá: ____ giá hợp đồng

 

4

Yêu cầu khác về nhà thầu phụ:______________

13

1

Mức khấu trừ: 2%/tuần

Mức khấu trừ tối đa: 12%

 

2

Mức đền bù:________

14

1

Chấm dứt hợp đồng do sai phạm của nhà thầu:

- Nhà thầu tư vấn không triển khai thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực 05 ngày mà không có lý do về sự kiện bất khả kháng.

- Nhà thầu tư vấn tiến hành khảo sát, thiết kế dài quá 30% thời gian theo HSDT và hợp đồng, trừ trường hợp:

+ Phát sinh khối lượng;

+ Gặp sự kiện bất khả kháng;

- Khảo sát, thiết kế BVTC và lập dự toán kéo dài quá 30% thời gian so với quy định trong HSDT và hợp đồng mà không có lý do nội dung như nêu trên.

- Không thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Ban Quản lý dự án 5

- Vi phạm nghiêm trọng về chất lượng công tác khảo sát và lập dự án đầu tư;

- Sau khi hết hạn hợp đồng quá 10 ngày trở lên mà nhà thầu tư vấn không hoàn thành hợp đồng (trừ khi gặp sự kiện bất khả kháng) thì chủ đầu tư có quyền chấm dứt hợp đồng;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

15

 

Chấm dứt hợp đồng do lỗi của chủ đầu tư

- Do người quyết định đầu tư quyết định thay đổi mục tiêu đầu tư, thay đổi hoặc tạm dừng thực hiện.

- Do các quy định của Chính phủ và Bộ GTVT.

- Do nhà nước không bố trí vốn để thanh toán việc thực hiện hợp đồng cho nhà thầu tư vấn.

17

2

Giải quyết tranh chấp:

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng tư vấn, các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết. Trường hợp không đạt được thoả thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp do bên thua phải chịu

18

1

Địa chỉ để hai bên thông báo cho nhau những thông tin theo quy định:

- Địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải

Địa chỉ: Số 80, đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

- Địa chỉ liên lạc của nhà thầu: _______

Điện thoại: ______________________

Fax: ____________________________

E-mail: __________________________


Chương VI

MẪU HỢP ĐỒNG

Mẫu số 14

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TƯ VẤN

(Áp dụng đối với loại hợp đồng trọn gói)

____, ngày ____ tháng ____năm ____

Hợp đồng số: ___________     

Gói thầu: _________ [Ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: _________ [Ghi tên dự án]

- Căn cứ[27]_______________ [Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội];

- Căn cứ1_______________ [Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội];

- Căn cứ1_______________ [Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu];

- Căn cứ Quyết định số_____ngày_____tháng____năm_____ của____ về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu ______ [Ghi tên gói thầu] và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu số____ngày____tháng_____năm_____của bên mời thầu;

- Căn cứ biên bản hoàn thiện hợp đồng đã được chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu ký ngày_____tháng____năm_____;

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:

Chủ đầu tư

Tên chủ đầu tư                     [Ghi tên chủ đầu tư]

Đại diện là ông/bà:                                                                                      

Chức vụ:                                                                                                     

Địa chỉ:                                                                                                      

Điện thoại:                                                                                                 

Fax:                                                                                                            

E-mail:                                                                                                       

Tài khoản:                                                                                                  

Mã số thuế:                                                                                                 

Giấy ủy quyền số   ___ ngày __ tháng __ năm __ (trường hợp được ủy quyền).

Nhà thầu

Tên nhà thầu                   [Ghi tên nhà thầu được lựa chọn]

Đại diện là ông/bà:                                                                                      

Chức vụ:                                                                                                     

Địa chỉ:                                                                                                      

Điện thoại:                                                                                                 

Fax:                                                                                                            

E-mail:                                                                                                       

Tài khoản:                                                                                                  

Mã số thuế:                                                                                                 

Giấy ủy quyền số   ___ ngày __ tháng __ năm __ (trường hợp được ủy quyền).

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn với các nội dung sau :

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Đối tượng hợp đồng là các dịch vụ được nêu chi tiết trong Phụ lục A “Điều khoản tham chiếu”.

Điều 2. Hồ sơ hợp đồng

Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây:

$11.  Văn bản hợp đồng;

$12.  Phụ lục hợp đồng gồm điều khoản tham chiếu, nhân sự của nhà thầu, trách nhiệm báo cáo của nhà thầu;

$13.  Biên bản hoàn thiện hợp đồng;

$14.  Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

$15.  Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;

$16.  Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn;

$17.  Hồ sơ mời thầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu;

$18.  Các tài liệu có liên quan.

Điều 3. Trách nhiệm của nhà thầu

1. Thực hiện các nghĩa vụ được nêu tại Điều 1 của hợp đồng này;

2. Đảm bảo huy động và bố trí nhân sự được liệt kê tại Phụ lục B “Nhân sự của nhà thầu” để thực hiện dịch vụ;

3. Nộp báo cáo cho chủ đầu tư trong thời hạn và theo các hình thức được nêu trong Phụ lục C “Trách nhiệm báo cáo của nhà thầu”;

4. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm khác được nêu trong ĐKCĐKCT của hợp đồng.

Điều 4. Trách nhiệm của chủ đầu tư

1. Chủ đầu tư cam kết thanh toán cho nhà thầu theo giá hợp đồng và phương thức nêu tại Điều 5 của hợp đồng này cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định tại ĐKCĐKCT của hợp đồng.

2. Chủ đầu tư chỉ định ông/bà           [Ghi rõ họ tên] là cán bộ phụ trách của chủ đầu tư để điều phối các hoạt động thuộc phạm vi hợp đồng này.

Điều 5. Giá hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán

1. Giá hợp đồng: _______________ [Ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền ký hợp đồng. Trường hợp giá hợp đồng được ký bằng hai hoặc ba đồng tiền khác nhau thì ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ của từng đồng tiền đó, ví dụ: 5 triệu USD + 10 tỷ VND (năm triệu đôla Mỹ và mười tỷ đồng Việt Nam)]. Số tiền này bao gồm toàn bộ các chi phí, lãi và bất kỳ khoản thuế nào mà nhà thầu phải nộp.

2. Thời hạn thanh toán:

             [Ghi giá trị/phần trăm và đồng tiền] khi hợp đồng có hiệu lực (trường hợp có tạm ứng).

             [Ghi giá trị/phần trăm và đồng tiền] khi chủ đầu tư nhận được và chấp thuận dự thảo báo cáo do nhà thầu lập.

             [Ghi giá trị/phần trăm và đồng tiền] khi chủ đầu tư nhận được và chấp thuận báo cáo cuối cùng.

Tổng số tiền thanh toán                       [Ghi giá trị và đồng tiền]

[Thời hạn thanh toán có thể thay đổi để phù hợp với các báo cáo đầu ra được nêu chi tiết tại Phụ lục C].

3. Phương thức thanh toán:

Phương thức thanh toán nêu tại Điều 6 ĐKCT

Điều 6. Loại hợp đồng

Hợp đồng này được thực hiện theo loại hợp đồng trọn gói.

Điều 7. Thời gian thực hiện hợp đồng

[Nêu thời gian thực hiện hợp đồng phù hợp với Khoản 2 Mục 1 BDL, HSDT và kết quả hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên].

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ _____ [Ghi cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 1 ĐKCT].

2. Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo luật định.

Hợp đồng được lập thành ____ bộ, chủ đầu tư giữ ____ bộ, nhà thầu giữ ____ bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Đại diện hợp pháp của chủ đầu tư

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

BẢNG TIÊN LƯỢNG MỜI THẦU

Gói thầu số 04: Khảo sát, lập hồ sơ thiết kế BVTC, dự toán; lập HSMT xây lắp và cắm cọc GPMB, MLG.

Dự án: Dự án: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối QL1 đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam (thuộc đoạn tuyến QL40B)

Stt

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Khối lượng

GHI CHÚ

Tam Kỳ

Phú Ninh

Tổng cộng

 
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             
             

II.

THIẾT KẾ BVTC – DỰ TOÁN, LẬP HSMT XÂY LẮP

         
 

Chi phí thiết kế BVTC – dự toán và lập HSMT xây lắp (Giá trị xây lắp sau thuế tạm tính 123.550.869.000 đồng)

Toàn Bộ

1

     



[1] Đối với gói thầu áp dụng phương pháp dựa trên kỹ thuật thì bỏ nội dung này.

[2]Trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho bên mời thầu cùng với đơn dự thầu theo quy định tại Mục 10 Chương I. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

[3] Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

[4] Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham dự thầu.

 

[5]Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung thỏa thuận liên danh theo Mẫu này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

[6] Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

[7] Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

[8]Nhà thầu phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện, trách nhiệm chung, trách nhiệm của từng thành viên, kể cả thành viên đứng đầu liên danh.

[9]Đại diện hợp pháp của thành viên đứng đầu liên danh có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

[11]Ghi số năm cụ thể căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu ( 5 năm gần đây, kể từ năm 2013 đến nay).

[12]Liệt kê các hạng mục công việc phải thực hiện trên cơ sở phù hợp với Mẫu số 9 Phần này.

[13]Cột này thể hiện số công của mỗi nhân sự làm việc tại công ty (bằng tổng các cột (1)+(2)+...+(n)).

[14]Cột này thể hiện số công của mỗi nhân sự làm việc tại thực địa (hiện trường dự án) (bằng tổng các cột (1)+(2)+...+(n)).

[15]Nhân sự chủ chốt có hợp đồng lao động dài hạn hoặc không xác định thời hạn ký với nhà thầu. Trường hợp sử dụng một số nhân sự chủ chốt không thuộc quản lý của nhà thầu thì kê khai theo Mục II và phải nêu rõ lý do.

* Bố trí nhân sự thực hiện các hạng mục công việc của gói thầu tư vấn theo tuần do thời gian thực hiện hợp đồng ngắn (45 ngày)

[16]Trường hợp trong HSMT cho phép chào theo một số đồng tiền khác nhau thì nhà thầu cần ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ của từng đồng tiền do nhà thầu chào. Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu tổng hợp chi phí, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu.

[17]Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2 Phần thứ hai; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2 Phần thứ hai). Nếu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là gian lận theo quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 89 Luật đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại Mục 35 Chương I của HSMT này.

[18]Trường hợp nhà thầu nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền là chữ ký trong đơn dự thầu và các tài liệu khác trong HSDT là của người đại diện hợp pháp của nhà thầu.

[19]Trường hợp trong HSMT cho phép chào theo một số đồng tiền khác nhau thì nhà thầu cần ghi rõ giá trị bằng số và bằng chữ của từng đồng tiền do nhà thầu chào. Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu tổng hợp chi phí, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu.

[20]Ghi rõ giảm giá cho toàn bộ gói thầu hay giảm giá cho một hoặc nhiều hạng mục công việc, công việc nào đó (nêu rõ hạng mục công việc, công việc được giảm giá).

[21]Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2 Phần thứ hai; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2 Phần thứ hai). Nếu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là gian lận theo quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 89 Luật đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại Mục 35 Chương I của HSMT này.

[22]Trường hợp nhà thầu nước ngoài không có con dấu thì phải cung cấp xác nhận của tổ chức có thẩm quyền là chữ ký trong đơn dự thầu và các tài liệu khác trong HSDT là của người đại diện hợp pháp của nhà thầu.

[23]Trường hợp đấu thầu trong nước thì bỏ cột “Ngoại tệ”.

[24] Bằng tổng thù lao cho chuyên gia ở hai địa điểm làm việc: công ty và thực địa.

[25] Trường hợp sử dụng chuyên gia trong nước, mức lương được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

[26] Chi phí xã hội, chi phí quản lý chung bao gồm các chi phí như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành; chi phí quản lý của đơn vị quản lý, sử dụng chuyên gia...Nhà thầu liệt kê các chi phí này kèm theo các tài liệu chứng minh.

[27] Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

Additional information